CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Hiệp định Paris - chặng đường dài 18 năm

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Hiệp định Paris - chặng đường dài 18 năm I_icon_minitimeSat Mar 13, 2010 11:30 pm

Su_smile

Thành viên mới gia nhập

Su_smile

Thành viên mới gia nhập

http://vn.myblog.yahoo.com/lynksu_0nline
Họ & tên Họ & tên : Kieu Thuy Linh
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 09/01/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 7
Đến từ Đến từ : ranh giới giữa thiện và ác .
Điểm thành tích Điểm thành tích : 9
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: Hiệp định Paris - chặng đường dài 18 năm

 
Quá trình đàm phán để đi đến ký kết Hiệp định Paris trải qua một chặng đường dài suốt 18 năm. Đó là cuộc chiến tranh kiên trì, bền bỉ từ Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, đến việc ký Hiệp định Paris, ngày 27/1/1973.


Hiệp định Paris - chặng đường dài 18 năm 080122-%20hiep%20dinh%20Paris
Phái đoàn Việt Nam tại HN Paris

Sau năm 1954, thực hiện âm mưu xâm lược nước ta và áp đặt chủ nghĩa thực dân mới ở Đông Dương, Mỹ hất cẳng Pháp, can thiệp vào Việt Nam, xé bỏ Hiệp định Giơnevơ, ủng hộ, giúp đỡ Ngô Đình Diệm lập chính quyền tay sai ở miền Nam Việt Nam. Chính quyền Diệm – Nhu đã dồn dân lập ấp chiến lược, khủng bố dã man những người kháng chiến, gây lòng hận thù trên khắp miền Nam. Năm 1960, nhân dân miền Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã đứng lên đồng khởi làm tan rã từng mảng lớn chính quyền Ngụy. Lực lượng cách mạng lớn mạnh nhanh chóng và Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam được thành lập.


Trước tình thế đó, Mỹ đã tăng cường viện trợ kinh tế, phương tiện chiến tranh, tăng cường cố vấn, thực hiện cuộc “chiến tranh đặc biệt”. Cuộc chiến tranh này của Mỹ - ngụy nhanh chóng bị quân, dân miền Nam đoàn kết đánh bại. Năm 1964, Mỹ cho quân đổ bộ vào miền Nam thực hiện “chiến tranh cục bộ” và phát động không quân đánh phá miền Bắc. Thắng lợi của quân và dân miền Bắc bắn rơi nhiều máy bay, phá huỷ nhiều tàu chiến, đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân Mỹ; cùng với thắng lợi của quân và dân ta trên chiến trường miền Nam mà đỉnh cao là thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân – Xuân 1968 đã giáng đòn sấm sét vào quân Mỹ - ngụy, tạo thế và lực mới cho cách mạng miền Nam, phá sản hoàn toàn chiến lược “chiến tranh cục bộ”, buộc Tổng thống Giôn- xơn ra tuyên bố hạn chế ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra và chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Paris.


Ngày 13/5/1968, diễn ra cuộc đàm phán chính thức hai bên, giữa đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và đại diện Chính phủ Hoa Kỳ, họp phiên đầu tiên ở Paris. Phái đoàn Mỹ do Hariman đứng đầu. Phái đoàn Việt Nam do Bộ trưởng Xuân Thuỷ đứng đầu, khẳng định lập trường không thay đổi của Việt Nam là: trước tiên Mỹ phải chấm dứt không điều kiện các cuộc ném bom bắn phá và mọi hoạt động chiến tranh khác chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, sau đó mới bàn các vấn đề có liên quan hai bên.


Hội nghị hai bên ở Paris sau nhiều phiên họp trong năm 1968 vẫn chưa giải quyết được vấn đề cơ bản, nhưng đã mở đầu cho một thời kỳ Việt Nam tiến công trực diện Mỹ về ngoại giao trên bàn Hội nghị. Trong quá trình đấu tranh đó, phái đoàn ta luôn nêu cao tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta; lên án tội ác chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trên hai miền Nam, Bắc Việt Nam, hành động Mỹ phá hoại hiệp định Giơnevơ; đòi Mỹ rút quân và chư hầu ra khỏi Việt Nam; chấm dứt hoàn toàn và không điều kiện việc ném bom miền Bắc Việt Nam; từ bỏ ngụy quân Sài Gòn; đáp ứng lập trường của Việt Nam Dân chủ cộng hoà và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.


Trước quan điểm đúng đắn, thái độ kiên quyết của phái đoàn ta, những thiệt hại nặng nề trên chiến trường và tình hình nước Mỹ trước ngày bầu cử Tổng thống, ngày 1/11/1968, Giôn- xơn tuyên bố ngừng ném bom bắn phá và mọi hành động chiến tranh khác chống Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, chấp nhận họp Hội nghị Paris để giải quyết vấn đề chiến tranh Việt Nam. Sau sự kiện này, cuộc đấu tranh giữa ta và Mỹ xoay quanh vấn đề hình thức, thành phần hội nghị và đã đi đến thống nhất Hội nghị Bốn bên bao gồm: Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (sau đó là Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam), Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hoà (chính quyền Sài Gòn).



