--------------------------------------------------------------------------------
Các nhà khoa học Hoa Kỳ không quá ngạc nhiên khi vào năm 2008 Viện Y học nổi tiếng Howard Hughes ở Maryland trao thưởng 10 triệu USD cho nhà khoa học về sinh học phân tử Shi Yigong (của Đại học Princeton).
Những nghiên cứu tế bào của ông Shi Yigong đã mở ra một hướng nghiên cứu mới trong việc điều trị bệnh ung thư. Ở Đại học Sprinceton, phòng thí nghiệm của ông chiếm toàn bộ một tầng lầu và có ngân sách hàng năm 2 triệu US
Nhưng sự kinh ngạc thực sự xảy ra ít tháng sau đó, khi ông Shi (một công dân quốc tịch Mỹ và là cư dân đã sống 18 năm ở Mỹ) thông báo ông từ bỏ mọi thứ tốt đẹp... để theo đuổi khoa học ở Trung Quốc! Ông từ chối khoản tặng thưởng đó, từ nhiệm khỏi khoa Sinh học của Đại học Princeton và trở về làm việc tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh.
"Tới hôm nay, nhiều người không hiểu tại sao tôi quay về Trung Quốc", mới đây ông phát biểu với một nhóm khách tham quan trụ sở của ông ở Thanh Hoa. "Đặc biệt ở cương vị của tôi, từ bỏ tất cả những thứ tôi đã có".
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc quyết tâm đảo ngược lại việc "chảy máu" tài năng lớn hơn 3 thập niên qua. Trung Quốc hiện đang sử dụng nguồn tài chính phong phú và cả niềm tự hào dân tộc để chiêu dụ các nhà khoa học và học giả về nước.
Phương Tây và đặc biệt nước Mỹ vẫn là các địa điểm đến hấp dẫn đối với nhiều học giả Trung Quốc để học tập và nghiên cứu. Nhưng cuộc trở về của ông Shi và một số khoa học gia nổi tiếng khác là một dấu hiệu chứng minh rằng, Trung Quốc đang thành công nhanh hơn nhiều so với nhận định của các chuyên gia trong việc thu dần khoảng cách giữa nước này với các quốc gia có công nghệ tiên tiến!
Chỉ tiêu của Trung Quốc về nghiên cứu và phát triển khoa học đã gia tăng đều đặn trong một thập niên và hiện nay lên tới 1,5% của GDP. Hoa Kỳ dành 2,7% GDP cho nghiên cứu và phát triển, tuy nhiên phần chi tiêu của Trung Quốc cao hơn nhiều so với chi tiêu của nhiều nước đang phát triển khác.
Các nhà khoa học Trung Quốc cũng chịu nhiều sức ép cạnh tranh với các đồng nghiệp ở nước ngoài, và trong thập niên vừa qua số lượng báo cáo khoa học được công bố đã tăng gấp 4 lần. Tổng số nghiên cứu khoa học của họ năm 2007 chỉ đứng thứ hai sau nước Mỹ. Khoảng 5.000 nhà khoa học Trung Quốc tham dự vào lĩnh vực nổi tiếng về công nghệ nanô.
Năm 2008, một công trình nghiên cứu của Học viện Công nghệ Georgia kết luận rằng, một hoặc hai thập niên kế tiếp, Trung Quốc sẽ vượt qua nước Mỹ về khả năng cải biến nghiên cứu và phát triển khoa học trong các sản phẩm và dịch vụ có thể đem chào bán cho cả thế giới.
Các sinh viên Trung Quốc tiếp tục ra nước ngoài rất đông. Gần 100.000 người ra đi năm 2005, nhiều hơn 25% so với năm 2007, bởi nhiều gia đình có khả năng trả học phí ở nước ngoài. Theo thông lệ của Chính phủ Trung Quốc, cứ 4 sinh viên ra đi trong thập niên qua, chỉ có 1 người về nước - số người nhận bằng tiến sĩ khoa học từ các đại học Mỹ về nước rất ít. Tuy nhiên, gần đây Trung Quốc bắt đầu gắng sức lôi kéo ngược trở lại.
Hơn 3 năm qua, các nhà khoa học danh tiếng như ông Shi, bắt đầu trở về. Và họ trở về với nhiệm vụ cổ vũ sự phát triển khoa học của Trung Quốc. Họ được khuyến dụ bởi lòng yêu nước, bởi sự khao khát được phục vụ với tư cách là những "tác nhân" làm thay đổi nền khoa học Trung Quốc.
Rao Yi, một nhà sinh vật học 47 tuổi, cũng đã rời bỏ Trường Northwestern University của Mỹ năm 2007 để trở thành một Chủ nhiệm khoa Sinh học thuộc Peking University của Bắc Kinh. Rao Yi trở về bởi ông muốn làm một người Trung Quốc thực thụ
Lê Văn
Nguồn
http://antg.cand.com.vn/vi-VN/ktvhkh/2010/3/71847.cand