CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

 

 KẾT QUẢ PHÂN GIỚI, CẮM MỐC BIÊN GIỚI TRÊN ĐẤT LIỀN (phần 2)

Go down 
Tác giảThông điệp
thanhangiang
Thành viên cấp 1
Thành viên cấp 1
avatar


Họ & tên Họ & tên : Lê Tấn Thành
Ngày tham gia Ngày tham gia : 06/07/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 32
Đến từ Đến từ : An Giang
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : du lịch
Điểm thành tích Điểm thành tích : 119
Được cám ơn Được cám ơn : 58

KẾT QUẢ PHÂN GIỚI, CẮM MỐC BIÊN GIỚI TRÊN ĐẤT LIỀN (phần 2) Empty
11082009
Bài gửiKẾT QUẢ PHÂN GIỚI, CẮM MỐC BIÊN GIỚI TRÊN ĐẤT LIỀN (phần 2)

KẾT QUẢ PHÂN GIỚI, CẮM MỐC BIÊN GIỚI TRÊN ĐẤT LIỀN
VIỆT NAM – TRUNG QUỐC

III/ QUÁ TRÌNH PHÂN GIỚI, CẮM MỐC

1/ Giai đoạn chuẩn bị (2000 – 2001)
- Hai Bên thành lập UBLH PGCM Biên giới trên đất liền VN-TQ; dự kiến có 1373 vị trí với 1533 cột mốc trên tuyến Biên giới VN-TQ; thống nhất chia Biên giới VN-TQ thành 12 đoạn & thành lập 12 Nhóm liên hợp PGCM để đồng thời triển khai trên thực địa.
- Tháng 12/2001, cắm cột mốc đầu tiên tại cửa khẩu Móng Cái-Đông Hưng (mốc đôi, số 1369).
2/ Giai đoạn 2002 - 2003: Hai bên thoả thuận tiến hành phân giới cắm mốc theo hình thức "cuốn chiếu" từ Tây sang Đông, tức là làm đến đâu dứt điểm đến đó. Trong giai đoạn này, do hai bên còn có nhận thức khác nhau về cách thức triển khai nên công tác phân giới cắm mốc tiến triển rất chậm, xác định được 106 vị trí mốc nhưng chỉ cắm được 89 cột mốc.
3/ Giai đoạn 2004 - 2006: Hai bên thỏa thuận phân giới cắm mốc theo phương châm “dễ trước, khó sau”. Nhờ đó, đã xác định được gần 70% vị trí mốc giới (xác định được 958 vị trí và cắm được 814 cột mốc).
4/ Giai đoạn 2007 - 2008: Sang đầu năm 2007, tốc độ phân giới cắm mốc chậm lại do các khu vực tồn đọng đều là các khu vực nhạy cảm, có lịch sử tranh chấp lâu đời, đã qua nhiều vòng đàm phán nhưng chưa giải quyết được...
Trước tình hình đó, hai bên đã đưa ra nhiều biện pháp đẩy nhanh tiến độ phân giới cắm mốc, thỏa thuận giải quyết các vấn đề tồn đọng theo phương thức "cả gói".
* Nguyên tắc giải quyết theo phương thức cả gói là:
1- Lấy Hiệp ước năm 1999 và Bản đồ đính kèm làm căn cứ pháp lý để giải quyết khác biệt.
2- Giải quyết tất cả các khu vực trong “gói” theo cùng một tiêu chí.
3- Bảo đảm công bằng, hợp tình, hợp lý; cân bằng về lợi ích và hai bên đều chấp nhận được.
4- Biên giới đi qua tất cả mốc cũ và các dấu tích lịch sử.
5- Giảm thiểu tối đa tác động đến đời sống dân cư.
* Kết quả: Sau gần 8 năm đàm phán và giải quyết các vấn đề khác biệt trên thực địa, hai bên đã phân giới xong toàn bộ tuyến biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc dài khoảng 1400 km, trong đó có gần 400 km đường biên giới đi theo sông suối; cắm 1971 cột mốc. => Ngày 31-12-2008, Việt Nam và Trung Quốc đã hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên toàn tuyến biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc.
* Đánh giá: Kết quả phân giới cắm mốc mà hai bên đạt được là thỏa đáng, hợp tình, hợp lý, đáp ứng yêu cầu của cả hai bên, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản đã thỏa thuận. Đường biên giới được xác lập trên thực địa về cơ bản theo đúng đường biên giới được hoạch định trong Hiệp ước 1999. Đối với một số nơi, hai bên cùng điều chỉnh theo nguyên tắc cân bằng về lợi ích và diện tích nhằm tạo thuận lợi cho công tác quản lý và không gây xáo trộn đối với cuộc sống của cư dân biên giới như:
