CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Đánh thắng rất oanh liệt, lại "dùng biện sĩ bàn hòa" để kết thúc chiến tranh

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Đánh thắng rất oanh liệt, lại "dùng biện sĩ bàn hòa" để kết thúc chiến tranh I_icon_minitimeSun Mar 07, 2010 8:43 pm

fudo85

Thành viên thân thiện

fudo85

Thành viên thân thiện

Họ & tên Họ & tên : Ngô Văn Dương
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Đánh thắng rất oanh liệt, lại "dùng biện sĩ bàn hòa" để kết thúc chiến tranh 36 Đánh thắng rất oanh liệt, lại "dùng biện sĩ bàn hòa" để kết thúc chiến tranh 40 Đánh thắng rất oanh liệt, lại "dùng biện sĩ bàn hòa" để kết thúc chiến tranh 43 Đánh thắng rất oanh liệt, lại "dùng biện sĩ bàn hòa" để kết thúc chiến tranh 102
Đánh thắng rất oanh liệt, lại "dùng biện sĩ bàn hòa" để kết thúc chiến tranh 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 15/07/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 394
Đến từ Đến từ : Hà Nội
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1101
Được cám ơn Được cám ơn : 244

Bài gửiTiêu đề: Đánh thắng rất oanh liệt, lại "dùng biện sĩ bàn hòa" để kết thúc chiến tranh

 
--------------------------------------------------------------------------------

Trước khi tiến quân vào đất Tống, Lý Thường Kiệt cho truyền “Lệ bố" đi khắp miền Quảng Đông, Quảng Tây.

"Lệ bố": "Lệ" là để ngỏ, “bố” là bố cáo. Lệ bố là những tờ hịch nói công khai cho dân chúng biết. Nội dung các lệ bố nhằm mấy điều:

1. Nói rõ mục đích cuộc hành quân của ta không phải là để cướp nước hại dân.

2. Vạch rõ những sai trái, ngang ngược của triều đình nhà Tống và quan lại Tống đối với nước ta.

3. Kể tội tể tướng Tống là Vương An Thạch và triều đình Tống đã dùng “tân pháp” để đàn áp, bóc lột nhân dân Tống.

4. Nêu cao ý nghĩa cuộc hành quân của ta không phải chỉ vì lợi ích của ta mà còn vì lợi ích của nhân dân Tống.

Có lệ bố viết cụ thể:

"… Nay bản chức vâng lệnh Quốc vương, chỉ đường Bắc tiến, muốn dẹp tan làn sóng yêu nghiệt, làm phân rõ đất đai nhưng không phân biệt dân chúng....

… Ta nay ra binh cứu dân khỏi nơi chìm đắm. Hịch văn truyền đi để mọi người biết. . . "

Có lệ bố nêu lý do cuộc hành quân của ta:

"Có những dân làm phản trốn sang Tống. Các quan Tống dung nạp và giấu đi. Ta đã cho sứ sang tố giác các việc ấy, quan coi Quế Châu không chịu trả lời. Ta lại sai sứ vượt biển sang tố cáo với Quảng Châu, quan coi Quảng Châu cũng không chịu báo. Vì thế, quân ta tới đuổi bắt nhưng dân trốn ấy...”.

Lệ bố của Lý Thường Kiệt truyền đi, được nhân dân Tống hoan nghênh. Cho nên khi quân Lý Thường Kiệt tiến vào nội địa Tống, người dân Tống không hoang mang, không sợ chạy, không chống đối cuộc hành quân của ta.

Sau khi đã truyền lệ bố đi các nơi và biết chắc dân Tống không phản đối cuộc hành quân của ta, quân ta từ nhiều ngả tiến vào đất Tống.

Quân ta chiến thắng liên tiếp, lần lượt tiêu diệt hơn 10 căn cứ quân sự của Tống ở Quảng Tây. Cuộc hành quân của ta trên đất Tống làm cho triều đình nhà Tống hoang mang lúng túng và quân tướng Tống ở miền nam nước Tống thua thiệt nghiêm trọng.

Sau khi hạ thành Ung Châu và giành nhiều thắng lợi lớn trên đất Tống, Lý Thường Kiệt rút quân về nước. Mùa thu năm 1076, sau khi đem quân từ Quảng Tây về, Lý Thường Kiệt cho đắp ở bờ sông Cầu một khúc đê cao như bức thành đất, dài gần 7 vạn bước (khoảng 30 ki-lô-mét), chạy dài từ bến đò sông Như Nguyệt tới chân núi Nham Biền. Bên ngoài đê, đóng cọc tre mấy lớp để làm giậu, giữ lấy chân đê . Toàn bộ khúc đê cao này là một chiến lũy kiên cố để chặn đánh địch, không cho chúng qua sông Cầu tiến vào Thăng Long.

Những ngày đầu năm 1077, tướng Tống là Quách Quỳ đem đại quân vượt biên giới tiến sang ta. Sau 10 ngày hành quân rất chật vật, ngày 18 tháng 1 năm 1077, quân Tống mới tới bờ bắc sông Cầu, nhưng không sang được vì không có thuyền.

Đối diện với quân Tống bên bờ bắc là phòng tuyến kiên cố của ta ở bên bờ nam và có đại quân ta đóng ngay tại phòng tuyến.

Quân Tống nửa đêm bắc cầu phao qua sông, liều chết đánh sang bờ nam. Quân ta kiên quyết chống lại. Giữa lúc chiến sự diễn ra quyết liệt, Lý Thường Kiệt cho đọc bài thơ khích lệ tướng sĩ:

Nam quốc sơn hà, Nam đế cư

Tiệt nhiên đinh phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành kham thủ bại hư.


Dịch là:

Sông núi nước Nam, Nam đế ở

Điều này sách trời đã ghi rõ

Giặc càn sao vẫn sang xâm phạm

Bay phải chịu đòn thất bại to

Được động viên, quân ta đánh càng mạnh. Quân giặc thiệt hại rất nặng. Sau trận đánh này, quân Tống bị quân ta vây chặt ở bờ bắc sông Cầu trong 40 ngày liền. Quân Tống sang Việt Nam 10 vạn, bị chết 8 vạn, chỉ còn 2 vạn; 20 vạn phu cũng chết một nửa, 1 vạn ngựa thì còn hơn 3 nghìn. Lương ăn cũng đã cạn. Quân Tống ở cái thế, không thể tiếp tục chiến tranh được nữa.
Chữ ký của fudo85





Đánh thắng rất oanh liệt, lại "dùng biện sĩ bàn hòa" để kết thúc chiến tranh I_icon_minitimeMon Mar 08, 2010 11:10 pm

gamiriki
sing , dance , xem show hàn , yêu VN

Thành viên cấp 2

gamiriki

Thành viên cấp 2

Họ & tên Họ & tên : Thu Chi
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 28/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 51
Đến từ Đến từ : Thái Bình hiện học ở Hà Nội
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : sing , dance , xem show hàn , yêu VN
Điểm thành tích Điểm thành tích : 65
Được cám ơn Được cám ơn : 12

Bài gửiTiêu đề: Re: Đánh thắng rất oanh liệt, lại "dùng biện sĩ bàn hòa" để kết thúc chiến tranh

 
chiến thắng chống Tống của Lý Thường Kiệt có nhiều cái để nói lắm , thích nhất là chiến lược tiên phát chế nhân của ông
Chữ ký của gamiriki





Đánh thắng rất oanh liệt, lại "dùng biện sĩ bàn hòa" để kết thúc chiến tranh I_icon_minitimeMon Mar 08, 2010 11:55 pm

Vuhoangsonhn
Để mãi không quên

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Vuhoangsonhn

ĐIỀU HÀNH VIÊN

http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh_vi%C3%AAn:Vuhoangsonhn
Họ & tên Họ & tên : Thanh Xuân Quận Tiết độ sứ
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : CHỦ NHIỆM CLB SỬ HỌC TRẺ
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Use for [L]onely_Star only
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Đánh thắng rất oanh liệt, lại "dùng biện sĩ bàn hòa" để kết thúc chiến tranh Laodong1 Đánh thắng rất oanh liệt, lại "dùng biện sĩ bàn hòa" để kết thúc chiến tranh DHVgioi Đánh thắng rất oanh liệt, lại "dùng biện sĩ bàn hòa" để kết thúc chiến tranh 36Đánh thắng rất oanh liệt, lại "dùng biện sĩ bàn hòa" để kết thúc chiến tranh 40
Ngày tham gia Ngày tham gia : 17/01/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 235
Đến từ Đến từ : Thanh Xuân quận
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Để mãi không quên
Điểm thành tích Điểm thành tích : 450
Được cám ơn Được cám ơn : 131

Bài gửiTiêu đề: Re: Đánh thắng rất oanh liệt, lại "dùng biện sĩ bàn hòa" để kết thúc chiến tranh

 
Phải là "Phạt Tống lộ bố văn" chứ!
Chữ ký của Vuhoangsonhn





Đánh thắng rất oanh liệt, lại "dùng biện sĩ bàn hòa" để kết thúc chiến tranh I_icon_minitimeTue Mar 09, 2010 10:53 am

gamiriki
sing , dance , xem show hàn , yêu VN

Thành viên cấp 2

gamiriki

Thành viên cấp 2

Họ & tên Họ & tên : Thu Chi
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 28/02/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 51
Đến từ Đến từ : Thái Bình hiện học ở Hà Nội
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : sing , dance , xem show hàn , yêu VN
Điểm thành tích Điểm thành tích : 65
Được cám ơn Được cám ơn : 12

Bài gửiTiêu đề: Re: Đánh thắng rất oanh liệt, lại "dùng biện sĩ bàn hòa" để kết thúc chiến tranh

 
giống nhau thôi mừ chi rlaf cách gọi khác thôi chứ không có gì mừ
Chữ ký của gamiriki





Đánh thắng rất oanh liệt, lại "dùng biện sĩ bàn hòa" để kết thúc chiến tranh I_icon_minitime



Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: Đánh thắng rất oanh liệt, lại "dùng biện sĩ bàn hòa" để kết thúc chiến tranh

 
Chữ ký của Sponsored content




 

Đánh thắng rất oanh liệt, lại "dùng biện sĩ bàn hòa" để kết thúc chiến tranh

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: TRI THỨC PHỔ THÔNG :: Lịch sử :: Khối Trung học phổ thông :: Lớp 12-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất