KẾT QUẢ PHÂN GIỚI, CẮM MỐC BIÊN GIỚI TRÊN ĐẤT LIỀN
VIỆT NAM – TRUNG QUỐC
I/ KHÁI QUÁT LỊCH SỬ ĐƯỜNG BIÊN GIỚI TRÊN ĐẤT LIỀN VIỆT NAM – TRUNG QUỐC Đường biên giới trên đất liền VN – TQ tiếp giáp giữa 7 tỉnh của nước ta (Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh) tiếp giáp với tỉnh Vân Nam & Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây của TQ với tổng chiều dài đường Biên giới khoảng 1406km ( trong đó khoảng 1037 km biên giới đất liền và 370 km qua sông suối).
Đường biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc được hình thành qua quá trình lịch sử lâu dài và tồn tại tương đối ổn định kể từ thế kỷ thứ X. Tuy nhiên, cho đến cuối thế kỷ XIX, biên giới Việt – Trung chỉ mang tính chất của biên giới vùng, chưa phải là đường biên giới được phân giới và chưa được đánh dấu bằng một hệ thống mốc giới chính xác.
Đường Biên giới VN-TQ được PGCM lần đầu tiên bằng Công ước Pháp–Thanh ngày 26-6-1887 và Công ước bổ sung ngày 20-6-1895 ký kết giữa Pháp và nhà Thanh (Trung Quốc) đây là là văn bản pháp lý đầu tiên xác định biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc được cụ thể hoá trên thực địa bằng một hệ thống 314 mốc quốc giới, từ Móng Cái đến tận ngã ba biên giới Việt - Trung - Lào.
•
Những hạn chế, khó khăn: Sau hơn 100 năm, đường biên giới giữa hai nước đã trải qua nhiều biến đổi trên thực địa do thời tiết khắc nghiệt và do biến động về chính trị - xã hội ở mỗi nước (nhất là sau chiến tranh biên giới năm 1979).
1/ Số lượng: quá ít (314mốc/1406km đường BG), cùng với thời gian, nhiều mốc đã bị hư hỏng, thậm chí bị mất, một số mốc bị xê dịch.
2/ Việc hoạch định biên giới: không mô tả được đầy đủ, rõ ràng, chính xác đường biên giới. Các cột mốc biên giới được cắm từ cuối thế kỷ XIX không được xác định bằng lưới tọa độ. Nhiều mảnh bản đồ gốc cũng không còn, gây nhiều khó khăn cho công tác phân giới cắm mốc.
3/ Tình hình dân cư, dân tộc: dân cư Biên giới chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số, mật độ thưa thớt, trình độ dân trí, đời sống VHXH kém phát triển; dân cư BG hai bên có mối quan hệ rất phức tạp (dòng tộc, hôn nhân ...); dẫn đến tình trạng xâm canh, xâm cư rất phổ biến, xảy ra sự chuyển dịch dân cư không phù hợp với đường biên giới pháp lý.
Vì các lý do trên, tình hình tranh chấp căng thẳng ở các khu vực biên giới diễn ra khá phổ biến trong nhiều năm. Xuất phát từ tình hình thực tế và để xây dựng một đường biên giới hoà bình, hữu nghị và ổn định lâu dài, từ những năm 70 của thế kỷ XX, hai nước đã thoả thuận đàm phán, ký kết Hiệp ước biên giới trên đất liền mới thay cho các Công ước Pháp - Thanh và sau đó tiến hành phân giới, cắm mốc trên thực địa.
II/ HIỆP ƯỚC BIÊN GIỚI TRÊN ĐẤT LIỀN NĂM 1999 – CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TÁC PHÂN GIỚI, CẮM MỐC BIÊN GIỚI TRÊN ĐẤT LIỀN VIỆT NAM – TRUNG QUỐC - Tháng 11/1957, TW Đảng gởi thư cho BCH TW ĐCS TQ đề nghị hai bên tôn trọng đường biên giới lịch sử được hoạch định trong các Công ước Pháp – Thanh, hai bên thông qua đàm phán giải quyết mọi tranh chấp.
- Từ năm 1974 đến 1979, Việt Nam và Trung Quốc đã ba lần tiến hành đàm phán về biên giới lãnh thổ, nhưng không đạt được kết quả do hai bên có lập trường, quan điểm khác xa nhau.
- Sau khi bình thường hóa quan hệ, từ tháng 10 -1992, hai bên tiến hành đàm phán lần thứ tư về biên giới lãnh thổ.
- Tháng 10-1993, hai bên đã đạt được thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa Việt Nam – Trung Quốc. Theo đó, đồng ý lấy các Công ước Pháp – Thanh 1887 và 1895 cùng các văn kiện, bản đồ hoạch định, cắm mốc biên giới kèm theo làm căn cứ để xác định lại đường biên giới Việt – Trung; các khu dân cư hai bên đã sinh sống lâu đời thì duy trì cuộc sống ổn định của dân cư; đối với những đoạn biên giới sông suối thì giải quyết theo nguyên tắc của luật pháp và thực tiễn quốc tế.
- Căn cứ các nguyên tắc trên hai bên đàm phán có nhận thức trùng nhau gần 950 km/1.400 km đường biên giới (chiếm 69% tổng chiều dài đường biên). Hai bên có nhận thức khác nhau ở 289 khu vực với tổng chiều dài khoảng 450 km (chiếm 31%) với diện tích khoảng 232km2. Kết quả đàm phán: Khoảng 114,9 km2 khu vực tranh chấp được quy thuộc cho Việt Nam; khoảng 117,2 km2 được quy thuộc cho Trung Quốc.
- Ngày 30-12-1999 tại Hà Nội, Phó TTg kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm và Bộ trưởng ngoại giao TQ Đường Gia Triền đã ký Hiệp ước về biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc (gọi tắt là Hiệp ước 1999), đặt nền tảng quan trọng cho việc xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị và ổn định lâu dài giữa hai nước.
- Hiệp ước 1999 đã ghi nhận toàn bộ hướng đi của đường biên giới từ Tây sang Đông và kết quả giải quyết 289 khu vực có nhận thức khác nhau. Tuy vậy, còn bốn khu vực hai bên chưa giải quyết được, đó là: ba khu vực ở Cao Bằng (trong đó có khu vực thác Bản Giốc) và khu vực cửa sông Bắc Luân. Hai bên thoả thuận sẽ giải quyết các khu vực này trong quá trình phân giới cắm mốc.
- HƯ 1999 là sự kiện quan trọng có ý nghĩa to lớn trong lịch sử quan hệ VN-TQ là cơ sở pháp lý cho PGCM trên Biên giới đất liền VN-TQ. Tuy nhiên, Hiệp ước 1999 mới chỉ xác định đường biên giới bằng lời văn và trên bản đồ. Để có thể xác định rõ ràng đường biên giới, hai bên cần tiến hành phân giới cắm mốc, tức là, chuyển đường biên giới từ lời văn trong Hiệp ước và bản đồ ra thực địa.
(HẾT PHẦN 1)