Đằng sau những vi phạm pháp luật của Nguyễn Tiến Trung
Thu Jul 16, 2009 10:59 am
SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
CỐ VẤN CHUYÊN MÔN
ChauTienLoc
Họ & tên : CHÂU TIẾN LỘC
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Sáng lập viên, Cựu Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ (từ tháng 06/2008 đến 01/2011)
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi : 823
Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
Điểm thành tích : 1969
Được cám ơn : 665
Tiêu đề: Đằng sau những vi phạm pháp luật của Nguyễn Tiến Trung
Sau khi bị bắt, và khi đề cập đến những hành vi sai trái của mình, "Phó tổng thư ký" Nguyễn Tiến Trung thú nhận: "Đảng dân chủ Việt Nam" chưa có văn phòng công khai, tôi lại ít kinh nghiệm nên chưa mời được ai tham gia vào "đảng". Số đảng viên do các ủy viên trung ương khác kết nạp như thế nào, bao nhiêu tôi cũng không rõ. Ông Hoàng Minh Chính nắm rõ nhất nhưng cũng chưa nói cho tôi...".
Ngày 7/7 vừa qua, được sự phê chuẩn của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã thực hiện lệnh bắt và khám xét chỗ ở của Nguyễn Tiến Trung, nhân vật cầm đầu "Tập hợp thanh niên dân chủ" và đồng thời cũng là "Phó tổng thư ký, Ủy viên thường vụ trung ương đảng, Trưởng ban thanh niên" của "đảng dân chủ Việt Nam" do Nguyễn Sĩ Bình, Nguyễn Xuân Ngãi và Hoàng Minh Chính nặn ra ở Mỹ...
Mặc dù tuổi còn rất trẻ, nhưng Trung lại tỏ ra “hung hăng” khác thường trong việc tuyên truyền, chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Có thể nói, khởi nguồn của những hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam do Nguyễn Tiến Trung và một số người khác như Trần Anh Kim, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long..., tiến hành từ năm 2006 đến 2008, là khi Trung du học tại Pháp - ngành công nghệ thông tin năm 2002.
Thời điểm ấy, nhóm "Thông luận" - "Tập hợp dân chủ đa nguyên" do Nguyễn Gia Kiểng cầm đầu, cùng một số kẻ phản động, lưu vong như Bùi Tín, Vũ Thư Hiên... ráo riết tuyên truyền, lôi kéo du học sinh Việt Nam tham gia vào tổ chức của họ.
Cơ quan An ninh Điều tra đọc lệnh bắt Nguyễn Tiến Trung (X) trước sự chứng kiến của gia đình và đại diện tổ dân phố.
Tuổi trẻ hiếu thắng, lại được bơm lên thành một "lãnh tụ", một "minh chủ" trong tương lai nên ngày 8/5/2006, Nguyễn Tiến Trung và Nguyễn Thị Hường (còn có tên khác là Hoàng Lan) cùng vài du học sinh ở Pháp, ở Mỹ, thành lập ra cái gọi là "Tập hợp thanh niên dân chủ", với một trang web trên mạng Internet làm công cụ hoạt động.
Bài viết đầu tiên của Nguyễn Tiến Trung - được Trung đưa lên trang mạng của Đài BBC, rồi sau đó nhiều trang web của những nhóm người Việt phản động khác copy lại, là bài: "Thư ngỏ của một sinh viên bình thường" (viết ngày 22/2/2006), gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục lúc ấy là ông Nguyễn Minh Hiển. Trong bài viết, lợi dụng một vài thiếu sót, bất cập của hệ thống giáo dục Việt Nam - nhưng thay vì chân thành góp ý để sửa sai, thì Nguyễn Tiến Trung lại cố tình xuyên tạc, thậm chí xuyên tạc một cách trắng trợn và bất chấp sự thật.
"Thư ngỏ của một sinh viên bình thường" nhanh chóng lọt vào "mắt xanh" của một số phần tử cơ hội, bất mãn trong nước - trong đó có Hoàng Minh Chính (đã chết) bởi lẽ sau khi nó xuất hIện, nhóm "Thông luận", "Tập hợp dân chủ đa nguyên" của Nguyễn Gia Kiểng - bằng những cái tên (nickname) giả, đã liên tục tung hô Nguyễn Tiến Trung trên nhiều diễn đàn ở mạng Internet mà mục đích không ngoài việc "đánh bóng" Trung, tạo cho Trung được sự chú ý ở trong nước - nhất là với giới sinh viên, thanh niên.
Nhận thấy Nguyễn Tiến Trung là một con bài sáng giá vì Trung còn trẻ, bản thân không tì vết, có học thức và có khả năng lý luận, Hoàng Minh Chính bèn giới thiệu Trung cho Nguyễn Sĩ Bình, kẻ cầm đầu "đảng nhân dân hành động" ở Mỹ vì rằng lúc ấy, Bình và Hoàng Minh Chính đã bắt đầu thành lập "đảng dân chủ Việt Nam" dưới chiêu bài "phục hoạt đảng dân chủ".
Cũng cần nói thêm rằng, ý đồ đẻ ra "đảng dân chủ Việt Nam" đã được Hoàng Minh Chính và Nguyễn Sĩ Bình thai nghén khi Hoàng Minh Chính sang Mỹ chữa bệnh vào thời điểm cuối năm 2005 dưới sự bảo trợ tài chính của Nguyễn Xuân Ngãi - là Phó tổng thư ký đặc trách ngoại vụ "đảng nhân dân hành động". Trong đó, sau khi Hoàng Minh Chính về nước, sẽ công khai ra đời "đảng dân chủ Việt Nam" do ông ta làm "Tổng thư ký", Nguyễn Xuân Ngãi làm "Phó tổng thư ký", Nguyễn Sĩ Bình là phụ tá đặc biệt.
Đúng như kế hoạch, Hoàng Minh Chính về nước và "đảng dân chủ Việt Nam" ra đời... trên mạng Internet! Ở nước ngoài, Nguyễn Sĩ Bình, Nguyễn Xuân Ngãi tuyên bố rùm beng về "đảng dân chủ Việt Nam"; còn trong nước, Hoàng Minh Chính cùng một số phần tử khác cũng khua chiêng gióng trống.
Theo sự chỉ đạo của Nguyễn Sĩ Bình, Hoàng Minh Chính nhân danh tổng thư ký "đảng dân chủ Việt Nam", phong chức búa xua cho người này, kẻ nọ mà cụ thể là Bùi Hữu Vị làm "Ủy viên thường vụ" ký, Trần Anh Kim làm "Ủy viên thường vụ". Điều khôi hài nhất là Ngô Phát Đạt, người đang bị cơ quan chức năng Việt Nam truy nã về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng vẫn được làm "Phó tổng thư ký".
Khi Hoàng Minh Chính qua đời vào tháng 2/2008, nội bộ "đảng dân chủ Việt Nam" xảy ra nhiều đấu đá để tranh giành quyền lực bằng những bài viết mạt sát, chửi bới, vạch trần những thủ đoạn đê tiện của nhau rồi tung lên các trang web mà nói theo ngôn ngữ của dân gian Nam Bộ, thì "thằng nào cũng muốn làm cha". Cuối cùng, ngày 9/8/2008, dựa vào sức mạnh của đồng đôla, Nguyễn Sĩ Bình giành lấy chức Trưởng ban Thường vụ, thay Hoàng Minh Chính điều hành "đảng dân chủ Việt Nam".
Nguyễn Tiến Trung ký nhận những tài liệu in ra từ máy tính của Trung
Năm 2008, tại Thái Lan, Nguyễn Sĩ Bình tổ chức đại hội "đảng dân chủ Việt Nam" rồi tuyên bố "đại hội thành công tốt đẹp" (?!). Trong đại hội này, Lê Công Định được phong làm Tổng thư ký với bí danh “Đoàn Phước Việt”. Sau đó, Nguyễn Sĩ Bình một bước nhảy lên làm "trưởng ban thường vụ trung ương".
Thu Jul 16, 2009 11:00 am
SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
CỐ VẤN CHUYÊN MÔN
ChauTienLoc
Họ & tên : CHÂU TIẾN LỘC
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Sáng lập viên, Cựu Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ (từ tháng 06/2008 đến 01/2011)
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi : 823
Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
Điểm thành tích : 1969
Được cám ơn : 665
Tiêu đề: Re: Đằng sau những vi phạm pháp luật của Nguyễn Tiến Trung
Trong "điều lệ" của "đảng dân chủ Việt Nam", ghi rõ "đảng viên đảng dân chủ chỉ có một đảng tịch", phải trung thành với "đảng dân chủ Việt Nam", nhưng những "đảng viên" cốt cán của "đảng" vẫn "đi đêm" với những tổ chức khác. Lê Công Định, là "Tổng thư ký đảng dân chủ Việt Nam" song vẫn hoạt động cho "Việt Tân", đồng thời lại cùng Nguyễn Sĩ Bình, Trần Huỳnh Duy Thức lập ra "đảng lao động Việt Nam". Trần Anh Kim là "Ủy viên thường vụ - Phó tổng thư ký đảng dân chủ Việt Nam" nhưng vẫn nhận tiền của một số đảng phái, tổ chức phản động khác.
Riêng Nguyễn Tiến Trung là "Phó tổng thư ký" nhưng lại kiêm thêm chức "Trưởng ban thanh niên" trong khi Nguyễn Thị Hường (Hoàng Lan) cũng được phong chức "Trưởng ban thanh niên". Đặc biệt hơn nữa, "điều lệ" của "đảng dân chủ Việt Nam" do Nguyễn Văn Đài (đã bị bắt) soạn thảo, thì đã được sao y bản chính điều lệ của một số đảng khác.
Trở lại chuyện Nguyễn Tiến Trung, sau nhiều lần tiếp xúc với Nguyễn Sĩ Bình, và được Bình hướng dẫn về các phương thức hoạt động chống đối Nhà nước Việt Nam dưới vỏ bọc "ôn hòa", "bất bạo động", cũng như qua Nguyễn Sĩ Bình, Trung lần lượt gặp gỡ các nhân vật cầm đầu những tổ chức phản động, như "đảng Việt Tân", "Mạng lưới tuổi trẻ Việt Nam lên đường", "Liên minh Việt Nam tự do", "Ủy ban bảo vệ quyền người lao động Việt Nam". Tháng 12/2006, Trung và Hoàng Lan viết đơn xin gia nhập "đảng dân chủ Việt Nam".
Để chứng tỏ khả năng, Nguyễn Tiến Trung tích cực lôi kéo và bước đầu đã rủ rê được một số du học sinh như Trần Chiêu Việt, Ngô Thị Ngoan, Nguyễn Trác Việt, Trần Dũng Nghi, Nguyễn Quốc Nam, Nguyễn Bách, Trần Minh Răn, Nguyễn Thị Thanh Vân... tham gia. Trong nước, Trung đặt quan hệ với Nguyễn Thị Ý Nhi, Nguyễn Văn Hải (tức bloger Điếu Cày) cùng một số thành viên của "Câu lạc bộ nhà báo tự do" với ý đồ lôi kéo họ tham gia "Tập hợp thanh niên dân chủ".
Tại diễn đàn "Tập hợp thanh niên dân chủ" và một số các diễn đàn khác do Trung lập ra như "blog Nguyễn Tiến Trung", Trung cùng Hoàng Minh Chính, Nguyễn Sĩ Bình, Nguyễn Xuân Ngãi, Bùi Hữu Vị..., bàn thảo các vấn đề nhân sự, cơ cấu tổ chức, trực tiếp góp ý kiến xây dựng cho "đảng dân chủ Việt Nam", tiến đến công khai ra mắt "đảng”.
Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã, thông qua một số trang web và "blog Nguyễn Tiến Trung”, Trung làm quen và gặp gỡ trên mạng Internet với Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức... Tất cả những gặp gỡ đó, Trung đều báo cáo cho Nguyễn Sĩ Bình đồng thời "môi giới" cho Định làm quen với Bình. Chính vì vậy, sau này Lê Công Định đã được Nguyễn Sĩ Bình phong cho làm "Tổng thư ký đảng dân chủ Việt Nam".
Tháng 7/2006, Trung và Nguyễn Phúc Tửng, Đoàn Văn Linh - thuộc tổ chức "Văn phòng các Hội đoàn chống Việt Nam", cùng Trần Hồng - là kẻ đã lái xe ủi tấn công Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp năm 1996, tổ chức thực hiện kế hoạch "vận động marathon nối vòng tay lớn" nhằm mục đích thu thập chữ ký, kích động chống phá Nhà nước Việt Nam. Mặc dù số lượng tham gia ký tên không nhiều nhưng với Nguyễn Tiến Trung, Trung tự cho rằng "vận động marathon" đã tạo được dư luận rộng rãi.
Năm 2007, Nguyễn Tiến Trung về nước, tiếp xúc với Hoàng Minh Chính để nhận chỉ thị về việc phát triển lực lượng trong giới sinh viên, thanh niên, đồng thời chuẩn bị công khai hóa hoạt động của "đảng dân chủ Việt Nam" ở trong nước. Hai nhiệm vụ ấy là một phần rất quan trọng trong chiến lược đẩy mạnh các hoạt động của "đảng dân chủ Việt Nam", tiến đến thực hiện một cuộc "cách mạng" mà Nguyễn Sỹ Bình, Nguyễn Xuân Ngãi và Hoàng Minh Chính gọi là "Cách mạng Hoa đào".
Theo lời khai của Lê Công Định, từ cuối năm 2007 cho đến ngày Trung đi nghĩa vụ quân sự, Lê Công Định đã có 8 lần gặp Nguyễn Tiến Trung tại vài quán cà phê và tại văn phòng của Định ở TP HCM.
Từ mối quan hệ ấy, Lê Công Định đã nhận lời tham gia bào chữa cho "Điếu Cày" Nguyễn Văn Hải về tội trốn thuế. Tháng 2/2008, Trung lại giới thiệu Lê Công Định với Trần Huỳnh Duy Thức, hình thành nên "bộ ba" mà trong đó, bộ ba này phân công nhau từng việc cụ thể để chống phá Nhà nước, lật đổ chính quyền.
Chả thế mà khi trao đổi với Phạm Văn Song, là cánh tay đắc lực của Nguyễn Sĩ Bình, Trung tưởng phần thắng đã nằm trong tay: "Tình hình trong nước bây giờ em thấy rất "khởi sắc". Em nghĩ, trong thời gian tới sẽ có rất nhiều biến động trong nước. Mình phải cố tạo ra một phong trào dân chủ mạnh cả trong và ngoài để Đảng Cộng sản Việt Nam có thể ngồi xuống bàn đàm phán..."(?!).
Trên diễn đàn "Tập hợp thanh niên dân chủ", Nguyễn Tiến Trung công khai bộc lộ ý đồ của mình: "Đất nước đang đứng trước cuộc biến động lớn lao. Mong rằng những lực lượng dân chủ - dân tộc sẽ thành công trong việc chuyển đổi tình hình! Các chí hữu trong "đảng dân chủ Việt Nam" và các bạn trong "Tập hợp thanh niên dân chủ" sẽ tiếp tục công việc "đội đá vá trời" này!... Mình tin tưởng mãnh liệt vào thành công của dân chủ!".
Sự tin tưởng ấy đã được Trung thể hiện bằng việc tuyên truyền, xách động những cuộc biểu tình gây rối vào các ngày 9, 16, 23/12/2007, và ngày 29/4/2008. Khi Hoàng Minh Chính chết, với vai trò là "Ủy viên thường vụ", kiêm "Trưởng ban Thanh niên" của "đảng dân chủ Việt Nam, Nguyễn Tiến Trung được Nguyễn Sĩ Bình, Nguyễn Xuân Ngãi giao nhiệm vụ thông qua đám tang của ông Hoàng Minh Chính để khuếch trương lực lượng, công khai hóa hoạt động bằng cách đeo lên mình giải băng tang có hàng chữ "đảng dân chủ Việt Nam" nhưng âm mưu này đã bị dập tắt.
Đến khi Trung trúng tuyển nghĩa vụ quân sự, và vẫn dưới sự "bơm đểu" của Nguyễn Sĩ Bình, Trung tự coi mình là "nhân vật đi đầu", một đảng viên nòng cốt của "đảng dân chủ Việt Nam" nằm trong Lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam. Theo những gì Nguyễn Tiến Trung công bố trong blog, thì việc này đánh dấu một thời kỳ mới - thời kỳ bắt đầu của chế độ đa đảng trong quân đội.
Sau khi bị bắt, và khi đề cập đến những hành vi sai trái của mình, Nguyễn Tiến Trung thú nhận: "Đảng dân chủ Việt Nam" chưa có văn phòng công khai, tôi lại ít kinh nghiệm nên chưa mời được ai tham gia vào "đảng". Số đảng viên do các ủy viên trung ương khác kết nạp như thế nào, bao nhiêu tôi cũng không rõ. Ông Hoàng Minh Chính nắm rõ nhất nhưng cũng chưa nói cho tôi...".
Lúc gặp Nguyễn Sĩ Bình ở Thái Lan, Lê Công Định đã thăm dò: "Đảng viên đảng dân chủ Việt Nam có bao nhiêu người?". Nguyễn Sĩ Bình nửa kín nửa hở: "Đang xây dựng... bộ khung".
Lê Công Định thú nhận: "Trong một lần đọc "điều lệ đảng", tôi có cảm tưởng đảng này đã có sẵn một cơ cấu tổ chức chặt chẽ từ trên xuống dưới. Do vậy, tôi hỏi anh Bình rằng có bao nhiêu đảng viên tham gia thì anh Bình không trả lời trực tiếp câu hỏi của tôi, mà chỉ nói rằng: "Trước mắt cần xây dựng một nhóm cán bộ chủ chốt trước thì tự nhiên sẽ có các đảng viên khác thôi". Anh Bình dùng khái niệm "vòng trong", tức cán bộ chủ chốt mà chưa có thì nói chi đến "vòng ngoài", tức những đảng viên bình thường khác. Từ đó, tôi hiểu rằng đảng này không có nhiều đảng viên như cách mà "điều lệ đảng" trình bày...".
Khi Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, Trần Anh Kim, Lê Thăng Long bị bắt, Nguyễn Sĩ Bình vội vã phủi tay, chối bay chối biến, rằng "đảng nhân dân hành động" chẳng có liên quan gì đến các người này.
Không chỉ Nguyễn Sĩ Bình, mà cả mấy kẻ cầm đầu Việt Tân như Hoàng Cơ Định, Đặng Vũ Chấn cũng nhắm mắt giả đui, bịt tai giả điếc. Nếu có, thì vẫn chỉ có mấy cái tên (nickname) "ảo", hô hào trên mạng Internet, đòi thành lập "phong trào vận động giải cứu Nguyễn Tiến Trung".
Nằm trong trại giam, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, Trần Anh Kim, Lê Thăng Long ắt phải than trời vì "điều lệ", "cương lĩnh" còn rành rành ra đó, mà "lãnh tụ" sao nỡ lòng nào, lại ngoảnh mặt làm ngơ...
Theo Hòa Xuân
Thu Jul 16, 2009 11:16 am
Văn - Sử - Địa - Tin - CTXH
Thành viên cấp 3
toiyeuVietNam
Họ & tên : Trần Nguyễn Ngọc Phượng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Huy chương Cống hiến :
Ngày tham gia : 27/06/2009
Tổng số bài gửi : 140
Đến từ : TP Hồ CHí Minh
Sở trường/ Sở thích : Văn - Sử - Địa - Tin - CTXH
Điểm thành tích : 302
Được cám ơn : 113
Tiêu đề: Re: Đằng sau những vi phạm pháp luật của Nguyễn Tiến Trung
Những bài viết trên đây kha hay, xem ra L có sự quan tâm sâu sắc đến vấn đề này. lâu lâu đọc những bài như thế này lại mình đc giải phóng đầu óc ra khỏi những sự kiện còn khô cứng bởi giọng văn đả kích, châm biếm khá độc đáo. Đôi khi cảm thấy vô lý và khó hiểu, sao lại có những người như vậy?Chắc là cũng còn nhiều tổ chức khác nhưng có lẽ sớm muộn gì cũng bị ta bắt mà thôi. Mức án tù liệu có còn quá nhẹ?
Thu Jul 16, 2009 1:28 pm
SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
CỐ VẤN CHUYÊN MÔN
ChauTienLoc
Họ & tên : CHÂU TIẾN LỘC
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Sáng lập viên, Cựu Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ (từ tháng 06/2008 đến 01/2011)
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi : 823
Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
Điểm thành tích : 1969
Được cám ơn : 665
Tiêu đề: Re: Đằng sau những vi phạm pháp luật của Nguyễn Tiến Trung
toiyeuVietNam đã viết:
Những bài viết trên đây kha hay, xem ra L có sự quan tâm sâu sắc đến vấn đề này. lâu lâu đọc những bài như thế này lại mình đc giải phóng đầu óc ra khỏi những sự kiện còn khô cứng bởi giọng văn đả kích, châm biếm khá độc đáo. Đôi khi cảm thấy vô lý và khó hiểu, sao lại có những người như vậy?Chắc là cũng còn nhiều tổ chức khác nhưng có lẽ sớm muộn gì cũng bị ta bắt mà thôi. Mức án tù liệu có còn quá nhẹ?
Đúng vậy, quan trọng là thời gian, bắt đầu "con đầu đàn" thì từ từ sẽ lòi ra những con khác.
Thu Jul 16, 2009 6:45 pm
Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền tự do.. nhưng rồi................. một số họ đi lấy "vợ".
ĐIỀU HÀNH VIÊN
AntonBinh
Họ & tên : Tháp Thác Thiên Vương
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : PHÓ CHỦ NHIỆM CLB SỬ HỌC TRẺ
Ngày tham gia : 11/09/2008
Tổng số bài gửi : 110
Đến từ : Binh Đoàn Phù Thủy
Sở trường/ Sở thích : Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền tự do.. nhưng rồi................. một số họ đi lấy "vợ".
Điểm thành tích : 186
Được cám ơn : 57
Tiêu đề: Re: Đằng sau những vi phạm pháp luật của Nguyễn Tiến Trung
Chế Hồng Tiến đã viết:
Nói gì thì nói chứ nhìn cái mặt thằng này là em ko ưa rồi
Thu Jul 16, 2009 8:11 pm
SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
CỐ VẤN CHUYÊN MÔN
ChauTienLoc
Họ & tên : CHÂU TIẾN LỘC
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Sáng lập viên, Cựu Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ (từ tháng 06/2008 đến 01/2011)
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi : 823
Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
Điểm thành tích : 1969
Được cám ơn : 665
Tiêu đề: Re: Đằng sau những vi phạm pháp luật của Nguyễn Tiến Trung
Tìm được cái Video này hay lắm. Nội dung là châm biếm bọn "Mầm non Rân chủ".