CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Hãy sờ lên gáy mình trước đã rồi mới đủ tư cách rao giảng về nhân quyền

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Hãy sờ lên gáy mình trước đã rồi mới đủ tư cách rao giảng về nhân quyền I_icon_minitimeWed Jul 08, 2009 4:47 pm

ChauTienLoc
SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

ChauTienLoc

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

https://suhoctre.forumvi.net
Họ & tên Họ & tên : CHÂU TIẾN LỘC
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Sáng lập viên, Cựu Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ (từ tháng 06/2008 đến 01/2011)
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Hãy sờ lên gáy mình trước đã rồi mới đủ tư cách rao giảng về nhân quyền 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Hãy sờ lên gáy mình trước đã rồi mới đủ tư cách rao giảng về nhân quyền Laodong1 Hãy sờ lên gáy mình trước đã rồi mới đủ tư cách rao giảng về nhân quyền DHVgioi Hãy sờ lên gáy mình trước đã rồi mới đủ tư cách rao giảng về nhân quyền Medal124 Hãy sờ lên gáy mình trước đã rồi mới đủ tư cách rao giảng về nhân quyền 36Hãy sờ lên gáy mình trước đã rồi mới đủ tư cách rao giảng về nhân quyền 40Hãy sờ lên gáy mình trước đã rồi mới đủ tư cách rao giảng về nhân quyền 102Hãy sờ lên gáy mình trước đã rồi mới đủ tư cách rao giảng về nhân quyền 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 823
Đến từ Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1969
Được cám ơn Được cám ơn : 665

Bài gửiTiêu đề: Hãy sờ lên gáy mình trước đã rồi mới đủ tư cách rao giảng về nhân quyền

 
Hãy sờ lên gáy mình trước đã rồi mới đủ tư cách rao giảng về nhân quyền


- Ngày 13-6, Cơ quan An ninh điều tra (ANÐT) Bộ Công an đã tiến hành bắt, khám xét khẩn cấp đối với Lê Công Ðịnh theo Ðiều 88, Bộ luật Hình sự, vì có những hành vi câu kết với các đối tượng phản động ở nước ngoài chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

Qua khám xét thu được nhiều tài liệu, chứng cứ, cho thấy Lê Công Ðịnh có hoạt động chống phá Nhà nước ta từ nhiều năm nay. Việc Cơ quan ANÐT bắt giam Lê Công Ðịnh là công việc nội bộ của Việt Nam, theo đúng trình tự thủ tục pháp luật của Việt Nam, phù hợp các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Quốc tế về quyền dân sự, chính trị (ICCPR). Cũng như mọi quốc gia khác, các hành vi vi phạm pháp luật của công dân đều phải được xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Trong bản tường trình gửi Cơ quan ANÐT Bộ Công an đề ngày 17-6-2009, Lê Công Ðịnh đã thú nhận tội lỗi của mình: "Tôi thấy những việc làm trên của tôi đã vi phạm pháp luật Việt Nam. Tôi rất ân hận với những hành vi sai trái của mình. Tôi mong được Nhà nước xem xét cho tôi hưởng lượng khoan hồng".

Vậy mà, có thế lực cố tình làm rùm beng về vụ việc này, rằng hành vi của Lê Công Ðịnh chỉ là "bày tỏ chính kiến, bất bạo động" (!), đòi thả Lê Công Ðịnh ngay lập tức và vô điều kiện. Và, một lần nữa, họ lặp lại những luận điệu cũ rích vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền và dân chủ.

Những hành vi của Lê Công Ðịnh câu kết với các thế lực thù địch bên ngoài chống phá Nhà nước Việt Nam là rõ ràng. Bất cứ công dân một nước nào có những hành vi như Lê Công Ðịnh cũng sẽ bị xử lý theo pháp luật của nước đó. Ðiều đáng nói là các thế lực chống phá Nhà nước ta lớn tiếng bênh che Lê Công Ðịnh trong khi quyền tự do công dân ở nước họ đang bị xâm phạm nghiêm trọng.

Tờ Thời báo New York số ra cuối năm 2005 cho biết, Cơ quan An ninh quốc gia (NSA) của Mỹ đã theo dõi ngầm hàng trăm người mà không có lệnh của tòa án, trong khi thông thường, NSA bị cấm nghe lén điện thoại trong phạm vi lãnh thổ Mỹ. Các tổ chức dân quyền nước này đòi NSA ngừng ngay việc nghe lén điện thoại và đọc trộm thư điện tử của công dân, mà không có lệnh của tòa án. Liên minh Dân quyền Mỹ (ACLU) công bố tài liệu dài 2.300 trang cho biết, Cục Ðiều tra liên bang Mỹ (FBI) đã theo dõi hoạt động của những tổ chức xã hội, môi trường và nhân quyền trong nước như Hòa bình Xanh. Bản báo cáo mang tên "Hồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2008" do Văn phòng báo chí Quốc vụ viện Trung Quốc công bố ngày 25-2-2009 nêu rõ, ở Mỹ số vụ hạn chế quyền dân sự và chính trị đang ngày càng tăng. Theo tin đăng trên mạng báo Bưu điện Washington ngày 4-4-2008, Mỹ đã áp dụng việc kiểm tra sâu, một công nghệ theo dõi hoàn toàn mới, có thể ghi lại mọi trang Web đã truy cập, mọi thư điện tử đã gửi và mọi thông tin tìm kiếm trực tuyến. Số liệu thống kê cho thấy, ít nhất 100 nghìn người sử dụng internet ở Mỹ đã bị theo dõi. FBI đã tham gia chiến dịch theo dõi bất hợp pháp do chính quyền Mỹ tiến hành trên phạm vi cả nước, lưu trữ nội dung các cuộc điện thoại, thông tin tài khoản ngân hàng của hàng nghìn người, theo cách thức không được phép. Không chỉ vi phạm nhân quyền ở chính nước Mỹ, báo cáo "Hồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2008" đưa ra hàng loạt hồ sơ ghi nhận việc Mỹ chà đạp chủ quyền và vi phạm nhân quyền ở các nước khác. Cuộc chiến tranh của Mỹ ở Iraq và Afghanistan là sự xâm phạm thô bạo chủ quyền của hai nước này. Hai cuộc chiến tranh đó đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người dân thường vô tội. Ngày 29-10-2008, với 185 phiếu ủng hộ và ba phiếu chống (trong đó có Mỹ), Ðại hội đồng LHQ khóa 63 đã thông qua Nghị quyết "Cần thiết yêu cầu chấm dứt cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính do Mỹ áp đặt chống Cuba", yêu cầu Mỹ chấm dứt ngay lệnh phong tỏa đối với Cuba. Ðây là năm thứ 17 liên tiếp các nước tại Ðại hội đồng ủng hộ yêu cầu nói trên. Ðiều đó cho thấy cộng đồng quốc tế thể hiện sự bất bình về việc Mỹ vi phạm luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ khi xâm phạm nghiêm trọng quyền được sống và phát triển của nhân dân Cuba. Mỹ cũng liên tục bị phanh phui về các vụ bê bối ngược đãi tù nhân. Ðiển hình là việc Mỹ lập nhà tù ở Guantanamo (phần lãnh thổ của Cuba do Mỹ chiếm) để giam các nghi phạm khủng bố thuộc lực lượng Taliban và mạng lưới Al-Qaeda sau sự kiện 11-9-2001. Hầu hết các tù nhân này đã bị giam nhiều năm nhưng vẫn không được đem ra xét xử. Ngày 19-5-2008, LHQ đã lên án việc giam giữ tù nhân tại Guantanamo và khẳng định rằng, Mỹ đã vi phạm lệnh cấm tra tấn tù nhân và đòi phải đóng cửa nhà tù này. Tổ chức Ân xá quốc tế cho rằng, những vụ tự sát là kết quả đáng lo ngại và trại tù Gitmo là "Bản cáo trạng" đối với sự tuân thủ nhân quyền của Mỹ. Mỹ không thực hiện nghĩa vụ quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền theo các hiệp ước quốc tế. 31 năm trước, Mỹ đã ký Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa; 28 năm trước ký Công ước loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối với phụ nữ; 14 năm trước ký Công ước về quyền trẻ em. Nhưng đến nay, Mỹ chưa phê chuẩn những công ước trên. Ngày 13-9-2007, với 143 quốc gia tán thành, Ðại hội đồng LHQ khóa 61 đã thông qua Tuyên bố về quyền của thổ dân; chỉ có bốn nước phản đối, trong đó có Mỹ.

Việc xử lý những người vi phạm pháp luật là cần thiết và là việc làm bình thường mà các quốc gia trên thế giới, trong đó có các nước Liên hiệp châu Âu (EU), đều tiến hành để bảo đảm an ninh quốc gia và an toàn cho người dân. Tiếc rằng, Tuyên bố của Trưởng các cơ quan đại diện ngoại giao EU tại Hà Nội là không khách quan, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Trong khi đó, có nhiều bằng chứng cho thấy nhiều nước thành viên EU đã vi phạm các quy định về quyền con người. Năm 2007, Ủy ban điều tra của Nghị viện châu Âu công bố kết quả điều tra kéo dài một năm về các chuyến bay bí mật của Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) tới hoặc quá cảnh các quốc gia EU, chở nghi phạm khủng bố tới các địa điểm giam giữ bên ngoài nước Mỹ. Nghị viện châu Âu xác định, kể từ ngày 11-9-2001, 1.254 chuyến bay của CIA đã vào, hoặc qua không phận châu Âu; những chuyến bay này vi phạm các quy định hàng không quốc tế; một số đã chuyên chở các nghi phạm khủng bố, vi phạm các nguyên tắc nhân quyền. Một số chính phủ và cơ quan mật vụ các quốc gia thành viên EU đã "đồng lõa" với chương trình bí mật này của Mỹ, vi phạm các tiêu chuẩn nhân quyền của EU. Trong Báo cáo tình hình nhân quyền năm 2008 ở Anh của Bộ Ngoại giao Mỹ công bố ngày 25-2 năm nay cho biết, các vấn đề xã hội gồm phân biệt đối xử với các nhóm tôn giáo; đối xử không công bằng với phụ nữ, trẻ em, các dân tộc thiểu số, người khuyết tật vẫn là những vấn đề nhức nhối ở Anh. Theo báo cáo này, ngày 3-7-2008, Tòa án nhân quyền châu Âu (ECHR) phán quyết rằng việc Chính phủ Anh nghe trộm điện thoại của công dân là vi phạm quyền bí mật cá nhân. Các báo cáo của các Ủy ban được Nhà nước tài trợ ở Birmingham và Manchester công bố ngày 31-7-2008, chỉ trích chính sách của chính phủ lưu giữ hồ sơ ADN của tất cả những người bị bắt giữ, gồm cả những người đã được tha và những người mà những cáo buộc họ đã bị hủy bỏ. Liberty, tổ chức nhân quyền lớn nhất ở Anh, coi việc chính phủ tiếp tục kiểm soát cơ sở dữ liệu ADN nói trên là mối đe dọa đối với các quyền tự do của công dân. Ðầu tháng 12-2008, ECHR phán quyết rằng việc chính phủ lưu giữ vĩnh viễn ADN của những người không bị kết án là bất hợp pháp.

Báo cáo tình hình nhân quyền năm 2008 ở Italy của Bộ Ngoại giao Mỹ công bố cùng ngày cho thấy, nhiều vấn đề về vi phạm nhân quyền tiếp tục diễn ra ở nước này như bắt giữ người kéo dài trước khi xét xử, bạo hành đối với phụ nữ, buôn người và tình trạng ngược đãi người nước ngoài. Tháng 11-2007, Tổ chức theo dõi nhân quyền tố cáo Chính phủ Italy kỳ thị trục xuất những người gốc Romania, là sự vi phạm các nghĩa vụ nhân quyền quốc tế.

Các thế lực chống phá Nhà nước Việt Nam đang biện hộ cho tội lỗi của Lê Công Ðịnh đã can thiệp công việc nội bộ của nước ta, dưới chiêu bài nhân quyền. Trong khi ở chính nước họ, những vấn đề về quyền con người đang bị vi phạm nghiêm trọng. Họ phải sờ lên gáy mình, giải quyết những vấn đề nhân quyền trong nước, rồi mới đủ tư cách rao giảng, cà khịa người khác về nhân quyền.

VĂN LỤC
Hãy sờ lên gáy mình trước đã rồi mới đủ tư cách rao giảng về nhân quyền Logonhandan2


Chữ ký của ChauTienLoc





Hãy sờ lên gáy mình trước đã rồi mới đủ tư cách rao giảng về nhân quyền I_icon_minitimeThu Jul 09, 2009 8:21 am

avatar

Thành viên cấp 1

depzaiqua

Thành viên cấp 1

http://hocmai.vn
Họ & tên Họ & tên : long
Ngày tham gia Ngày tham gia : 31/05/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 34
Điểm thành tích Điểm thành tích : 60
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: Re: Hãy sờ lên gáy mình trước đã rồi mới đủ tư cách rao giảng về nhân quyền

 
những thứ này có thật hả bạn ?
Chữ ký của depzaiqua




 

Hãy sờ lên gáy mình trước đã rồi mới đủ tư cách rao giảng về nhân quyền

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: BÌNH LUẬN TÌNH HÌNH XÃ HỘI :: Việt Nam ngày nay-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất