TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI AN GIANG DƯỚI TRIỀU NGUYỄN
GIAI ĐOẠN (1802 – 1867)
Vùng đất Nam bộ nói chung và vùng đất An Giang nói riêng được các chúa Nguyễn đẩy mạnh di dân khai hoang lập ấp từ đầu thế kỷ XVII. Vùng đất hoang vu sình lầy này để lại trong tâm trí những người đi khai hoang như sau:
“Đến đây xứ sở lạ lùng
Con chim kêu cũng sợ, con cá vùng cũng kinh
Chèo ghe sợ sấu cắn chân
Xuống bưng sợ đĩa, lên rừng sợ ma”
Đến thế kỷ XIX, dưới bàn tay cần cù lao động của ông cha ta, vùng đất đầm lầy hoang vu Nam Bộ từng bước được khai phá thành những đồng bằng trù phú như ngày hôm nay. Để hiểu thêm con nguời và vùng đất An Giang giai đoạn từ khi triều Nguyễn được thành lập đến trước khi thực dân Pháp xâm lược vùng đất này. Chúng ta cùng tìm hiểu đôi nét – TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI AN GIANG DƯỚI TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 - 1867 ”
1
/ Tình hình kinh tế a/ Về nông nghiệp
- Triều Nguyễn có nhiều chính sách tích cực để phát triển nông nghiệp:
+ Khuyến khích khai hoang với nhiều thủ tục dễ dãi
+ Miễn thuế, cho dân mượn nông cụ…
+ Khai hoang dưới hình thức đồn điền.
+ Đào kênh dẫn nước vào ruộng.
=> Diện tích đất nông nghiệp tăng.
- Ruộng đất khai hoang chủ yếu để trồng lúa, ngoài ra còn trồng các cây hoa màu, cây ăn trái.
b/ Về thủ công nghiệp
Có nhiều nghề thủ công nổi tiếng:
Nghề mộc và đóng xuồng ở Chợ Mới
Nghề dệt lụa ở Tân Châu
Nghề làm mắm, khô ở Châu Đốc
Nghề làm đường thốt nốt của người Khơme ở Tri Tôn, Tịnh Biên
Nghề dệt thổ cẩm của người Chăm ở Tân Châu, An Phú
b/ Về thương nghiệp:
- Hoạt động thương nghiệp rất hạn chế, các trung tâm thương nghiệp chưa hình thành.
- Hàng hoá sản xuất theo thời vụ để tiêu dùng hoặc trao đổi với các vùng lân cận.
2/ Tình hình xã hội - Tình hình địa chủ, quan lại cướp ruộng đất phổ biến khắp nơi.
- Chế độ thuế và lao dịch nặng nề.
=> Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra, tiêu biểu là khởi nghĩa Thất Sơn (1841 – 1842)
* Khởi nghĩa Thất Sơn:
- Tháng 10/1841 (ÂL) bùng nổ cuộc nổi dậy của người Kinh và người Khơme chống lại triều Nguyễn => Tháng 5/1842, khởi nghĩa thất bại.
3/ Tình hình văn hoá, giáo dục a/ Về tôn giáo
Cư dân An Giang theo đạo Phật, Thiên Chúa giáo, đạo Hồi. An Giang còn là nơi khai sinh đạo Bửu Sơn Kì Hương.
b/ Về giáo dục
Việc xây dựng trường sở được chú trọng:
- Năm 1837, Huyện học Đông Xuyên được thành lập ở Long Sơn (Phú Tân)
- Năm 1842, Tỉnh học An Giang ra đời đặt tại Châu Đốc do Phạm Văn Trung làm Đốc học đầu tiên.
c/ Về văn học
- An Giang là đề tài sáng tác của nhiều thi nhân: Doãn Uẩn, Trịnh Hoài Đức, Bùi Hữu Nghĩa, Phan Văn Trị…
- Nghệ thuật dân gian có nhiều hình thức phong phú: hát tuồng, kể chuyện, các điệu múa của người Chăm, người Khơmer.
d/ Về kiến trúc
Có nhiều công trình lăng mộ, đình chùa như: Lăng Thoại Ngọc Hầu, đình Châu Phú, chùa Tây An (Châu Đốc)…