- Việt Nam đã giữ được nguyên trạng toàn bộ bản Ma Lỳ Sán ở Hà Giang gồm 13 hộ. Trung Quốc giữ được 13 nóc nhà tại Hang Dơi, tiếp giáp địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
- Việt Nam giữ được khu vực mồ mả đoạn mốc 53 - 54 cũ (tỉnh Cao Bằng); Trung Quốc giữ được Ải Nam Quan.
- Khu vực thác Bản Giốc và cửa sông Bắc Luân được hai bên giải quyết bằng một giải pháp tổng thể, cụ thể là:
- Tại Thác Bản Giốc: Qua nhiều vòng đàm phán và trên cơ sở kết hợp giải pháp chính trị và giải pháp kỹ thuật, hai bên đã đạt được thoả thuận là: toàn bộ thác phụ và ½ thác chính quy thuộc Việt Nam. Hai bên cũng thoả thuận sẽ bàn bạc việc hợp tác phát triển tiềm năng du lịch tại Thác Bản Giốc.
- Tại khu vực cửa sông Bắc Luân: kéo dài từ thượng lưu bãi Tục Lãm đến điểm đầu của đường phân định Vịnh Bắc Bộ (khoảng 14 km). Khu vực này đã được Pháp - Thanh hoạch định và cắm mốc. Nhưng vào thời điểm đó, các cồn bãi Tục Lãm, Tài Xẹc, Dậu Gót đều chưa xuất hiện trên bản đồ hoạch định. Khi ký Hiệp ước 1999, hai bên cũng chưa giải quyết được khu vực này. Vào ngày đàm phán cuối cùng (31-12-2008), hai bên mới đạt được giải pháp là: Đường biên giới đi lên bãi Tục Lãm (¾ bãi Tục Lãm thuộc Việt Nam ¼ bãi Tục Lãm thuộc Trung Quốc), sau đó đi tiếp lên hòn Dậu Gót (1/3 hòn Dậu Gót thuộc Việt Nam, 2/3 hòn Dậu Gót thuộc Trung Quốc) rồi đi đến điểm đầu của đường phân định Vịnh Bắc Bộ. Hai bên thỏa thuận không xây dựng công trình nhân tạo tại các khu vực Thác Bản Giốc, bãi Tục Lãm, hòn Tài Xẹc, bãi Dậu Gót; đồng thời nhất trí thiết lập khu giao thông thủy tự do cho dân địa phương hai bên sử dụng luồng hai bên bãi Tục Lãm và bãi Dậu Gót.
=> Như vậy, kết quả giải quyết các khu vực nhạy cảm nói trên là công bằng, nhân nhượng lẫn nhau, tuân theo đúng các nguyên tắc mà hai bên đã thỏa thuận cũng như những quy định của Hiệp ước 1999, đáp ứng được mối quan tâm của cả hai bên, bảo đảm cho việc quản lý ổn định, lâu dài và tránh những tranh chấp có thể xảy ra trong tương lai. Kết quả này là hợp lý, thỏa đáng và hai bên cùng chấp nhận được, hoàn toàn không có chuyện ta bị “mất đất” như một số thế lực thù địch cố tình xuyên tạc.
IV/ NHỮNG KHÓ KHĂN, THUẬN LỢI

1/ Thuận lợi:
- Sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Lãnh đạo cấp cao.
- Sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành và địa phương liên quan.
- Sự ủng hộ của cấp uỷ chính quyền, nhân dân địa phương.
2/ Khó khăn:
- Một số trường hợp có sự sai lệch giữa lời văn HƯ, bản đồ đính kèm và thực địa đã tạo ra các khu vực tồn đọng, ảnh hưởng đến việc hoàn thành PGCM.
- Điều kiện địa hình: rất phức tạp, núi cao hiểm trở, mức độ chia cắt lớn, độ cao trung bình trên 1000m, có nhiều điểm cao trên 2000m, cá biệt có đỉnh cao 3083m (đỉnh Phuxilùng). Dọc Biên giới còn nhiều bom, mìn, vật cản, hậu quả của chiến tranh Biên giới tháng 2/1979 (đã có 3 đồng chí hy sinh, 35 đồng chí bị thương).
- Điều kiện thời tiết, khí hậu: vùng Biên giới VN-TQ có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, mùa khô thiếu nước sinh hoạt, mùa mưa có thể có lũ quét, lũ ống rất nguy hiểm. gây nhiều khó khăn cho các Nhóm PGCM làm việc tại thực địa.
- Cơ sở hạ tầng của ta còn thiếu, yếu nhiều nơi không có đường giao thông; xa khu dân cư. Nhiều nhóm PGCM phải đi bộ 3 – 4 ngày mới vào được khu đóng trại; Các cột mốc, vật liệu xây dựng, lương thực, máy mốc thiết bị…phần lớn đều phải vận chuyển bằng sức người đến vị trí mốc giới.
- Tồn tại nhiều công trình quân sự của phía TQ (có 38 công trình quân sự nằm trên đường Biên giới Hiệp ước hoặc trong lãnh thổ VN).

V/ Ý NGHĨA CỦA VIỆC HOÀN THÀNH CÔNG TÁC PHÂN GIỚI CẮM MỐC

Việc hoàn thành toàn bộ công tác phân giới cắm mốc trên biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc là sự kiện có ý nghĩa lịch sử trọng đại của dân tộc ta và là một mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ Việt Nam – Trung Quốc. Lần đầu tiên trong lịch sử, hai nước hoạch định được một đường biên giới trên đất liền rõ ràng trong Hiệp định và Bản đồ kèm theo, được đánh dấu bằng một hệ thống mốc giới hiện đại, đặt nền tảng vững chắc cho việc xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định lâu dài, hợp tác và phát triển giữa hai nước.
Thứ nhất: Cùng với việc kí HĐ phân định vịnh Bắc Bộ (25/12/2000), ta đã giải quyết dứt điểm được 2/3 vấn đề lớn do lịch sử để lại trong quan hệ VN - TQ. Chứng tỏ 2 ĐCS, 2 NN XHCN hoàn toàn đủ khả năng để giải quyết mọi bất đồng bằng biện pháp hòa bình; thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị toàn diện giữa 2 nước.
Thứ hai: Tạo cơ sở để các ngành chức năng tiến hành quản lý biên giới một cách hiệu quả, ngăn ngừa các tranh chấp biên giới và các hiện tượng xâm canh, xâm cư do thiếu hiểu biết về đường biên giới; đồng thời, mở ra cơ hội mới cho công cuộc phát triển của mỗi nước, đặc biệt là tạo điều kiện cho các địa phương biên giới hai bên mở rộng hợp tác, phát triển kinh tế, tăng cường giao lưu hữu nghị.
Thứ ba: Thể hiện đúng thỏa thuận giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước, là biểu hiện sinh động của mối quan hệ "đối tác, hợp tác chiến lược toàn diện" Việt Nam – Trung Quốc, góp phần tăng cường sự tin cậy giữa hai bên, tạo động lực mới thúc đẩy quan hệ Việt – Trung ngày càng phát triển.
Thứ tư: Thể hiện rõ quyết tâm của 2 Đảng, Nhà nước và nhân dân 2 nước VN - TQ trong việc giải quyết bằng thương lượng hòa bình tất cả các vấn đề Biên giới lãnh thổ còn tồn đọng trong quan hệ 2 nước.
Thứ năm: Trên bình diện Quốc tế và khu vực, đây là sự đóng góp thiết thực đối với hòa bình, ổn định&phát triển ở KV, góp phần khẳng định các nguyên tắc chung của luật pháp QT: Giải quyết các vấn đề BG lãnh thổ bằng thương lượng hòa bình; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong giải quyết tranh chấp Quốc tế./.
Về Đầu Trang Go down
Share this post on: reddit

KẾT QUẢ PHÂN GIỚI, CẮM MỐC BIÊN GIỚI TRÊN ĐẤT LIỀN (phần 2) :: Comments

No Comment.
 

KẾT QUẢ PHÂN GIỚI, CẮM MỐC BIÊN GIỚI TRÊN ĐẤT LIỀN (phần 2)

Về Đầu Trang 

Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» KẾT QUẢ PHÂN GIỚI, CẮM MỐC BIÊN GIỚI TRÊN ĐẤT LIỀN (Phần 1)
» THẮC MẮC BỘ ĐỀ THI SỬ DO BĐH BIÊN SOẠN
» CÁC ĐẠI ĐOÀN CHỦ LỰC THAM GIA CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: Tài liệu do thành viên CLB Sử học Trẻ soạn !-
Chuyển đến 
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | Khoa học | Lịch sử | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất