CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 NGUYỄN CHÁNH SẮT (1869 – 1947)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
NGUYỄN CHÁNH SẮT (1869 – 1947) I_icon_minitimeSat Jul 18, 2009 11:05 am

avatar
du lịch

Thành viên cấp 1

thanhangiang

Thành viên cấp 1

Họ & tên Họ & tên : Lê Tấn Thành
Ngày tham gia Ngày tham gia : 06/07/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 32
Đến từ Đến từ : An Giang
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : du lịch
Điểm thành tích Điểm thành tích : 119
Được cám ơn Được cám ơn : 58

Bài gửiTiêu đề: NGUYỄN CHÁNH SẮT (1869 – 1947)

 
NGUYỄN CHÁNH SẮT (1869 – 1947)


Nguyễn Chánh Sắt (1869 –1947) tự Bá Nghiêm, hiệu Tân Châu, bút hiệu: Du Nhiên Tử, Vĩnh An Hà. Ông là nhà văn, nhà biên dịch và là một trong những người đầu tiên làm báo Quốc ngữ tại Việt Nam.
Nguyễn Chánh Sắt, quê quán ở làng Long Phú, huyện Tân Châu, tỉnh Châu Đốc, nay thuộc thị trấn Tân Châu, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang.
Cha ông là Nguyễn Văn Tài, một nông dân nghèo. Từ thuở nhỏ, ông đến làm con nuôi ông Nguyễn Văn Bửu và bà Trần Thị Nghiêm, một gia đình khá giả trong xóm, nhưng không có con để nối nghiệp. Nhờ vậy, ông Sắt được theo học chữ Nho với thầy Trần Hữu Thường, rồi trường tiểu học Pháp - Việt Châu Đốc.
Đỗ xong bằng tiểu học Pháp – Việt, được cha nuôi cưới vợ tên là Văng Thị Yên (1872 - 1944), người cùng làng; và bà với ông đã có cả thảy 2 trai, 7 gái.
Đến khi cha mẹ nuôi đều mất. Để đủ chi tiêu, vợ ông phải ra mua bán nhỏ ở chợ Tân Châu. Trong thời gian này, Nguyễn Chánh Sắt quen thân thiếu tá người Pháp tên De Colbert, có sở Kén (nuôi tầm lấy tơ) tại Tân Châu. Làm ăn thất bại, De Colbert được nhà cầm quyền Pháp, cử làm giám đốc nhà lao Côn Lôn, và ông Sắt được mời đi theo làm thông ngôn.
Ở đảo, ông có dịp gần gũi các nhà Nho yêu nước bị lưu đày và học thêm chữ Hán. Bốn năm sau, De Colbert bị bệnh kiết lỵ phải đưa về Sài Gòn chữa trị, không khỏi rồi qua đời. Do đó Nguyễn Chánh Sắt xin nghỉ việc ở Côn Nôn, về làm việc ở các sở Canh nông, Công Chánh, Ðịa chánh tại Sài Gòn, rồi chuyển sang dạy chữ Hán tại Trường trung học Tabert.
Đi dạy, ông Sắt quen ông Canavaggio rồi nhận lời xuống Bạc Liêu, trông coi việc khai thác ruộng muối cho ông này.
Năm 1990, ông Sắt trở lên Sài Gòn, cộng tác với tờ Nông cổ mín đàm và bắt đầu dịch nhiều truyện Tàu (truyện dịch đầu tiên là truyện Tây Hớn (Hán)). Năm 1906, ông làm chủ bút báo Lục tỉnh tân văn và cộng tác với Trần Chánh Chiếu lập Nam Kỳ kỹ nghệ công ty trong Hội Minh tân ở Sài Gòn - Mỹ Tho, để vừa cạnh tranh với tư bản nước ngoài, khuếch trương công nghệ trong nước, vừa bí mật ủng hộ phong trào Đông du của Phan Bội Châu. Năm 1908, Hội Minh tân đổ vỡ, Trần Chánh Chiếu bị bắt, riêng ông may mắn thoát được.
Năm 1912, Nguyễn Chánh Sắt lại xuống Bạc Liêu là ruộng. Bị thất mùa nhiều vụ, năm 1916, ông trở lại Sài Gòn, tiếp tục làm chủ bút tờ Nông cổ mín đàm và cùng với ông Nguyễn Văn Của lập Nam Kỳ Nhựt Báo Ái Hữu Hội. Trong thời gian này, ông sáng tác tiểu thuyết Nghĩa hiệp kỳ duyên (1920), mang nhiều tình tiết éo le, gay cấn nên rất lôi cuốn đông đảo độc giả; và người ta đã lấy tên một nhân vật nổi tiếng trong tiểu thuyết này, để đặt cho ông biệt danh "Monsieur Chăn Cà Mum”.
Năm 1920, nhân chuyến về thăm quê nhà, ông được nhân dân địa phương cử giữ chức hương quản xã Long Phú (thuộc Tân Châu). Năm 1921, ông được cử Phụ thẩm Tòa án Sài Gòn. Năm 1922, Canavaggio mất, ông Sắt kiêm luôn chức chủ nhiệm báo Nông cổ mín đàm.
Tuổi già, ông Sắt về ẩn dật tại quê nhà Tân Châu. Ông mất ngày 6 tháng 6 năm 1947, hưởng thọ 78 tuổi. Hiện mộ phần ông và vợ tại xã Long Phú, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang./.
Chữ ký của thanhangiang





Số lần được cảm ơn : Message reputation : 100% (1 vote)


NGUYỄN CHÁNH SẮT (1869 – 1947) I_icon_minitimeSat Jul 18, 2009 11:12 am

AntonBinh
Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền tự do.. nhưng rồi................. một số họ đi lấy "vợ".

ĐIỀU HÀNH VIÊN

AntonBinh

ĐIỀU HÀNH VIÊN

Họ & tên Họ & tên : Tháp Thác Thiên Vương
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : PHÓ CHỦ NHIỆM CLB SỬ HỌC TRẺ
Ngày tham gia Ngày tham gia : 11/09/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 110
Đến từ Đến từ : Binh Đoàn Phù Thủy
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền tự do.. nhưng rồi................. một số họ đi lấy "vợ".
Điểm thành tích Điểm thành tích : 186
Được cám ơn Được cám ơn : 57

Bài gửiTiêu đề: Re: NGUYỄN CHÁNH SẮT (1869 – 1947)

 
thanks ok3
Chữ ký của AntonBinh




 

NGUYỄN CHÁNH SẮT (1869 – 1947)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: NHÂN VẬT LỊCH SỬ :: Nhân Vật Lịch sử Việt Nam-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất