Bài thơ "Nam quốc sơn hà" chỉ có 4 câu gồm 28 chữ Hán, được nhân dân ta lưu truyền trong dân gian, xuất phát từ ngôi đền bên bờ sông Như Nguyệt. Bài thơ đã theo chân các thế hệ chiến binh Đại Việt suốt hơn 1000 năm, trải dài từ Bắc vào Nam và ngày nay đã ra đến đảo Trường Sa."Nam quốc sơn hà" được coi là một trong 3 bản Tuyên ngôn độc lập của nước nhà và là bản đầu tiên. Bài này đặc biệt không chỉ vì nó ra đời sớm nhất mà còn ngắn nhất, lại dưới dạng thơ, khi truyền bá ra công chúng phải mượn danh của Thần. Trước đây lịch sử đã nhầm, cho rằng bài thơ là của Lý Thường Kiệt (do ông Trần Trọng Kim liều lĩnh viết rồi được in thành sách học, các thế hệ học trò cứ thế truyền nhau nên cái sai này thành lâu và phát tán rộng như vậy).
Bài thơ được sử dụng cả trong Trận Như Nguyệt của Lý Thường Kiệt năm 1077. Nhưng trên thực tế bài thơ đã ra đời trước đó, đến nay các nhà sử học đã khảng định bài thơ NQSH ra đời từ thời vua Lê Đại Hành, trong trận đánh Tống vào năm 981.
Do bài thơ gắn liền với truyền thống đánh giặc ngoại xâm của dân tộc ta, nên thế hệ trẻ rất cần tìm hiểu kỹ về sự ra đời và thăng trầm của bài thơ. Qua đó sẽ hiểu rõ ông cha ta đã gian khổ chống thù trong và giặc ngoài như thế nào. Còn nhiều vấn đề phải làm rõ. Tôi đề nghị diễn đàn SUHOCTRE trao đổi, đi tìm và làm rõ hơn về nguồn gốc của bài thơ. Những câu truyện ly kỳ trong suốt hơn 1000 năm xung quanh bài thơ, biết đâu sẽ gợi ý cho chúng ta tìm ra kế sách không những vừa bảo vệ được Trường Sa mà còn tiến lên đòi lại được Hoàng Sa như Thái Sư Lê Văn Thịnh xưa kia đã đòi được phần đất của Tổ Tiên từ tay nhà Tống. Vì vậy rất cần học theo tinh thần của bài thơ "NAM QUỐC SƠN HÀ", câu truyện của 1000 năm qua.