SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
CỐ VẤN CHUYÊN MÔN
ChauTienLoc
Họ & tên : CHÂU TIẾN LỘC
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Sáng lập viên, Cựu Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ (từ tháng 06/2008 đến 01/2011)
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi : 823
Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
Điểm thành tích : 1969
Được cám ơn : 665
Tiêu đề: Lưu ý về môn Lịch sử trước kì thi ĐH
Lưu ý về môn Lịch sử trước kì thi ĐH
Tưởng Phi Ngọ (Giảng viên trường ĐH Sư phạm TP.HCM)
Chủ động chia quỹ thời gian còn lại cho những nội dung ôn tập, sao cho không bỏ sót nội dung nào.
Cần chú ý
- Tài liệu chính thức dùng để ôn tập là SGK phân ban hiện hành, các SGK những năm trước (có một số điểm khác SGK năm nay) chỉ nên dùng để tham khảo. Cần học đủ nội dung đã quy định gồm toàn bộ nội dung SGK lớp 12 và một phần SGK lớp 11. Không nên học tủ, không tin vào bất kỳ ai có “khả năng đoán đúng đề thi”. Chủ động chia quỹ thời gian còn lại cho những nội dung ôn tập, sao cho không bỏ sót nội dung nào.
Ôn tập thế nào?
Kiến thức lịch sử gồm hai phần: Sự kiện lịch sử đã xảy ra như thế nào (gọi là diễn biến) và sự kiện đó cần được hiểu ra sao (rút ra ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm, giải thích, đánh giá, khái quát...). Đề thi kiểm tra cả hai phần đó để xem thí sinh “biết” sự kiện lịch sử đến đâu và “hiểu” sự kiện ấy ở mức độ nào.
Câu hỏi của đề thi có hai mức độ: dễ và khó.
Câu dễ nặng về yêu cầu thí sinh trình bày những gì có sẵn trong SGK như hoàn cảnh lịch sử, diễn biến của một phong trào đấu tranh, nội dung một chính sách, văn kiện, hiệp định hay kết quả, ý nghĩa lịch sử... Tuy nhiên, như thế không có nghĩa là thí sinh viết ra tất cả những gì học thuộc trong SGK, mà phải chọn lọc kiến thức để trả lời. Vì vậy, thí sinh nên tham khảo đề thi và đáp án một số năm trước để biết trả lời những gì là cần và liều lượng thế nào là đủ.
Câu khó đòi hỏi tư duy nhiều hơn, phải tự thiết kế câu trả lời. Loại này thường yêu cầu so sánh (các sự kiện, văn bản), tổng hợp một vấn đề nào đó trên cơ sở những sự kiện lịch sử đã biết hay chỉ ra tác động của một sự kiện lịch sử thế giới cụ thể đối với Việt Nam.
Dù dễ hay khó thì việc cần làm ngay lúc này là nắm lại toàn bộ kiến thức cơ bản, không nên học thuộc lòng mà vạch ra các ý cần trả lời (của một nội dung, một câu hỏi). Trên cơ sở các ý đó, tập nói hoặc viết bằng ngôn ngữ của mình (không cần phải giống hệt câu chữ trong SGK, miễn sao đúng là được). Đến khi làm bài, dùng giấy nháp để liệt kê đủ các ý, sắp xếp chúng theo trình tự rồi viết hoàn chỉnh theo cách diễn đạt của mình. Nếu đang viết mà nảy ra ý mới cần bổ sung thì viết ngay ra nháp rồi lại viết tiếp.
Một số ví dụ về nhớ ý:
- Cách mạng Tháng 8.1945 thành công do hai nguyên nhân là khách quan và chủ quan.
- Kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ cùng có bốn nguyên nhân thắng lợi thuộc về vai trò của Đảng ta, quân dân ta, hậu phương và quốc tế.
- Ý nghĩa thắng lợi của các cuộc cách mạng lớn như Cách mạng Tháng Tám (1945), Cách mạng Trung Quốc (1949), Kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), Kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975)... gồm ý nghĩa dân tộc và ý nghĩa quốc tế. Ý nghĩa dân tộc gồm hai ý nhỏ là thắng lợi đó “kết thúc” cái gì và “mở ra” cái gì. Ý nghĩa quốc tế cũng gồm hai ý nhỏ là thắng lợi đó tác động ra sao đối với các lực lượng cách mạng và phản cách mạng quốc tế.
- Về quá trình chiến đấu của quân dân ta ở miền Nam chống “Chiến tranh cục bộ” cần nhớ các ý lớn là: Chiến thắng Vạn Tường (1965) và ý nghĩa mở đầu quá trình..., chiến công hai mùa khô (1965-1966; 1966-1967), cuối cùng là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968, ý nghĩa kết thúc quá trình... Dù thời gian làm bài nhiều hay ít thì cũng cần nêu đủ các ý đó.
- Nếu đề yêu cầu trình bày sự hình thành trật tự thế giới hai cực Yalta (1945-1949) thì phải nêu tóm tắt ba nội dung là: Hội nghị Yalta (2.1945), sự hình thành Liên Hiệp Quốc và sự hình thành hai hệ thống xã hội đối lập. Nếu đề hỏi riêng về Hội nghị Yalata thì chỉ trả lời trong phạm vi hội nghị đó mà thôi.
- Tương tự như thế, khi học lịch sử Liên Xô (1945-1991), trước hết phải nhớ trong gần nửa thế kỷ đó, lịch sử Liên Xô đã trải qua mấy giai đoạn, nội dung chính của mỗi giai đoạn đó là gì, sau đó mới nhớ nội dung chi tiết của từng giai đoạn.
Ngoài các câu hỏi quen thuộc về nội dung, diễn biến, cần chú ý tới các câu hỏi khó hơn đòi hỏi so sánh, khái quát hoặc chỉ ra mối quan hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam. Ví dụ: so sánh nội dung Cương lĩnh của ĐCSVN (tháng 2.1930) với Luận cương (tháng 10.1930) của ĐCSĐD; Những sự kiện lịch sử tiêu biểu thể hiện tình đoàn kết chiến đấu giữa hai dân tộc Việt Nam và Lào trong thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ (1945 – 1975); Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong những năm 1920-1930 hay 1941-1945; Những thắng lợi của quân Đồng minh trong việc tiêu diệt phát xít Nhật và tác động của những thắng lợi đó đối với Việt Nam năm 1945...