Diễn biến hội nghị về ký kết Hiệp định Paris



Ngày 18/1/1969 diễn ra cuộc họp trù bị. Ngày 25/1/1969, Hội nghị 4 bên về Việt Nam chính thức họp phiên đầu tiên tại Paris. Tham dự hai cuộc họp trên, ngoài Trưởng đoàn Việt Nam Dân chủ cộng hoà và Hoa Kỳ, còn có Trưởng đoàn Mặt trận Giải phóng Dân tộc miền Nam Việt Nam và Trưởng đoàn Việt Nam cộng hoà. Từ phiên họp đầu tiên đến khi đạt được dự thảo Hiệp định Paris về Việt Nam (10/1972), Hội nghị Bốn bên trải qua nhiều phiên họp chung công khai và nhiều cuộc tiếp xúc riêng. Lập trường Bốn bên, mà thực chất là của hai bên, Việt Nam và Mỹ, giai đoạn đầu rất xa nhau, mâu thuẫn nhau, khiến cho các cuộc đấu tranh diễn ra gay gắt trên bàn thương lượng đến mức nhiều lúc phải gián đoạn thương lượng.


Trong hai năm 1970-1971, trên chiến trường cả ta và địch đều tìm mọi cách vượt qua những khó khăn, xoay chuyển tình thế, cố giành thắng lợi quân sự có ý nghĩa chiến lược để thay đổi cục diện chiến trường, lấy đo slàm áp lực cho mọi giải pháp chấm dứt chiến tranh trên thế mạnh mà cả hai phía đang giành giật trên bàn đàm phán nhưng chưa đạt kết quả. Những thắng lợi quân sự của ta trong các chiến dịch đường 9 – Nam Lào, Đông Bắc và Đông Nam Campuchia trong năm 1971; các chiến dịch tiến công Trị - Thiên, Bắc Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Bình Định, khu 8 Nam Bộ… trong năm 1972 đã làm quân Mỹ - nguỵ bị thiệt hại nặng nề, từng bước làm phá sản chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và tạo thế thuận lợi cho ta bên bàn đàm phán.


Để giành thắng lợi trong cuộc bầu cử tổng thống vào đầu tháng 11/1972, Nich-xơn dùng thủ đoạn lùi bước trong thương lượng với ta và xuống thang chiến tranh phá hoại miền Bắc. Đầu tháng 10/1972, phái đoàn Mỹ đến Paris để nối lại cuộc đàm phán đã bị gián đoạn từ tháng 3/1972. Trong cuộc tiếp xúc riêng với đại diện Mỹ ngày 8/10/1972, ta đã đưa ra dự thảo “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam” và đề nghị thảo luận để đi đến ký kết. Ngày 17/10/1972, văn kiện Hiệp định được hoàn tất và hai bên đã thoả thuận đến ngày 31/10/1972 sẽ ký chính thức. Trước khi ký, ngày 22/10/1972, Ních-xơn tuyên bố ngừng mọi hoạt động chống phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20.


Thoả thuận xong, Mỹ dây dưa trì hoãn việc ký kết. Họ đòi ta phải thảo luận thêm, đòi xem xét lại và thay đổi một số điều khoản quan trọng nhằm có lợi cho họ. Mỹ trì hoãn ký kết Hiệp định còn nhằm có thêm thời gian chuyên chở vũ khí, đạn dược, phương tiện chiến tranh cho quân đội Sài Gòn để chúng có thể đứng vững sau khi Mỹ rút quân.



Để ép ta nhân nhượng và ký một hiệp định do Mỹ đưa ra, Ních-xơn âm mưu giành một thắng lợi quân sự quyết định. Cuộc tập kích bằng máy bay chiến lược B52 vào Hà Nội và Hải Phòng 12 ngày đêm cuối năm 1972 là nhằm mục đích đó. Nhưng cuộc tập kích bằng máy bay chiến lược B52 của Mỹ đã bị quân đội và nhân dân Việt Nam anh hùng, thông minh, dũng cảm đánh bại ngay trên bầu trời Hà Nội, lập nên một Điện Biên Phủ trên không. Thất bại của Mỹ trên chiến trường miền Nam cùng với thất bại của không quân chiến lược Mỹ trên bầu trời Hà Nội, đẩy Mỹ vào thế thua không thể gượng dậy nổi, buộc chúng phải chấp nhận thất bại, nối lại đàm phán tại Paris.


Sau khi buộc phải chấm dứt hoàn toàn các cuộc ném bom bắn phá và mọi hoạt động chiến tranh khác chống miền Bắc, Mỹ cử đại diện đến Paris để nối lại cuộc đàm phán. Đứng trên tư thế người chiến thắng, phái đoàn ta tại cuộc đàm phán đã kiên quyết đấu tranh giữ nội dung cơ bản của dự thảo Hiệp định đã thoả thuận. Qua nhiều cuộc trao đổi, ngày 13/1/1973, bản dự thảo Hiệp định cơ bản được thông qua.



Ngày 2/3/1973, Hội nghị quốc tế về Việt Nam được triệu tập tại Paris, gồm đại biểu của các nước Liên Xô, Trung Quốc, Anh, Pháp, bốn bên tham gia ký Hiệp định và bốn nước trong Ủy ban giám sát và kiểm soát quốc tế (Ba Lan, Canada, Hungary, Indonesia), với sự có mặt của Tổng Thư ký Liên hiệp quốc. Tất cả các nước tham dự Hội nghị đã ký vào bản Định ước công nhận về mặt pháp lý quốc tế Hiệp định Paris về Việt Nam và bảo đảm cho Hiệp định được thi hành nghiêm chỉnh.


Ngày 29/3/1973, Bộ Chỉ huy Mỹ ở Sài Gòn làm lễ cuốn cờ. Đơn vị cuối cùng của quân viễn chinh Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam dưới sự kiểm soát của sĩ quan Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong Uỷ ban Liên hợp quân sự bốn bên.


Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam được ký tắt ngày 23/1/1973 giữa đại diện hai Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Hoa Kỳ, được ký chính thức ngày 27/1/1973 giữa bốn Bộ trưởng đại diện các chính phủ tham dự Hội nghị (Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Hoa Kỳ, Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam cộng hoà) tại Trung tâm các Hội nghị quốc tế Clêbe (Paris). Hiệp định Paris có hiệu lực từ ngày ký chính thức.
Trong thời gian khoảng 5 năm, Hiệp định Paris đã trải qua 201 phiên họp công khai, 45 cuộc họp riêng cấp cao, 500 cuộc họp báo, 1.000 cuộc phỏng vấn, hàng nghìn cuộc mít tinh chống chiến tranh, ủng hộ Việt Nam. Trong các phiên họp chung công khai cũng như các cuộc tiếp xúc riêng, phía Việt Nam không bỏ qua bất cứ vấn đề quan trọng nào có liên quan đến cuộc chiến tranh ở Đông Dương, nhưng tập trung mũi nhọn đấu tranh vào hai vấn đề mấu chốt nhất là đòi rút hết quân Mỹ và quân 5 nước thân Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương khỏi miền Nam, đòi họ tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam. Phía Mỹ, trước sau vẫn nêu quan điểm “có đi có lại”, đòi hai bên (cả quân đội miền Bắc có tại miền Nam) “cùng rút quân”.


Hiệp định Paris về Việt Nam kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta ở cả hai miền đất nước, đã tạo ra bước ngoặt mới trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc. Với Hiệp định Paris, ta đã “đánh cho Mỹ cút”, một thắng lợi lịch sử quan trọng tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên “đánh cho nguỵ nhào”.
Chữ ký của Su_smile





Hiệp định Paris - chặng đường dài 18 năm I_icon_minitimeMon Mar 15, 2010 6:09 pm

haidang999
Xem phim chuẩn HD, 3D, đọc sách, viết xàm xí

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

haidang999

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

https://facebook.com/ashketchum75@yahoo.com
Họ & tên Họ & tên : Đoàn Hải Đăng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cố vấn chuyên môn, Nguyên Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ.
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Hiệp định Paris - chặng đường dài 18 năm 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Hiệp định Paris - chặng đường dài 18 năm 36
Ngày tham gia Ngày tham gia : 05/03/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 121
Đến từ Đến từ : Tp HCM
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Xem phim chuẩn HD, 3D, đọc sách, viết xàm xí
Điểm thành tích Điểm thành tích : 187
Được cám ơn Được cám ơn : 40

Bài gửiTiêu đề: Re: Hiệp định Paris - chặng đường dài 18 năm

 
Trước khi chọn Paris ta và địch đã chọn nhiều thủ đô khác như Vác-sa-va, Phnông Pênh,... thậm chí là Geneva để tổ chức hội nghị. Song cuối cùng pari đã là nơi diễn ra những cuộc thương thảo giữa ta và địch, kể cũng hay vì ta đã nhận được nhiều sự ủng hộ vô cùng nhiệt tình của nhân dân Pháp điều khó có thể thấy ở các thành phố khác.
Chữ ký của haidang999




 

Hiệp định Paris - chặng đường dài 18 năm

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: VIỆT SỬ :: Lịch sử Việt Nam cận – hiện đại :: Giai đoạn 1954 – 1975-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất