* Sau Hiệp ước Patơnốt (1884), nhất là sau cuộc phản công của phái chủ chiến ở Kinh thành Huế (do Tôn Thất Thuyết đứng đầu) thất bại, một phong trào khởi nghĩa vũ trang chống Pháp dưới danh nghĩa Cần vương diễn ra sôi nổi, kéo dài đến 1896. Bên cạnh đó còn có những cuộc đấu tranh tự phát của nhân dân các địa phương ở trung du và miền núi, nổi bật là cuộc khởi nghĩa Yên Thế.
a. Đặc điểm:
- Phong trào diễn ra trong bối cảnh triều đình Nguyễn đã hoàn toàn đầu hàng thực dân Pháp, thực dân Pháp đã thôn tính được nước ta và bắt đầu bình định, mở rộng vùng chiếm đóng.
- Lãnh đạo phong trào là các văn thân, sĩ phu yêu nước hưởng ứng chiếu Cần vương, hoặc những thủ lĩnh nông dân (Hoàng Hoa Thám…)
- Lực lượng tham gia phong trào đông đảo mọi tầng lớp: sĩ phu, văn thân, đồng bào các dân tộc thiểu số, đông nhất là nông dân…
- Mục tiêu của phong trào là giúp vua đánh Pháp, hoặc giữ đất, giữ làng…
- Phong trào diễn ra sôi nổi, quyết liệt, rộng khắp trong cả nước với hình thức khởi nghĩa vũ trang.
- Kết quả: hầu hết các cuộc khởi nghĩa trong phong trào vũ trang chống Pháp đều thất bại.
b. Nguyên nhân thất bại của phong trào:
- Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn. Ngọn cờ phong kiến đã lỗi thời, không thể tập hợp, đoàn kết để tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân chống Pháp.
- Thiếu sự thống nhất, phối hợp giữa các cuộc khởi nghĩa với nhau.
- Cách đánh giăc chủ yếu là dựa vào địa thế hiểm trở (như khởi nghĩa Ba Đinh, khởi nghĩa Bãi Sậy…)
- Thực dân Pháp còn mạnh, tương quan lực lương bất lợi cho ta…
c. Bài học kinh nghiệm:
- Cần có một lực lượng xã hội tiên tiến, có đủ năng lực lãnh đạo.
- Phải có sự phối hợp giữa các cuộc khởi nghĩa.
- Phải chủ động, linh hoạt trong cách đánh…