CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Thăng trầm của 6 đời Thủ tướng Thái Lan trong 10 năm qua

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Thăng trầm của 6 đời Thủ tướng Thái Lan trong 10 năm qua I_icon_minitimeMon Mar 01, 2010 9:12 pm

fudo85

Thành viên thân thiện

fudo85

Thành viên thân thiện

Họ & tên Họ & tên : Ngô Văn Dương
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Thăng trầm của 6 đời Thủ tướng Thái Lan trong 10 năm qua 36 Thăng trầm của 6 đời Thủ tướng Thái Lan trong 10 năm qua 40 Thăng trầm của 6 đời Thủ tướng Thái Lan trong 10 năm qua 43 Thăng trầm của 6 đời Thủ tướng Thái Lan trong 10 năm qua 102
Thăng trầm của 6 đời Thủ tướng Thái Lan trong 10 năm qua 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 15/07/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 394
Đến từ Đến từ : Hà Nội
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1101
Được cám ơn Được cám ơn : 244

Bài gửiTiêu đề: Thăng trầm của 6 đời Thủ tướng Thái Lan trong 10 năm qua

 
Chỉ trong vòng có 10 năm (1999-2009) nhưng Thái Lan đã có tới 6 Thủ tướng và chỉ một người duy nhất tại vị cho tới khi rời nhiệm sở (Chuan Leekpai). Cả 6 thủ tướng đều có những cái nhất của mình. Điều thú vị là có tới 4 thủ tướng xuất thân trong gia đình gốc Trung Quốc.
Chuan Leekpai - Thủ tướng gốc Trung Quốc đầu tiên
Ông Chuan Leekpai là chính khách duy nhất cho đến nay lãnh đạo nội các 2 nhiệm kỳ: từ tháng 9/1992 đến tháng 5/1995 và từ tháng 11/1997 đến tháng 2/2001. Ông Chuan Leekpai cũng là Thủ tướng gốc Trung Quốc đầu tiên trong 10 năm trở lại đây.
Ông sinh ngày 28/7/1938, tên gọi bằng tiếng Trung Quốc của cựu Thủ tướng Chuan Leekpai là Lã (Lữ) Cơ Văn. Ông tốt nghiệp Khoa Luật, Trường đại học Thammasat. Ông Chuan Leekpai bắt đầu tham chính sau khi đắc cử làm nghị sĩ tại Changwat Trang năm 1969 và từng đảm trách cương vị Bộ trưởng Tư pháp, Bộ trưởng Thương mại và Bộ trưởng Giáo dục.
Khả năng lãnh đạo đất nước của ông Chuan Leekpai được chứng minh trong giai đoạn Thái Lan trải qua cơn bão khủng hoảng tài chính. Sau khi từ chức Chủ tịch đảng Dân chủ (2003), ông Chuan Leekpai ít xuất hiện công khai.
Thaksin Shinawatra - Thủ tướng nhiều tai tiếng nhất




Ông Thaksin Shinawatra sinh ngày 26/7/1949, trong một gia đình gốc Trung Quốc ở Sankamphaeng, tỉnh Chiang Mai. Theo giới truyền thông và những tư liệu còn lưu giữ, tổ phụ ông Thaksin Shinawatra là người họ Khâu sống ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc tới Thái Lan lập nghiệp từ những năm 1860.
Nhưng mãi tới năm 1938, gia tộc họ Khâu mới đổi họ thành Shinawatra. Một trong những nguyên nhân chính khiến gia tộc họ Khâu phải lập tức chuyển sang họ Shinawatra của người Thái bởi khi đó chính phủ của Thủ tướng Phibun đã tiến hành một chiến dịch chống người Trung Quốc. Bố đẻ của ông Thaksin là một trong những người giàu nhất Chiang Mai.
Những chính sách an sinh xã hội của Thủ tướng Thaksin Shinawatra đã nhanh chóng giúp ông nhận được sự ủng hộ từ tầng lớp nghèo bởi họ là những người được hưởng nhiều lợi ích nhất từ các chính sách đó. Những chính sách kinh tế của ông Thaksin Shinawatra đã giúp kinh tế Thái Lan nhanh chóng phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997.
Nhưng phe đối lập thuộc tầng lớp thượng lưu và trung lưu không ủng hộ chính sách của ông Thaksin Shinawatra và đó là một trong những nguyên nhân chính tạo nên cuộc đảo chính vào ngày 19/9/2006. Phe đối lập đã tận dụng triệt để những sai lầm của ông Thaksin Shinawatra nhằm chống đối và việc kê khai tài sản không trung thực đã trở thành ngòi nổ cho mọi cuộc tranh luận sau này.
Quyết định bán toàn bộ cổ phần trong Tập đoàn Viễn thông Shin hôm 23/1/2006 của ông Thaksin Shinawatra được coi là “giọt nước tràn ly”, tạo cớ để phe đối lập tiến hành các cuộc biểu tình, chống đối.
Quyết định bán Tập đoàn Viễn thông Shin cho Tập đoàn Tài chính Temasek Holdings của Singapore diễn ra chỉ 3 ngày sau khi Luật Viễn thông được thông qua. Và khoản tiền trị giá 73 tỉ baht (khoảng 1,88 tỉ USD) không nộp thuế từ thương vụ kể trên đã đặt dấu chấm hết đối với sự nghiệp chính trị của ông Thaksin Shinawatra.
Mặc dù phải sống lưu vong và tuyên bố không muốn tái tham chính sau khi bị lật đổ, nhưng chuyến về nước hôm 28/2/2008 của ông Thaksin Shinawatra đã tạo ra những phản ứng khác nhau. Sau gần 8 tháng về nước, ngày 21/10/2008, ông Thaksin Shinawatra đã bị Tòa án Tối cao tuyên phạt 2 năm tù vì tội lạm dụng quyền lực khi để vợ mua một mảnh đất ở khu vực Ratchadapisek của thủ đô Bangkok với giá 772 triệu baht, rẻ tới 3 lần so với thị trường. Đây là lần đầu tiên một cựu thủ tướng bị tòa tuyên phạt án tù.
Ngoài ra, ông Thaksin Shinawatra còn bị Thẩm phán Panya Suthibodi cáo buộc đã ra lệnh cho Ngân hàng Exim Bank của Thái Lan tăng số tiền cho Myanmar vay từ 90 triệu USD lên khoảng 120 triệu USD. Số tiền này sau đó được dùng để mua các dịch vụ từ Công ty ShinSat, công ty con của Tập đoàn Viễn thông Shin do ông Thaksin Shinawatra sáng lập.
Số tài sản của ông Thaksin Shinawatra luôn là đề tài được quan tâm của các đời thủ tướng sau này. Ngày 25/9/2006, Hội đồng cải tổ dân chủ theo Hiến pháp Hoàng gia Thái Lan tuyên bố phong tỏa tất cả những tài sản bất hợp pháp của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra và những người thân trong gia đình.
Theo cáo buộc của Ủy ban điều tra, khi mới nhậm chức Thủ tướng, ông Thaksin Shinawatra công bố tổng tài sản là 403 triệu USD, và sau đó giá trị tài sản đã tăng lên 2,2 tỉ USD. Ngoài ra, ông Thaksin Shinawatra còn là chủ của 4 ngôi nhà, 35 cao ốc cùng nhiều đất đai tại thủ đô Bangkok, chưa kể tới 10 chiếc xe hơi và đồ trang sức quý hiếm khác.
Tuy đã bị lật đổ từ tháng 9/2006 và đang phải sống lưu vong bởi bị kết án 2 năm tù nhưng ảnh hưởng của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra đối với chính trường Thái Lan vẫn còn rất lớn. Thủ tướng Abhisit Vejjajiva cũng mới đề nghị ông Thaksin Shinawatra không kích động, gây bất ổn tại Thái Lan trong thời gian tới.
Surayud Chulanont - Thủ tướng duy nhất xuất thân từ quân đội




Trong số 6 thủ tướng tại vị 10 năm qua, ông Surayud Chulanont là người duy nhất từng làm Tổng tư lệnh quân đội kiêm cố vấn riêng của Quốc vương Bhumibol Adulyadej.
Ông Surayud Chulanont được bổ nhiệm làm Thủ tướng (từ tháng 10/2006 đến tháng 1/2008) sau cuộc đảo chính do Đại tướng Sonthi Boonyaratglin tiến hành đêm 19/9/2006.
Ông Surayud Chulanont sinh năm 1943 trong một gia đình có bố là Trung tá quân đội tại tỉnh Phetchaburi. Ông Surayud Chulanont được mời làm Thủ tướng khi đã nghỉ hưu với quân hàm Đại tướng (2003), ông từng bất đồng với người tiền nhiệm Thaksin Shinawatra trong chính sách đối ngoại với các nước láng giềng.
Tuy nổi tiếng là người không có liên quan tới tham nhũng, nhưng ông Surayud Chulanont cũng từng phải đối mặt với cáo buộc chiếm dụng đất công.
Theo cáo buộc của nghị sĩ Prasong Soonsiri, ông Surayud Chulanont đã chiếm dụng bất hợp pháp một mảnh đất khá rộng để làm khu nghỉ mát tại vùng núi Kao Yai Thieng, tỉnh Nakhon Ratchasima. Điều đáng nói là mảnh đất này nằm trong khu vực rừng quốc gia được bảo vệ.
Samak Sundaravej - Thủ tướng đầu tiên trong lịch sử bị Tòa án Hiến pháp phế truất




Thủ tướng Samak Sundaravej đã phải ra đi sau hơn 7 tháng cầm quyền (từ 29/1 đến 9/9/2008) vì bị PAD cáo buộc là “con tốt của Thaksin Shinawatra”. Sinh ra (13/6/1935) trong một gia đình người Thái gốc Trung Quốc ở Bangkok bởi tổ phụ của ông Samak Sundaravej mang họ Lý.
Sau khi bị Tòa án Hiến pháp phế truất, người ta không thấy ông Samak Sundaravej xuất hiện trước dư luận cũng như đưa ra bất cứ bình luận nào. Trước đó, do sức ép của dư luận, Ủy ban Bầu cử Thái Lan buộc phải thành lập tiểu ban điều tra về tính hợp pháp của việc ông Samak Sundaravej được bầu làm Thủ tướng.
Ông Samak Sundaravej bắt đầu tham chính khi bước vào tuổi 33 và tái đắc cử 4 nhiệm kỳ liên tiếp ở khu vực Bangkok. Trước khi làm Thị trưởng Bangkok, ông Samak Sundaravej từng giữ nhiều chức vụ trong nội các như Bộ trưởng Nội vụ, Bộ trưởng Giao thông. Ông Samak Sundaravej từng tuyên bố không áp dụng luật an ninh quốc gia để đàn áp biểu tình, nhưng ông lại là người ban bố tình trạng khẩn cấp tại Bangkok (sáng 2/9/2008) và đã phải ra đi vì việc này.
Somchai Wongsawat - Thủ tướng đầu tiên từng là em rể cựu Thủ tướng




Thủ tướng Somchai Wongsawat phải từ chức sau khi Tòa án Hiến pháp tuyên bố giải tán đảng Quyền lực Nhân dân (PPP) hôm 2/12/2008. Trước khi trở thành Thủ tướng thứ 26 (17/9/2008), ông Somchai Wongsawat từng được bầu làm quyền Thủ tướng (từ 9/9/2008) và Phó thủ tướng thứ nhất kiêm Bộ trưởng Giáo dục. Ông Somchai Wongsawat trở thành em rể cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra sau khi kết hôn với bà Yaowapa Wongsawat.
Ông Somchai Wongsawat sinh ngày 31/8/1947. Ông tốt nghiệp Khoa Luật tại Trường đại học Thammasat năm 1970. Ông tại nhiệm chỉ gần 3 tháng. Thủ tướng Somchai Wongsawat đã ủng hộ việc sử dụng sức mạnh sau vụ xung đột giữa cảnh sát và người biểu tình hôm 7/10/2008 khiến ít nhất 2 người chết, gần 500 người bị thương cùng những ảnh hưởng kinh tế không kiểm soát nổi.
Abhisit Vejjajiva - Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử Thái Lan




Đương kim Thủ tướng Thái Lan sinh ngày 3/8/1964, trong một gia đình giàu có người Thái gốc Trung Quốc (thế hệ thứ 4) ở thành phố Newscatle, Anh. Tổ phụ của ông Abhisit Vejjajiva là người mang họ Viên ở Trung Quốc. Trước khi trở thành Thủ tướng trẻ nhất, ông Abhisit Vejjajiva từng là nghị sĩ trẻ nhất tại Quốc hội (vào năm 27 tuổi).
Thắng lợi trong cuộc bầu cử bổ sung 29 đại biểu Quốc hội hôm 11/1/2009 đã củng cố thêm quyền lực cho đảng Dân chủ cầm quyền, nhưng Thủ tướng Abhisit Vejjajiva đã và đang phải đối mặt với những cuộc biểu tình của người ủng hộ Mặt trận thống nhất vì dân chủ chống độc tài (UDD) tiến hành.
Ngoài ra, Thủ tướng Abhisit Vejjajiva cũng từng bị chất vấn về việc trốn nghĩa vụ quân sự. Mặc dù chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Thái Lan đã tăng 2 tháng liên tiếp sau khi chính phủ của Thủ tướng Abhisit Vejjajiva công bố chương trình kích thích kinh tế cả gói trị giá 115 tỉ bạt (khoảng 3,28 tỉ USD), nhưng cho đến nay ông Abhisit Vejjajiva mới chỉ nhận được sự ủng hộ tại khu vực miền Nam và tầng lớp trung lưu, trí thức ở thủ đô Bangkok.
Mặc dù kinh nghiệm tham chính chưa nhiều (1992-2009), nhưng ông Abhisit Vejjajiva đã lập tức yêu cầu tất cả các nghị sĩ đảng Dân chủ phải công khai tài sản cùng mọi sự liên quan tới những công ty tư nhân nhằm tránh những vụ kiện tụng từng xảy ra mà TRT, PPP và những đảng khác từng vấp phải.
Ông Abhisit Vejjajiva từng tuyên bố, sẽ cách chức bất cứ bộ trưởng nào không hoàn thành và không thực thi chính sách mà chính phủ đã ban hành. Ông Vejjajiva đã bổ nhiệm tướng Prawit Wongsuwan, cựu Tư lệnh quân đội làm Bộ trưởng Quốc phòng và đây được coi là hành động khôn ngoan.
Thủ tướng Abhisit Vejjajiva cũng vừa thông qua dự luật đảm bảo an ninh cho các sân bay trong nước, đồng thời trao thêm quyền lực cho an ninh sân bay nhằm ngăn chặn khả năng xảy ra những vụ tái chiếm trong tương lai

Quỳnh Trang - Tuấn Cường (tổng hợp) http://antg.cand.com.vn/vi-VN/hautruong/2009/3/68801.cand?Page=2
Chữ ký của fudo85




 

Thăng trầm của 6 đời Thủ tướng Thái Lan trong 10 năm qua

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: BÌNH LUẬN TÌNH HÌNH XÃ HỘI-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất