1.Trình bày phong trào dân tộc dân chủ Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 ? 2. Nhận xét phong trào dân tộc dân chủ Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 ?
Mon Jan 18, 2010 10:17 am
Khách viếng thăm
Khách v
Tiêu đề: Re: Bạn ơi ! Giải dùm mình câu này với....
Mấy câu này em mới học xong để em giúp anh nhé : 1)Trình bày và nhận xét phong trào dân tộc dân chủ Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 ? A) Hoàn cảnh -- Đầu thế kỉ XX, khi chủ nghĩa Mác – Lê nin chưa được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam thì những tư tưởng dân chủ tư sản trên thế giới mà điển hình là chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn của Trung Quốc đã tràn vào Việt Nam, chi phối và ảnh hưởng tới phong trào yêu nước Việt Nam. - Trong nước: Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 của thực dân Pháp tại Việt Nam đã dẫn đến những biến đổi quan trọng về kinh tế, văn hóa, giáo dục và xã hội diễn ra sâu sắc với 2 mâu thuẫu cơ bản: + Mâu thuẫn dân tộc : Việt Nam- Pháp + Mâu thuẫn giai cấp : Nông dân - Phong kiến ==> Đó là hoàn cảnh dẫn đến phong trào dân tộc dân chủ Việt Nam trong nhữn ngăm 1919-1925. B) Diễn biến a) Hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và một số người Việt Nam sống ở nước ngoài - Hoạt động của Phan Bội Châu: +1913: Bị bọn quân phiệt Trung Quốc bắt giam +1917: Được trả tự do, từ chối mọi sự mua chuộc của Pháp +1920: Dịch cuốn Điều tra chân tướng Nga la tư ra tiếng Hán và viết truyện Phạm Hồng Thái . +6/1925: Bị bắt tại Thượng Hải (TQ) đưa về nước và bị kết án tù rồi đưa về giam lỏng tại Huế. +1940: Mất tại Huế là nhà chí sĩ cách mạng Việt nam được nhân dân ngưỡng mộ. - Hoạt động của Phan Châu Trinh: +1908: Bị Pháp bắt và đày ra Côn Đảo +1911: Sang Pháp +1922: Viết Thất Điều Thu vạch trầ 7 tội đáng chém của vua Khải Định nhân dijp Khải Định sang Pháp dự triển lãm thuộc địa . +6/1925: Về nước tiếp tục tuyên truyền, đề cao dân chủ, dân quyền. +3/1926: Mất tại Sài Gòn, là nhà yêu nước được nhân dân mến mộ. **)NHẬN XÉT: Hai cụ Phan tuy đã già nhưng vẫn nặng lòng yêu nước, vẫn tiếp tục hoạt động. Xong tư tưởng của hai ông không thế vươn kip thời đại mới. 2) Phong trào yêu nước của tư sản dân tộc: a/Tư sản : -Tẩy chay Hoa kiều , vận động “ chấn hưng nội hóa” “bài trừ ngoại hóa” - Năm 1923: + Chống độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất khẩu lúa gạo của thực dân Pháp. +Thành lập các tổ chức chính trị: Đảng Lập hiến (Bùi Quang Chiêu , Nguyễn Phan Long) nhóm Nam Phong (Phạm Quỳnh ), Trung Bắc tân văn ( Nguyễn Văn Vĩnh) b/Tầng lớp Tiểu tư sản trí thức: - Thành lập các tổ chức chính trị:Việt Nam nghĩa đoàn , Hội Phục VIệt , Đảng Thanh niên với nhiều hình thức hoạt động sôi nổi. - Ra nhiều tờ báo tiến bộ : Chuông rè , An Nam trẻ , Người nhà quê , Đông Pháp thời báo , Thực nghiệp dân báo … - Thành lập các nhà xuất bản xuất bản nhiều loại sách báo tiến bộ như như Nam đồng thư xã , Cường học thư xã… - Năm 1923 tại Quảng Châu (TQ) thành lập tổ chức Tâm tâm xã .Ngày 19/6/1924, Phạm Hồng Thái mưu sát viên toàn quyền Pháp ở Sa Diện(Quảng Châu ) nhưng bất thành. - Sự kiện nổi bật của phong trào dân ttọc dân chủ : cuộc đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu ( 1925) và cuộc truy diệu Phan Chu Trinh ( 1926) NHẬN XÉT: - Phong trào của tư sản dân tộc mặc dù có bước phát triển nhưng còn có những hạn chế là: khi được Pháp nhượng bộ về quyền lợi kinh tế thì họ không tiếp tục đấu tranh. Ngoài ra, đây là phong trào của riêng giai cấp tư sản nên không thu hút được quần chúng nhân dân tham gia, không mang tính chất quần chúng và mang tính cải lương nên nhanh chóng bị các phong trào quần chúng vượt qua. - Nhìn chung các phong trào yêu nước của tiểu tư sản thời kì này đều nhằm mục đích đòi quyền tự do dân chủ, diễn ra rất sôi nổi và mạnh mẽ và mang tính chất quần chúng rộng rãi. Điều đó thể hiện tính chất tiến bộ hơn so với phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản. - Phong trào công nhân: + Còn lẻ tẻ và mang tính tự phát – hình thức đấu tranh chủ yếu là bãi công, đời các quyền lợi kinh tế như tăng lương, giảm giờ làm ... +1920: thành lập Công hội đỏ doTôn Đức Thắng đứng đầu +8/1925: phong trào đấu tranh của công nhân Ba Son → Đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân từ tự phát sang tự giác. 3/ Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc -Sau nhiều năm bôn ba tìm đường cứu nước , NAQ trở về Pháp ( 1917) và gia nhập Đảng xã hội Pháp ( 1919) -Tháng 6/1919 , gửi Bản yêu sách của nhân dân An Nam đến hội nghi Véc xây -Năm 1920 : + NAQ đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin ->tìm được đường lối cứu nước.(7/1920) +Tại đại hội Đảng Xã hội , NAQ bảo phiếu tán thành QTCS và tham gia sáng lập ĐCS Pháp.(12/1920) - Năm 1921, thành lập Hội liên hiệp thuộc địa ->tập hợp lực lượng chống thực dân. - Sáng lập Báo người khổ , tham gia viết bài cho các báo Nhân đạo , Đồi sống công nhân , viết cuốn sách Bản án chế độ thực dân Pháp.(1922) - Năm 1923 , sang LX dự Hội nghị Quốc tế Nông dân và Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V( 1924) - Năm 1924 NAQ về Quảng Châu(TQ) đê tuyên truyền , xây dựng tổ chức CMGPDT cho nhân dân VN. ==>Nhận xét: những hoạt động đó của Nguyễn Ái Quốc là sự chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản ở VN. Theo em thì anh nên trình bảy và nhận xét đan xen vào nhau chứ không nên tách biệt ạ.Như vậy sẽ dễ dàng cho việc học cũng như việc giáo viên chấm bài.
Mon Jan 18, 2010 4:15 pm
Thành viên cấp 2
quan 121212
Họ & tên : Nguyễn Minh Quân
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Nguyên Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 21/07/2009
Tổng số bài gửi : 71
Đến từ : Hà Nội
Điểm thành tích : 302
Được cám ơn : 85
Tiêu đề: Re: Bạn ơi ! Giải dùm mình câu này với....
PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1925 1. Bối cảnh quốc tế và tác động của nó đến Việt Nam. Tháng 11/1917, cách mạng tháng Mười Nga thành công, đưa giai cấp công nông lên nắm chính quyền và xây dựng chủ nghĩa xã hội, biến học thuyết của Mác thành hiện thực. Tháng 2/1919, Quốc tế cộng sản (Quốc tế 3) thành lập. Dưới sự lãnh đạo của Quốc tế III, phong trào cách mạng vô sản thế giới phát triển nhanh chóng: Tháng 12/1920, Đảng cộng sản Pháp thành lập. Năm 1921, Đảng cộng sản Trung Quốc ra đời. Từ năm 1923 trở đi, một số nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin đã được du nhập vào Việt Nam qua một số sách báo của Đảng cộng sản Pháp và Đảng cộng sản Trung Quốc và tác động trực tiếp đến một số trí thức Việt Nam yêu nước ở nước ngoài mà tiêu biểu là Nguyễn Ái Quốc. 2. Phong trào dân tộc dân chủ trong nước do giai cấp tư sản dân tộc và tiểu tư sản lãnh đạo giai đoạn 1919 – 1925 Những năm sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào dân tộc dân chủ do giai cấp tư sản dân tộc và tiểu tư sản lãnh đạo diễn ra khá mạnh mẽ: 2.1. Phong trào của giai cấp tư sản dân tộc Để chống lại sự chèn ép, kìm hãm của Pháp, vươn lên giành lấy vị trí khá hơn về kinh tế - chính trị trong xã hội, giai cấp tư sản dân tộc đã phát động nhiều hoạt động đấu tranh sôi nổi: + Phong trào chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá diễn ra vào năm 1919. + Chống độc quyền thương cảng Sài Gòn (1923). + Ra một số tờ báo để làm diễn đàn đấu tranh như: Diễn dàn Đông Dương, Tiếng vang An Nam... + Thành lập Đảng Lập Hiến để tập hợp lực lượng đấu tranh đòi tự do, dân chủ Phong trào diễn ra khá rầm rộ, nhưng khi thực dân Pháp nhượng bộ cho họ một số ít quyền lợi thì những người lãnh đạo đã thỏa hiệp và ngừng đấu tranh.
2.2. Phong tràoTiểu tư sản tri thức Ngày 19/6/1924, tiếng bom Sa Diện (Quảng Châu – Trung Quốc) của Phạm Hồng Thái đã nhóm lại ngọn lửa đấu tranh và đánh thức lòng yêu nước, mở màng cho một thời kỳ đấu tranh mới của cách mạng Việt Nam; Ở trong nước, những tri thức Việt Nam yêu nước đã tập hợp các lực lượng yêu nước tiến bộ, thành lập nên nhiều tổ chức chính trị như: Hội Phục Việt, Đảng Thanh Niên, ra một số tờ báo như Chuông Rè, An Nam, Người nhà quê...để đấu tranh đòi tự do dân chủ. Tiêu biểu nhất là cuộc đấu tranh đòi thả cụ Phan Bội Châu (1925) và đám tang cụ Phan Chu Trinh (1926). => Tất cả họat động đấu tranh do tầng lớp tiểu tư sản tổ chức đều thất bại vì tổ chức không chặt chẽ, thiếu một đường lối chính trị rõ ràng. Sự thất bại của phong trào dân chủ công khai trong giai đọan 1919 – 1925 do giai cấp tư sản và tiểu tư sản lãnh đạo đã cho thấy sự bế tắc về lực lượng lãnh đạo và con đường giải phóng dân tộc của cách mạng Việt Nam. 3. Phong trào công nhân từng bước trưởng thành, sẵn sàng tiếp nhận Chủ nghĩa Mác-Lênin và lãnh đạo cách mạng Việt Nam Cùng với phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản và tiểu tư sản, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam cũng từng bước trưởng thành:
+ Năm 1919, công nhân ở nhiều nơi đã đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm, nhưng vẫn còn mang tính lẻ tẻ, thiếu tổ chức và liên kết. (25 vụ đấu tranh) + Năm 1920, công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn đã thành lập Công hội đỏ (bí mật) do Tôn Đức Thắng đứng đầu. + Năm 1922: công nhân viên chức ở các sở công thương tư nhân Bắc kỳ đòi trả lương ngày chủ nhật, thợ nhuộm ở Chợ Lớn bãi công. + Năm 1924: công nhân dệt, rượu ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương bãi công. + Đặc biệt, tháng 8/1925, công nhân Ba Son (Sài Gòn) đã lấy cớ đòi quyền lợi để bãi công nhằm ngăn cản tàu chiến của Pháp chở quân sang đàn áp phong trào đấu tranh của các thủy thủ Trung Quốc => Cuộc bãi công kết thúc thắng lợi với sự hưởng ứng và hỗ trợ của công nhân các ngành khác ở Sài Gòn. Đây là cuộc bãi công có tổ chức và mục tiêu chính trị rõ ràng, không còn mang tính tự phát, vì mục đích kinh tế đơn thuần như trước đây. Sự kiện này đánh dấu bước chuyển quan trọng của giai cấp công nhân Việt Nam. Sự lớn mạnh về quy mô và trưởng thành về tổ chức và chính trị của phong trào công nhân Việt Nam là điều kiện thuận lợi cho quá trình truyền bá và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn sau này. 4. Hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc (1919 - 1924) ở nước ngoài Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành với tên gọi mới là Văn Ba đã rời cảng Nhà Rồng trên con tàu vận tải La-tus-trê-vin để sang các nước phương Tây. Từ 1911 đến 1917, Người đến nhiều nước ở Châu Phi, Châu Mĩ và đến cuối năm 1917 Người trở về Pháp và gia nhập Đảng xã hội Pháp. Ngày 18/6/1919, Nguyễn Ái Quốc cùng với các chí sĩ cách mạng Việt Nam tại Pháp đã gửi tới Hội nghị Vec-xai “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” đòi Chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Nhưng bản yêu sách đã không được chấp nhận. Tháng 7/1920, Người đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin, từ đó Người tin theo Lênin và đứng về phía Quốc tế cộng sản. Tháng 12/1920, tại Đại hội Đảng xã hội Pháp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế 3, và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp, Người trở thành người Cộng sản Việt Nam đầu tiên. Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy ở chủ nghĩa Mác-Lênin một con đường mới cho phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam đó là Con đường cách mạng vô sản. Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pháp. Năm 1922, ra báo “Người cùng khổ” để vạch trần tội ác của Chủ nghĩa đế quốc. Ngoài ra còn viết bài cho các báo “Nhân đạo”, “Đời sống”... và viết cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp”... Năm 1923, Người đi Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân và ở lại làm việc tại Quốc tế 3, viết bài cho báo Sự thật, Tạp chí thư tín Quốc tế... Năm 1924, Người dự Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ V. Tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc), chuẩn bị cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam.
Mon Jan 18, 2010 8:03 pm
Thành viên cấp 2
quan 121212
Họ & tên : Nguyễn Minh Quân
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Nguyên Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 21/07/2009
Tổng số bài gửi : 71
Đến từ : Hà Nội
Điểm thành tích : 302
Được cám ơn : 85
Tiêu đề: Re: Bạn ơi ! Giải dùm mình câu này với....
Cảm ơn em đã đóng góp đáp án,hi vọng em tiếp tục cộng tác những bài viết tốt cho diễn đàn !
Tue Jan 19, 2010 10:16 am
ăn kem khi buồn
Thành viên mới gia nhập
SOPHIES
Họ & tên : Nguyễn Hồng Hùng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 31/07/2009
Tổng số bài gửi : 7
Đến từ : Đồng Nai
Sở trường/ Sở thích : ăn kem khi buồn
Điểm thành tích : 15
Được cám ơn : 4
Tiêu đề: Re: Bạn ơi ! Giải dùm mình câu này với....
Ngọc Linh, cám ơn em nhiều nha ! Quân, mình cũng cám ơn bạn nhiều nha ! ^__^
Sponsored content
Tiêu đề: Re: Bạn ơi ! Giải dùm mình câu này với....