CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 HỎI ĐÁP VỀ LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH AN GIANG

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
HỎI ĐÁP VỀ LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH AN GIANG I_icon_minitimeSun Jul 19, 2009 3:20 pm

avatar
du lịch

Thành viên cấp 1

thanhangiang

Thành viên cấp 1

Họ & tên Họ & tên : Lê Tấn Thành
Ngày tham gia Ngày tham gia : 06/07/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 32
Đến từ Đến từ : An Giang
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : du lịch
Điểm thành tích Điểm thành tích : 119
Được cám ơn Được cám ơn : 58

Bài gửiTiêu đề: HỎI ĐÁP VỀ LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH AN GIANG

 
HỎI ĐÁP VỀ LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH AN GIANG


Câu 1 : Tỉnh An Giang được thành lập vào năm nào ?
Đáp án : Năm 1832 ( dưới thời vua Minh Mạng, là 01 trong 06 tỉnh Nam Kỳ ).
Câu 2 :Ngày tháng năm nào thực dân Pháp đánh chiếm Châu Đốc là tỉnh thành An Giang ?
Đáp án : Ngày 22/06/1867.
Câu 3: Long Xuyên – Châu Đốc đầu những năm 1930 có số dân là bao nhiêu ?
Đáp án : Có dân số là 452.000 người.
Câu 4 :Do chính sách khai thác, bôc lột kiểu phong kiến của thực dân Pháp, giai cấp công nhân ở đây hầu như không có. Trái lại, do sự phát triển tất yếu của ngành nghề truyền thống nên đã hình thành tầng lớp thợ thủ công tương đối lớn, tập trung ở những vùng nào ?
Đáp án : Tập trung ở vùng Tân Châu, Chợ Mới với các ngành ươm tơ, dệt, mộc
Câu 5 :Theo xu thế chung, nhằm tập hợp những thanh niên yêu nước vùng Hậu Giang chống Pháp, Châu Văn Liêm cùng một số giáo viên, học sinh, nhà nho yêu nước ở Long Xuyên, Cần Thơ lập ra “ Việt Nam Phục Quốc Đảng ” vào tháng, năm nào ? Tại đâu?
Đáp án : Tháng 09/1926 tại Ô Môn - Cần Thơ ( Giữa tháng 08/1927,” Việt Nam phục quốc Đảng” cử 09 đ/c sang Trung Quốc học tập, trong đó có Trần Văn Thạnh (Chợ Mới ) và Nguyễn Văn Cưng (Lấp Vò ) ).
Câu 6 :Chi bộ thanh niên đầu tiên của Long Xuyên, Châu Đốc gồm ba đồng chí: Châu Văn Liêm, Bùi Trung Phẩm và Lâm Văn Cẩn ra đời tại Long Điền ( Chợ mới) vào tháng năm nào?
Đáp án : Được thành lập vào cuối năm 1927.
Câu 7 :Cuối năm 1928, các chi bộ và tiểu tổ Thanh niên phát triển dọc theo tuyến giao thông chính, nơi tập trung dân cư như Chợ Mới, Tân Châu, Hồng Ngự, Lấp Vò … Tháng 2/1929, Châu Văn Liêm được rút về Sài Gòn bổ sung vào Ban Thường vụ Kỳ bộ. Đ/c nào lên thay làm Bí thư Tỉnh Đảng bộ Long Xuyên ?
Đáp án : Đồng chí Nguyễn Văn Cưng lên thay.
Câu 8 :Tháng 9/1930, Ban chấp ủy lâm thời tỉnh Long Xuyên được hình thành. Lúc bấy giờ do ai lãnh đạo ?
Đáp án : Đ/c Lưu Kim Phong lãnh đạo ( do đ/c Nguyễn Văn Cưng bị địch bắt vào tháng 09/1930 )
Câu 9:Đồng chí Nguyễn Văn Cưng trở thành Bí thư Tỉnh ủy Long Xuyên lúc bao nhiêu tuổi ?
Đáp án : Lúc đó đ/c Nguyễn Văn Cưng mới 21 tuổi ( 1909 – 1930 )
Câu 10 :Chi bộ Đảng đầu tiên có ba đồng chí: Lưu Kim Phong, Bùi Trung Phẩm và Đoàn Thanh Thủy của Long Xuyên, Châu Đốc được thành lập vào ngày tháng năm nào ? Tại đâu?
Đáp án : Được thành lập vào đầu tháng 04/1930 tại Long Điền ( Chợ Mới )
Câu 11 :Lá cờ Đảng đầu tiên được tung bay trên cột dây thép ở ấp Long Thuận ( Long Điền ) là do ai treo ?
Đáp án : Chi bộ cử anh Lê Văn Đỏ ( một quần chúng trung kiên ) treo lá cờ Đảng đầu tiên trên cột dây thép ở ấp Long Thuận – Long Điền – Chợ Mới.
Câu 12 :Từ đầu năm 1930, nhiều cuộc đấu tranh của công nhân các nhà máy, xí nghiệp, đồn điền, hầm mỏ … khắp cả nước nổ ra liên tục. Khẩu hiệu đấu tranh từ kinh tế chuyển dần lên chính trị : trước tình hình đó trung ương Đảng quyết định phát động cao trào đấu tranh toàn quốc đòi các quyền dân sinh, dân chủ. Bắt đầu từ thời gian nào ?
Đáp án : Bắt đầu từ ngày 01/05/1930 là ngày Quốc tế lao động.
Câu 13 :Sau khi chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh ra đời tại xã Long Điền ( Chợ Mới ), chi bộ phát động biểu tình, gần 7000 quần chúng khắp các xã trong quận tập hợp tại khu vực Chợ Thủ và Doi Lửa ( Long Điền) tham gia biểu tình. Cuộc biểu tình đó diễn ra vào ngày tháng năm nào ?
Đáp án : Vào sáng sớm ngày 09/05/1930 ( Nội dung đấu tranh là : Hoãn thu thuế thân 03 tháng; thả những người bị bắt ở Bình Thành; nhà chức trách không được ức hiếp quần chúng; không được ngang nhiên khám xét, bắt bớ người; giảm thuế công điền, công thổ…)
Câu 14 : Từ tháng 09/1930 đến 10/1930, nhiều cuộc míttinh tuần hành, đốt pháo, rãi truyền đơn, treo cờ, cắt điện tín, căng biểu ngữ…diễn ra ở Chợ Mới, Tân Châu, Hồng Ngự, Tịnh Biên, Long Xuyên nhằm kêu gọi nội dung gì :
Đáp án : Kêu gọi quần chúng đấu tranh chống khủng bố trắng; ủng hộ Xô Viết Nghệ Tĩnh; chống bắt dân đi tuần ban đêm; chống bắt bớ những người tình nghi; chống bắn súng khủng bố ở Càn Long, Cao Lãnh; đòi điền chủ bán lúa không quá 3 cắc 1 giạ; đả đảo đế quốc Pháp và chính quyền bản xứ làm chó săn cho Pháp…
Câu 15 :Năm1934 vùng Long Xuyên ,Châu Đốc có được 2 tờ báo bí mật là tờ “Lao Khổ “ của Đặc uỷ Long-Châu-Rạch-Hà và tờ “bạn Nghèo”của ban chấp uỷ lâm thời Châu Đốc.Mục đích chính của tờ báo là gì?
Câu 16 : Cao trào CM những năm 1936-1939 ở Long Xuyên ,Châu Đốc phát triển là do gì?
Đáp án:Do duy trì được phong trào cách mạng trong quần chúng ,hệ thống chính trị ,cơ sở vững chắc .
Câu 17 :Ngày 1/91939 chiến tranh thế giới lần II bùng nổ, đế quốc Pháp tham chiến. Tại Đông Dương chúng ra sức dập tắt phong trào cách mạng. Trước tình hình đó Đảng ta chủ trương như thế nào ?
Đáp án : Trước tình hình đó Đảng ta chủ trương rút vào hoạt động bí mật, chuyển hướng đấu tranh. (Hội nghị TW Đảng lần 6 chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, xác định kẻ thù trước mắt là đế quốc – phát xít Pháp – Nhật )
Câu 18 :Đêm 22 rạng 23/11/1940 Sài Gòn và các nơi khởi nghĩa. Liên Tỉnh ủy Long Xuyên nhận lệnh cấp trên trễ 7 ngày nhưng vẫn quyết định khởi nghĩa để căng kéo lực lượng địch đang đánh phá các tỉnh bạn; Hội nghị chọn điểm tấn công chính ở các địa phương nào?
Đáp án : Hội nghị chọn điểm tấn công chính ở Long Xuyên là Chợ Mới, ở Châu Đốc là Tân Châu. ( Thời điểm khởi nghĩa lúc 0 giờ ngày 03/12/1940 )
Câu 19 :Ngày8/2/1941 Đồng chí Nguyễn Ai Quốc về nước và chủ trì cuộc họp ban chấp hành TW Đảng lần thứ 8 quyết đình thành lập Mặt Trận Việt Minh ,thành lập căn cứ địa Cm chuẩn bịu lực lươntgj vũ trang,từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước .Cuộc họp này diễn ra vào ngày tháng năm nào?
Đáp án:Ngày 19/5/1941 tại Pác Pó (Cao Bằng)
Câu 20 : Cuộc cách mạng tháng Tám ở Tỉnh Long Xuyên hoàn toàn thắng lợi vào ngày tháng năm nào ?
Đáp án : ngày 25/08/1945
Câu 21 :Cuối năm 1950, Long Châu Hậu nhập với tỉnh Hà Tiên thành tỉnh Long Châu Hà, đồng chí nào làm Bí thư đầu tiên?
Đáp án : Bí thư là đ/c Võ Đức Thân, sau đó là Võ Quang Anh và Lê Bá.
Câu 22 :Giữa năm 1951 Long Châu Tiền nhập với tỉnh Sa Đéc thành Long Châu Sa ,đồng chí làm bí thư tỉnh uỷ đầu tiên là ai?
Đáp án: đồng chí Võ Phát
Câu 23 :Trong hai năm 1958, 1959 địch đẩy mạnh chiến dịch tố Cộng, quy khu dồn dân, đánh phá căn cứ, truy bắt cán bộ cách mạng … Hầu hết cán bộ chuyển sang thế bất hợp pháp, các cơ quan Tỉnh ủy phải dời qua căn cứ của tỉnh ủy Kiến Phong ở Hồng Ngự. Lúc này đồng chí nào làm Bí thư Tỉnh ủy ?
Đáp án : Do đ/c Nguyễn Văn Náo ( Tư An ) làm bí thư Tỉnh uỷ (Năm 1964 – 1968 đ/c Võ Văn Phẩm làm Bí thư ;Năm 1968 – 1971 đ/c Nguyễn Văn Náo trở lại làm Bí thư ; đến 1971 – 1973 đ/c Võ Thái Bảo ( Tám Sử ) làm bí thư )
Câu 24 :Uy ban Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tỉnh An Giang được thành lập vào ngày tháng năm nào và tại đâu ?
Đáp án : Thành lập cuối 1960 tại núi Tô ( Tri Tôn )
Câu 25 :Tổng tấn công nổi dậy Xuân 1968 ( tối mồng một tết) quân ta làm chủ gần hết tỉnh lỵ Châu Đốc, quận lỵ Tri Tôn 1 ngày, 2 đêm đánh chiếm 21 địa điểm quân sự, loại hàng trăm tên địch, góp phần buộc địch phải xuống thang chiến tranh, ngồi vào bàn hội nghị Paris. Chiến dịch xuân 1968 ở An Giang đã diễn ra trên phạm vi nào ?
Đáp án : Diễn ra trên phạm vi 06 thị xã, thị trấn và 50 xã.
Câu 26 :Từ giữa năm 1968 đến cuối năm 1971, địch tiến hành bình định, đánh phá ác liệt Bảy Núi nhằm xoá bỏ đầu cầu chiến lược về miền Tây. Trong đợt tiến công núi Tô của 18 ngàn quân địch, quân dân Tri Tôn với chưa đầy 100 tay súng đã giữ vững đồi Tức Dụp 128 ngày đêm (11/1968 đến 3/1969) dù địch đổ vào đây rất nhiều tiền và xương máu. Với chiến công này Quân dân Bảy Núi được cấp trên tặng 8 chữ vàng . Hãy cho biết 8 chữ vàng đó ?
Đáp án : Tám chữ vàng đó là “ Kiên cường bất khuất giữ vững Thất Sơn”
Câu 27 : Từ sau xuân 1968 địa bàn nông thôn tôn giáo là nơi địch bình định triệt để .Vì vậy lực lượng AG đã mở nhiều đợt võ trang tuyên truyền vào vùng Tân Châu ,An Phú,Châu Phú ,Phú Tân trong suốt 2 năm 1968-1969.Những nội dung tuyên truyền đó nhằm mục đích gì?
Đáp án: Nhằm phá lỏng kềm kẹp, chống âm mưu đôn quân, bắt lính của địch
Câu 28 :Trong chiến dịch Hồ Chí Minh vào thời gian nào cứ điểm “ tử thủ ” cuối cùng của địch ở Tây An Cổ tự ( Chợ Mới) mới buông súng đầu hàng cách mạng?
Đáp án : Vào ngày 06/05/1975.
Câu 29 : Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ I được triệu tập vào ngày tháng năm nào, lúc bấy giờ đồng chí nào được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy?
Đáp án : Đại hội Đảng bộ Tỉnh Angiang lần thứ I được triệu tập vào tháng 04/1977, đồng chí Lê Văn Nhung ( tức Tư Việt Thắng ) được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ ( đ/c tiếp tục làm Bí thư Tỉnh uỷ nhiệm kỳ II ( 1979 – 1982 ) và nhiệm kỳ III ( 1983 – 1986 )
Câu 30 :Xin cho biết quân tình nguyện AG hoàn thành nhiệm vụ giúp bạn Campuchia trở về nước vào ngày tháng năm nào ?
Đáp án: 2/7/1988
Câu 31 :Từ năm 1980 AG xác định đúng vị trí của nông nghiệp –lương thục là mặt trận hàng đầu ,nông dân là chủ thể quá trình đổi mới và nông thôn là địa bàn chiến lược ….từ đó AG ban hành nhiều chính sách cơ bản nào nhầm giải phóng sức sản xuất?
Đáp án:Cho nông dân làm chủ thực sự mảnh đất của mình ,xoá bỏ cơ chế quản lý nông nghiệp quan liêu ,bao cấp tăng cường phát triển dịch vụ ,KHKT ở nông thôn ,tập trung xây dựng ,khai phá vùng tứ giác Long Xuyên ,tăng cường khuyến nông cho vay vốn….
Câu 32 :Di tích lịch sử cách mạng Ô Tà Sóc tọa lạc tại địa phương nào ?
Đáp án : Tại xã Lương Phi – Tri Tôn.
Câu 33 : Nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí trong quân đội lúc bấy giờ, đội chiếu bóng đầu tiên của Tỉnh AnGiang đã đời. Theo các anh (chị ) đơn vị Văn công này được thhành lập vào thời gian nào ?
Đáp án : Năm 1965
Chữ ký của thanhangiang




 

HỎI ĐÁP VỀ LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH AN GIANG

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: DƯ ĐỊA CHÍ VIỆT NAM :: Dư địa chí miền Nam-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất