CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Lịch sử chiến tranh Việt Nam qua lăng kính chính trị

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Lịch sử chiến tranh Việt Nam qua lăng kính chính trị I_icon_minitimeSun Sep 20, 2009 8:57 pm

avatar
đừng hỏi

Thành viên cấp 2

huyenz0ny

Thành viên cấp 2

Họ & tên Họ & tên : sohobobezony
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Lịch sử chiến tranh Việt Nam qua lăng kính chính trị 6
Ngày tham gia Ngày tham gia : 20/05/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 96
Đến từ Đến từ : Thái nguyên pro
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : đừng hỏi
Điểm thành tích Điểm thành tích : 193
Được cám ơn Được cám ơn : 24

Bài gửiTiêu đề: Lịch sử chiến tranh Việt Nam qua lăng kính chính trị

 
Ba mươi năm sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, lịch sử của cuộc chiến này đã được các sử gia của Việt Nam ghi lại như thế nào? Đó là sự kiện mà một vài nhà báo nước ngoài từng có mặt trong chiến tranh Việt Nam đã nêu lên sau khi họ trở lại Việt Nam để thăm viếng những địa danh vốn nổi tiếng vì những trận giao tranh đẫm máu trong thời chiến. Mời quí vị theo dõi một số chi tiết về sự kiện này do Trần Nam ghi nhận trên một số báo mới đây tại Hoa Kỳ:



Khe Sanh, 1967 (AP)
Trong những năm gần đây, nhất là sau khi Hoa Kỳ và Việt Nam thiết lập bang giao, ngành du lịch của Việt Nam đã thu hút rất nhiều du khách. Trong số các du khách này, ngoài những người Việt về thăm quê hương, còn có các cựu chiến binh Hoa Kỳ và phóng viên báo chí nước ngoài đến thăm lại các chiến trường cũ, nơi đã diễn ra những trận đánh ác liệt cách đây hơn 1/4 thế kỷ. Họ nhận thấy rằng bất cứ những hình ảnh và sách báo nào có liên quan đến chiến tranh Việt Nam đều có những sửa đổi, khác hẳn với những gì mà họ đã chứng kiến tận mắt trước đây.

Đặc biệt trong dịp 30 tháng 4 năm nay, kỷ niệm ngày chiến tranh Việt Nam kết thúc cách đây 30 năm, từ cuộc triển lãm tại thành phố Hồ Chí Minh cho đến những hình ảnh được trưng bày tại nhiều nơi khác, Hà Nội chỉ chú trọng vào những gì có liên quan đến quân đội Mỹ và coi nhẹ vai trò của quân lực miền Nam Việt Nam. Điều này khiến cho người ta có cái cảm tưởng rằng đây là cuộc chiến giữa miền Bắc với nước Mỹ chứ không phải với chính quyền của miền Nam Việt Nam được Hoa Kỳ ủng hộ.

Trong bài viết mang tựa đề Lịch Sử Chiến Tranh Việt Nam Qua Lăng Kính Chính Trị được đăng tải trên tờ Christian Science Monitor mới đây, nhà báo Donald Kirk viết rằng khi ông và một bạn đồng nghiệp đến thăm một bảo tàng viện cũ kỹ tại Khe Sanh, nơi đã diễn ra những trận đánh ác liệt trong 77 ngày hồi năm 1968 giữa quân Bắc Việt và Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ thì ông thấy một chiếc phi cơ trực thăng kiểu Huey trong số những hình ảnh và trang thiết bị được trưng bày như là chiến lợi phẩm trong cuộc giao tranh đẫm máu tại căn cứ này.

Điều khiến cho nhà báo ngạc nhiên là chiếc trực đó lại có mang huy hiệu của Không Quân Hoa Kỳ, vì theo ông, một người từng di chuyển bằng trực thăng nhiều lần đến Khe Sanh thì chỉ có Lục quân Hoa Kỳ mới sử dụng loại trực thăng đó.

Vậy thì tại sao lại có huy hiệu một ngôi sao trắng nằm giữa một vòng tròn với hàng chữ Không Quân Hoa Kỳ ở bên hông của chiếc trực thăng?

Một phóng viên chiến trường khác là ông Carl Robinson, có mặt trong chuyến đi này, cũng đã có những thắc mắc như vậy. Theo ông Robinson thì Việt Nam có thể đã sơn huy hiệu Không Quân Mỹ lên chiếc Huey để biến nó thành một chiến lợi phẩm của quân đội Bắc Việt trong cuộc bao vây đẫm máu tại căn cứ Khe Sanh cách đây 37 năm, mặc dầu chiếc phi cơ này có thể đã do quân đội Việt Nam sử dụng và bỏ lại sau khi miền Nam thất thủ.

Tài liệu của Việt Nam đã gọi cuộc bao vây khe Sanh là một thắng lợi của miền Bắc trong khi trên thực tế thì cuộc bao vây của cộng quân tại căn cứ này đã bị phá vỡ bởi các binh sĩ của Sư Đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ tấn công qua Tỉnh Lộ 9, do đó không thể gọi trận Khe Sanh là một chiến thắng của quân đội miền Bắc.

Ngoài ra các nhà viết sử của Việt Nam cũng đã không nêu lên sự kiện cho thấy rằng tuy quân đội Hoa Kỳ đã rút ra khỏi Khe Sanh nhiều tháng sau đó vì thấy không có lợi trong việc duy trì căn cứ này nhưng các lực lượng của Mỹ và Việt Nam cũng đã thường xuyên trở lại Khe Sanh và sử dụng địa điểm này làm căn cứ cho đến năm 1972 thì mới bỏ hẳn.

Nhà báo Donald Kirk viết rằng dĩ nhiên, những kẻ chiến thắng có quyền làm đủ mọi thứ theo ý của mình, kể cả quyền viết lại lịch sử. Tuy nhiên ta cứ thử tưởng tượng quân đội Anh sẽ nghĩ gì nếu họ có thể thấy tất cả các đài tưởng niệm tại Hoa Kỳ, từ Hải cảng Boston đến thành phố Yorktown, hoặc những người Mỹ bản xứ khi được hỏi về cuộc chinh phục miền Tây nước Mỹ, hoặc người Đức và người Nhật về Thế Chiến Thứ Hai?

Người ta cho rằng 30 năm sau ngày đạt được thắng lợi, nhà cầm quyền Việt Nam cần sửa đổi một số sự kiện lịch sử của cuộc chiến để đáp ứng các nhu cầu về chính trị trong một nước mà người dân vẫn còn bị chia rẽ vì bối cảnh lịch sử, vì quan điểm khác nhau, vì mức thu nhập chênh lệch giữa các tầng lớp dân chúng và vì những vấn đề khác trong xã hội.

Dọc theo Tỉnh Lộ 9, con đường từng được các chuyên viên Hoa Kỳ sửa chữa lại trong thời kỳ chiến tranh và nay đã được mở rộng, người ta nhận thấy có nhiều sự kiện nhắc nhở đến những trận đánh dọc theo vùng phi quân sự chia đôi 2 miền Nam Bắc tại vĩ tuyến 17. Phe chiến thắng đã nhớ rất rỏ những nơi có sự hiện diện của quân đội Mỹ như Cồn Tiên, Trại Carroll, Rockpile, tuy nhiên không ai nhắc đến quân đội miền Nam, vốn cũng đã trú đóng tại những nơi này cho đến khi phải triệt thoái vì những cuộc tấn công trong mùa Hè 1972.

Bên bờ phía Nam của chiếc cầu bắc ngang qua con sông Bến Hải, nơi có thời là lằn ranh chia đôi 2 miền Nam Bắc bằng hiệp định Geneve 1954, có một bức tượng rất lớn với lối kiến trúc theo kiểu Sô Viết, cho thấy khuôn mặt đau buồn của một phụ nữ trẻ đang hướng về miền Bắc trông chờ ngày trở lại của một người thân yêu đi ra Bắc sau ngày ký kết hiệp định Geneve. Lúc bấy giờ có khoảng 200 ngàn người từ miền Nam đã theo chân quân đội Cộng Sản tập kết ra Bắc trong khi có hơn một triệu người từ miền Bắc đã rời bỏ chế độ Cộng Sản di cư vào Nam.

Cuộc di cư ào ạt vào miền Nam của hàng triệu người từ miền Bắc đã bị chính quyền Việt Nam quên lãng trong khi sự xâm nhập vào Nam của nhiều sư đoàn quân Bắc Việt thì lại được mô tả như là một đạo quân đi giải phóng những người dân đang sống dưới sự áp bức của chính quyền miền Nam.

Những sự kiện lịch sử méo mó như vậy đã hiện diện khắp mọi nhưng không làm cho du khách chua xót cho bằng khi nhìn thấy nhiều ngàn nấm mộ tử sĩ của quân đội miền Bắc và của Mặt Trận Giải Phóng miền Nam trong một nghĩa trang rộng mênh mông nằm trong khu phi quân sự.

Trong khi đó tại miền Nam, ngoài một nghĩa trang ở phía Bắc thành phố Hồ Chí Minh dành cho kẻ chiến thắng được canh gác cẩn thận, người ta không thấy có một nghĩa trang nào dành cho các tử sĩ của phía bị thua trận.

Trở lại vùng thung lũng A Shau A lưới, nơi đã xảy ra 1 trong những trận đánh đẫm máu nhất trong chiến tranh Việt Nam vào tháng 5 năm 1969, nhà báo Donald Kirk viết rằng chính hệ thống đường mòn và sông suối chằng chịt trong vùng thung lũng và đồi núi này là nơi xuất phát của hàng ngàn quân Bắc Việt để xâm nhập và thành phố Huế trong vụ tổng tấn công Tết Mậu Thân năm 1968. Trong những ngày chiếm giữ cố đô Huế, quân xâm nhập đã tàn sát nhiều ngàn người thuộc đủ mọi thành phần tại thành phố này và chôn họ trong những nấm mồ tập thể.

Trong thời kỳ máu lửa đó nhà báo Donald Kird đã có mặt tại Huế với tư cách là một phóng viên chiến trường, và đã chứng kiến tận mắt những cuộc giao tranh trong từng khu phố giữa các lực lượng phòng thủ và quân xâm nhập. Sau 4 tuần lễ giao tranh, Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ và quân đội Việt Nam đã đẩy lui các lực lượng xâm nhập ra khỏi thành phố Huế. Tuy nhiên trong một cuốn sách nhỏ được trao cho các du khách, các sử gia Việt Nam viết rằng lực lượng cách mạng đã giành được thắng lợi to lớn tại cố đô Huế và đã tiêu diệt nhiều người mà họ gọi là các phần tử xấu.

Lần này ông Donald Kird trở lại Việt Nam với tư cách là một du khách cùng với một phóng viên truyền hình kỳ cựu người Canada là ông Bill Cunningham và một chuyên viên thu hình của ông. Họ đã phỏng vấn ông Donald Kird về những gì đã xảy ra cách đây hơn 30 năm cũng tại chỗ này khi ông còn ẩn nấp sau những bức tường với những người lính trẻ Thủy Quân Lục Chiến trong những cuộc giao tranh được xem là ác liệt nhất trong chiến tranh Việt Nam.

Cho dù lịch sử chiến tranh có được thay đổi như thế nào đi chăng nửa thì sự thật vẫn là sự thật, và người Việt Nam vẫn không nhìn các du khách Mỹ như là kẻ thù mà là những người bạn có thể mang lại cho họ những cơ hội về kinh tế.

Trên một con đường ở bên ngoài thành nội Huế, nơi có những gian hàng bán đồ lưu niệm cho du khách, người ta thấy có một tấm bảng mời gọi du khách nước ngoài với hàng chữ: Chúng tôi chắc chắn rằng quí vị sẽ hoan nghênh những bữa ăn ngon lành và cung cách phục vụ thân hữu của chúng tôi.

Khi được du khách hỏi về cuộc chiến tại đây, một thanh niên bán hàng với nụ cười đầy thiện cảm trên môi đã trả lời rằng anh ta không còn nhớ gì về cuộc chiến cách đây hơn 30 năm.


Lịch sử chiến tranh Việt Nam qua lăng kính chính trị D:\My Pictures\ap_us_marine_khe_sanh_vietnam_1967_71105_210
Chữ ký của huyenz0ny




 

Lịch sử chiến tranh Việt Nam qua lăng kính chính trị

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: VIỆT SỬ :: Lịch sử Việt Nam cận – hiện đại :: Giai đoạn 1954 – 1975-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất