VỀ 01 NĂM CẦM QUYỀN CỦA TỔNG THỐNG LIÊN BANG NGA MEDVEDEV
(7/5/2008 – 7/5/2009)
----***----
Tổng thống Medvedev lên cầm quyền trong một cuộc chuyển giao quyền lực suôn sẻ với người tiền nhiệm Vladimir Putin. Tuy nhiên đây là thời điểm nước Nga phải hứng chịu sự biến động phức tạp của tình hình kinh tế - chính trị của quốc tế.
I/ VỀ ĐỐI NỘI: 1/ Về kinh tế- Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu làm nước Nga tổn thất nặng nề: do nước Nga là nước phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu nguyên, nhiên liệu (đóng góp 30% thu nhập ngân sách) nên khi khủng hoảng làm giá năng lượng và nguyên liệu sụt giảm mạnh => giá cổ phiếu các ngành này sụt giảm, thị trường chứng khoán Nga mất 75% giá trị (1000 tỉ USD) => chính phủ Nga phải nhiều lần đóng cửa thị trường chứng khoán => đồng rúp mất giá 1/3, lạm phát tăng 12,5%; số người thất nghiệp lên 4,6 triệu người.
- Để đối phó, 10/2008, Tổng thống Medvedev thông qua kế hoạch cứu trợ khẩn cấp 36,4 tỉ USD để hỗ trợ các ngân hàng; 1,3 tỉ USD để ổn định tình hình lao động => tỉ lệ người thất nghiệp còn 1,5%.
- Tổng thống Medvedev còn đề ra kế hoạch nhằm đưa nước Nga trở thành trung tâm tài chính hàng đầu thế giới và đưa đồng rúp trở thành phương tiện thanh toán quốc tế.
2
/ Về chính trị - xã hội- Cuộc đấu tranh chống tham những được Tổng thống Medvedev coi là “sự nghiệp vì danh dự của nước Nga”. Tổng thống Medvedev ký sắc lệnh thành lập Hội đồng chống tham nhũng trực thuộc phủ tổng thống. Trong năm 2008, Nga khởi tố 12.000 vụ án tham nhũng.
- Tổng thống Medvedev cũng thể hiện sự thiện chí hợp tác với những người thuộc phe đối lập.
II/ VỀ ĐỐI NGOẠITổng thống Medvedev tiếp tục và phát triển chính sách đối ngoại dưới thời Putin nhằm tái lập vị thế cường quốc của Liên bang Nga.
1/ Đối với khu vực châu Á: Nga ưu tiên phát triển quan hệ với Trung Á, ông thăm hàng loạt các nước Trung Á như: Adec1baigian, Cadắctan, Tuốcmênixtan, triển khai đường ống dẫn dầu Đông Xibêri – Thái Bình Dương.
2/ Đối với Trung Quốc: Nga xác định TQ là nước láng giền lớn nhất và quan trọng nhất của Nga. Sau chuyến thăm TQ của Tổng thống Medvedev, hai nước ký thông cáo chung tái khẳng định vai trò của hai nước như những trụ cột của trật tự thế giới đa cực.
3/ Đối với khu vực châu Âu: Nga xem CHLB Đức là bạn hàng, đối tá năng lượng lớn nhất của Nga, đổng thời chủ trương xây dựng quan hệ chặt chẽ giữa EU với Nga.
4/ Đối với vấn đề NATO mở rộng: Nga kiên quyết phản đối NATO kết nạp Ucraina và Grudia với những hành động cứng rắn như: gây xung đột vũ trang tại Nam Ôxêtia vá Ákhadia (8/2008) mà bất chấp áp lực của Mĩ, NATO và EU; xung đột về khí đốt với Ucraina gây nên tình trạng căng thẳng năng lượng cho khối EU…thể hiện sức mạnh quân sự cũng như năng lượng của Nga đối với EU và Mĩ.
5/ Đối với khu vực châu Mĩ: - Dưới thời tổng thống G.Bush, quan hệ Nga – Mĩ trở nên căng thẳng nhất kể từ khi chiến tranh lạnh chấm dứt: Nga phản đối Mĩ công nhận độc lập ở Côxôvô; Mĩ triển khai hệ thống lá tên lửa NMD tại Ba Lan và hệ thống ra đa cảnh giới tại Cộng hòa Séc; Nga tuyên bố sẽ bố trí hệ thống tên lửa Ixkanđơ ở Kaliningrát để chống lại những lá chắn tên lửa của Mĩ ở Ba Lan và Cộng hòa Séc. Nhưng dưới thời Tổng thống Obama thì quan hệ Nga – Mĩ có nhiều chuyển biến tích cực hơn.
- Quan hệ Nga – Mĩ Latinh (Pêru, Braxin, Vênêxuêla và Cuba) trên các lĩnh vực dầu khí, vũ khí và năng hạt nhân đang rất phát triển: Nga sẽ đóng thêm 4-5 tàu sân bay cho Cuba để tăng cường khả năng triển khai lực lượng vũ trang trên đại dương, các công ty dầu khí của Nga dần thay thế các công ty dầu khí của Mĩ ở Vênêxuêla…
ĐÁNH GIÁ CHUNG:Sau một năm cầm quyền của Tổng thống Medvedev, tỉ lệ người dân ủng hộ ông tăng lên 81%. Phó chủ tịch Đuma Quốc gia Nga V. Dirinovski cho rằng “Tổng thống Medvedev hoàn toàn xứng đáng được điểm tối đa trong năm đầu tiên nhiệm kì. Đây là năm khó khăn đối với tân Tổng thống. Qủa là khó điều hành đất nước một cách bình thường trong tình hình như vậy. Ông Medvedev đã thể hiện rõ phẩm chất hành động độc lập, quyết đoán và phản ứng khá nhanh với các sự kiện bất ngờ và nghiêm trọng”./.