CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Các dòng võ nổi tiếng Chợ Lớn Huỳnh Gia Thập Hổ - Truyền nhân Thái Lý Phật Việt Nam

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Các dòng võ nổi tiếng Chợ Lớn Huỳnh Gia Thập Hổ - Truyền nhân Thái Lý Phật Việt Nam I_icon_minitimeFri Aug 28, 2009 6:43 am

fudo85

Thành viên thân thiện

fudo85

Thành viên thân thiện

Họ & tên Họ & tên : Ngô Văn Dương
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Các dòng võ nổi tiếng Chợ Lớn Huỳnh Gia Thập Hổ - Truyền nhân Thái Lý Phật Việt Nam 36 Các dòng võ nổi tiếng Chợ Lớn Huỳnh Gia Thập Hổ - Truyền nhân Thái Lý Phật Việt Nam 40 Các dòng võ nổi tiếng Chợ Lớn Huỳnh Gia Thập Hổ - Truyền nhân Thái Lý Phật Việt Nam 43 Các dòng võ nổi tiếng Chợ Lớn Huỳnh Gia Thập Hổ - Truyền nhân Thái Lý Phật Việt Nam 102
Các dòng võ nổi tiếng Chợ Lớn Huỳnh Gia Thập Hổ - Truyền nhân Thái Lý Phật Việt Nam 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 15/07/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 394
Đến từ Đến từ : Hà Nội
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1101
Được cám ơn Được cám ơn : 244

Bài gửiTiêu đề: Các dòng võ nổi tiếng Chợ Lớn Huỳnh Gia Thập Hổ - Truyền nhân Thái Lý Phật Việt Nam

 
--------------------------------------------------------------------------------

Các dòng võ nổi tiếng Chợ Lớn
Huỳnh Gia Thập Hổ - Truyền nhân Thái Lý Phật Việt Nam
09/06/2009 9:07



Túy tửu lực thiên cân

Nhà họ Huỳnh có 13 người con, trong số này con trai chẵn một chục.Điều để Huỳnh gia hãnh diện là cả mười người con trai đều thành đạt trong nghiệp võ. Là môn đồ Thái Lý Phật gia quyền, kể từ ngày chưởng môn Đặng Tây quá cố, mười anh em họ Huỳnh thay sư phụ lèo lái võ phái và đoàn lân Thắng Nghĩa Đường theo tâm nguyện của người…
Mười anh em xứng danh "thập hổ"
Dù nghèo, Huỳnh lão không giấu giếm kỳ vọng vào đàn con với những cái tên đầy ý nghĩa: Cường, Quyền, Thắng, Lợi, Dân, An, Hữu, Phước, Mãn, Đường. Không phụ lòng đấng sinh thành, mười anh em trai nhà họ Huỳnh quyết chí lập thân bằng võ nghiệp.
Đến với võ thuật từ những thời điểm khác nhau, họ có chung vị thầy xuất chúng là Đặng Tây (Đặng Văn Thành) chưởng môn đời thứ hai Bắc Thắng Thái Lý Phật (truyền nhân đời thứ tư Hồng Thắng Thái Lý Phật ). Sinh thời, Đặng sư phụ được võ lâm tôn xưng “Miêu trảo quái thủ”. Thời niên thiếu, ông từng là đệ tử tâm đắc của “Thần thủ” Đàm Tam, cho nên thủ pháp Đặng sư phụ nổi tiếng ảo diệu. Nếu trảo công của ông kỳ dị thì chỉ công đáng sợ không kém. Bọn giang hồ từng nếm qua chỉ pháp của ông đều kinh sợ gọi là “Thiết chỉ” hay “Kiếm chỉ”.




Lữ Đồng Tân túy tửu
Kết hợp sở đắc ba dòng võ Thái gia, Lý gia và Phật gia, Thái Lý Phật chiêu thức đa dạng biến hóa, quyền cước mạnh mẽ tương hợp, bộ pháp vững chãi như Thái Sơn. Võ học Giang Nam vẫn truyền tụng “Thái gia mã, Lý gia quyền, Phật gia chưởng”. Không nhiều bài bản, nhưng bài võ trấn môn Thái Lý Phật rất đặc trưng như Túy bát tiên, Bạch mao quyền, Thập hình quyền, Bàng long phất trần, Phong ma trượng… Đứng đầu thập đại thủ pháp, cầm nã thủ được chú trọng số một. Để đón bắt, bẻ, khống chế địch thủ, ngoài tốc độ, cần có đôi bàn tay cứng rắn như sắt thép. Võ sinh phải luyện những ngón tay bằng cách bấu và dỡ những quả bi sắt từ nhỏ đến lớn, từ nhẹ đến nặng. Sức mạnh của đôi tay còn quyết định sức công phá của đòn công. Nâng “thạch tỏa” (khối đá có tay nắm như tạ) ngoài tăng cường lực còn luyện sức bền. Số lần nâng thạch tỏa cho thấy nội lực của người tập. Môn sinh Thái Lý Phật luyện tốc độ ra quyền với những vòng sắt (thiết tuyến) mang trên tay. Theo thời gian, số lượng vòng cứ tăng dần lên. Khi bỏ vòng, đôi tay nhẹ “như bông”, tốc độ ra đòn tăng lên gấp bội. Ngoài ra võ sinh còn luyện thủ pháp với “mộc bình nhân”, công cụ hỗ trợ rất linh hoạt và tiện lợi.
Trong số đông học trò, thầy Đặng quan tâm đặc biệt mười anh em trai nhà họ Huỳnh. Ngoài ý chí khổ luyện, môn đồ họ Huỳnh tôn kính, chăm sóc sư phụ chẳng khác thân phụ.Thầy hết lòng chỉ dạy, trò hết mực chuyên cần, chẳng bao lâu anh em họ Huỳnh trở thành những trợ thủ đắc lực của thầy trong vai trò huấn luyện và điều hành để làm nên danh tiếng đoàn lân Thắng Nghĩa Đường.
Truyền nhân bắc thắng Thái Lý Phật đời thứ ba
Võ sư Huỳnh Chí Dân sinh năm 1962, là con thứ năm trong mười anh em trai nhà họ Huỳnh. Năm 8 tuổi, anh tìm đến hội quán Sùng Chính bái sư thầy Lai Phát. Là cao thủ cả Thái gia quyền và Bạch hạc quyền, Lai sư phụ còn là người sáng lập Quần Tân Đường. Lĩnh hội công phu danh trấn của Nam quyền, không bao lâu Dân đã tinh thông quyền cước lẫn thập bát môn binh khí. Đến ngày Lai sư phụ tuổi cao, gác kiếm, anh thọ giáo thầy Đặng Tây.
Nhận thấy Huỳnh Chí Dân có khí chất lý tưởng, Đặng sư phụ đặc biệt chiếu cố, chuyên luyện cho chàng trai đam mê võ học, với kỳ vọng có ngày nối nghiệp ông. Không bỏ lỡ đặc ân thầy dành cho mình, Dân ra sức khổ luyện không quản ngày đêm. Nhờ vậy, Dân tiến bộ vượt bậc để dần nổi lên như một trong những trụ cột của Thắng Nghĩa Đường. Ngoài võ thuật, Dân còn được sư phụ ưu ái truyền lại y thuật bí phương của mình. Ông còn gởi đứa học trò ruột đến khí công sư Lý Lâm Sơn, để được truyền thụ nội công Thiếu Lâm Tự.
Năm 1989, Huỳnh Chí Dân đăng ký kỳ thi cấp bằng võ sư. Dù vượt yêu cầu chuyên môn, nhưng do chưa đủ 32 tuổi như quy định, Dân chỉ được cấp bằng “chuẩn võ sư ”. Mãi đến năm 1996, Dân mới được chính thức nhận bằng võ sư của Hội Võ cổ truyền TP.HCM. Dù vậy, Huỳnh Chí Dân đã bắt đầu tham gia huấn luyện từ năm . . . 16 tuổi (1978). Là vị thầy trẻ tuổi đời, Dân được biết tiếng là thầy võ nghiêm khắc với học trò. Môn sinh vi phạm nội quy ba lần sẽ bị khai trừ. Với phương châm “Quý hồ tinh, bất quý hồ đa”, điều kiện thu nhận môn đệ của Thái Lý Phật khá gắt gao, không đặt nặng việc quảng bá. Các kỳ thi thăng cấp luôn nghiêm ngặt, ít nhiều thử thách cho võ sinh thiếu chuyên cần, nhẫn nại. Cho nên không lạ, đến nay Thắng Nghĩa Đường chỉ có khoảng 20 võ sư, không kể lớp cao đồ đã lớn tuổi.
Ngày 23 tháng 4 năm Giáp Thân (2004) lão võ sư Đặng Tây qua đời, quyền chấp chưởng giao lại cho võ sư Huỳnh Chí Dân . Dù vậy, chưa bao giờ anh dám tự xưng mình là chưởng môn phái.
Dân khiêm tốn: “Mình còn quá trẻ so với nhiều vị tiền bối của các võ phái, nên chưa hề dám nhận danh vị này.Tuy nhiên việc điều hành, giữ gìn môn quy và truyền bá võ phái không chỉ là vinh dự mà còn là trách nhiệm không thể nào chối bỏ…”. Là thầy võ, anh còn được biết như một thầy thuốc “mát tay”. Được Đặng sư phụ tận tâm truyền lại hết sở đắc y thuật, Dân sớm trưởng thành để được công nhận là một lương y. Trong năm 1995, anh được cấp cả hai bằng Dược Học và Trật Đả Cốt Khoa. Năm 2002, Dân lại được cấp bằng lương y quốc gia.
Với sức trẻ, giàu tâm huyết, mười anh em nhà họ Huỳnh hiện nay như những trụ đồng kiên cố của Thái Lý Phật Việt Nam. Hy vọng tài năng và tầm nhìn xa trông rộng của họ là điều kiện cần và đủ để phát triển Thái Lý Phật ngày một lớn mạnh, không hổ danh “Huỳnh gia thập hổ” .

Lê Ngọc
Nguồn: vo-thuat.net
Chữ ký của fudo85




 

Các dòng võ nổi tiếng Chợ Lớn Huỳnh Gia Thập Hổ - Truyền nhân Thái Lý Phật Việt Nam

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT :: VĂN HOÁ - NGHỆ THUẬT VIỆT NAM :: Nghệ thuật dân tộc-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | Khoa học | Lịch sử | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất