CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 HỘI VĂN HÓA CỨU QUỐC

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
HỘI VĂN HÓA CỨU QUỐC I_icon_minitimeThu Jun 18, 2009 12:16 pm

avatar

Thành viên mới gia nhập

athenas

Thành viên mới gia nhập

Họ & tên Họ & tên : VÕ HÙYNH NHƯ
Ngày tham gia Ngày tham gia : 18/06/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 9
Đến từ Đến từ : Long An
Điểm thành tích Điểm thành tích : 13
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: HỘI VĂN HÓA CỨU QUỐC

 
Hoàn cảnh ra đời
Ngay từ buổi đầu Đảng ta đã xác định văn hóa cũng là một công tác quan trọng trong cuộc chiến chông xâm lược. Vì vậy, việc phát triển lực lượng trong lĩnh vực văn hóa được ưu tiên thực hiện. Nhưng do nhiều hoàn cảnh khách quan cũng như sự phát triển của lực lượng trên mặt trận này mà công tác văn hóa tương đối mờ nhạt vào giai đoạn đầu.

Tháng năm 1941, trên tinh thần của Hội nghị Trung Ương VIII, về việc tập hợp lực lượng toàn dân phục vụ cho mục tiêu chung của dân tộc Việt Nam, Mặt Trận Việt Minh ra đời nhằm đoàn kết toàn thể dân tộc, không phân biệt tôn giáo, đàng phái và xu hướng chính trị chỉ cần có một tinh thần yêu nước. Để hoàn thành nhiệm vụ này, Mặt Trận Việt Minh chủ trương thành lập những tổ chức mang tên Cứu Quốc hoạt động như là thành viên của Mặt Trận Việt Minh.

Mặt Trận Việt Minh hoạt động ở cả thành thị và nông thôn, lôi kéo được nhiều tầng lớp trung gian: tiểu tư sản thành thị, trí thức, học sinh sinh viên, công chức,..

Trong khi Mặt Trận Việt Minh đang hoạt động sôi nổi thì cả Pháp và Nhật đều nhận thấy tầm quan trọng của việc lôi kéo những tầng lớp trung gian , vì vậy chúng tích cực hoạt động nhằm xây dựng một đội ngũ tay sai đắc lực giúp chún đứng vũng ở Đông Dương.

Về phía Pháp

lôi kéo thanh niên vào những phong trào do Pháp tổ chức: phong trào Đuy Curoi, phong trào “hướng đạo”, đi theo chủ nghĩa “ Pháp – Việt đề huề”.
Để đào tạo thêm lực lượng tay sai, Pháp lập thêm các trường: Cao Đẳng thể dục, Cao Đẳng cán bộ Thanh Niên,… đồng thời việc này cũng nhằm ru ngũ một bộ phận thanh niên củng cố uy tín của Pháp.
Khuyến khích bổ trợ cho nhiều hoạt động của thanh niên nhằm làm họ sao lãng nhiệm vụ cứu nước và chiếm cảm tình của họ: tố chức “cuộc họp mặt hướng đạo toàn Đông Dương” (4/1941) “ chạy Hỏa bài Ăng ko – Hà Nội” (11/1941), “đua xe đạp quanh Đông Dương” (12/1941),…
Nhật cũng tích cực hoạt động không kém gì Pháp

ủng hộ “ Việt Nam phục quốc Đồng Minh hội”
không ngừng tuyên truyền cho thuyết “Đại Đông Á”: tháng 12/1942 cho xuất bản tờ báo “Tân Á” ở Sài Gòn, mở lớp dạy tiếng Nhật cho bác sĩ, kỹ sư, công chức, học sinh – sinh viên,…
cho thanh niên sang Nhật du học
đặc biệt quan tâm đến các lực lượng phản động trong các tổ chức ton giáo : Cao Đài, Hòa Hảo,…
Trước những hành động như thế của 3 lực lượng đối đầu nhau, tầng lớp học sinh, sinh viên, trí thức phân hóa thành 3 bộ phận chính:

một số lượng đáng kể có thái độ lừng chừng, không theo phe nào, họ thờ ơ với thời cuộc, hoặc hoài nghi, chán nản tự giam mình trong những “ Tháp ngà”, thường là những thanh niên trí thức có việc làn ổn định, buôn bán nhỏ.
Một bộ phận khác bị cuống hút các tổ chức thanh niên, tôn giáo của Pháp hoặc Nhật, chủ yếu là những học sinh, sinh viên trí thức con quan lại, công chức thân Pháp hoặc Nhật, thị dân có của,..họ bị ru ngũ trong những hoạt động của Pháp và Nhật, thậm chí có những hành động gây nguy hại cho lợi ít dân tộc.
Một bộ phận không nhỏ có tinh thần yêu nước, có tư tưởng chống Pháp và Nhật, có cảm tình với Cách mạng, tập hợp trong các tổ chức tiến bộ : Tổng hội Sinh Viên Đông Dương, Hội Truyền bá Quốc Ngữ, hội Hướng Đạo học sinh – sinh viên,…hoặc các tờ báo có xu hướng yêu nước: Thanh Nghị, Tri Tân, Thanh Niên,…
Sang năm 1943, tình hình trong nước nhiều biến đổi, nhất là phong trào cách mạng thế giới đang dâng cao, điều này tác động mạnh đến tầng lớp trí thức là những người vốn rất nhạy cảm trước những vấn đề chính trị.

Vì vậy Mặt Trận Việt Minh lúc này cần hơn bao giờ hết những định hướng phát triển nhằm thu hút lực lượng học sinh – sinh viên, trí thức phục vụ cho cách mạng.

Trước yêu cầu đó, đầu năm 1943, văn kiện “ Đề cương văn hóa Việt Nam” được ban hành, xác định rõ những tính chất, phương hướng hoạt động để xây dựng một nền văn hóa mới ở Việt Nam. Trên tinh thần bản đề cương này, tháng 4/1943 Hội Văn hóa Cứu quốc được thành lập hoạt động bên cạnh các tỗ chức cứu quốc khác của Mặt trận Việt Minh.

2. Hoạt động của Hội Văn hóa Cứu quốc.

Hội văn hóa cứu quốc được thàn lập với kỳ vọng: nêu lên những nguyên tắc hướng dẫn sự sáng tạo văn hóa nghệ thuật, đề xuất những nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của các nhà văn hóa Việt Nam.

Hai nhiệm vụ chính đặc ra cho hội là:

Gạt bỏ những tiêu cực văn hóa phong kiến lạc hậu trong văn hóa Việt Nam, tuy nhiên loại bỏ không phải là xóa sạch những yếu tố văn hóa Việt Nam mà là phát huy những yếu tố văn hóa truyền thống tích cực, sử dụng vào mục đích giữ nước, chỉ loại bỏ những yếu tố tiêu cực.
Đánh đổ sự kiềm kẹp và nạn đầu độc văn hóa thực dân của Pháp, nhưng cũng phải biết thu nhận những yếu tố tiến bộ. Cụ thể trước mắt là xoa chính sách văn hóa “nhồi sọ” Đờ Cu, soi sáng các tầng lớp trí thức, văn nhân, nghệ sĩ và quần chúng nhân dân; bắt tay vào xây dựng văn hóa mới phục vũ công cuộc giải phóng.
Hội văn hóa cưu quốc vừa ra đời đã thu hút được đông đảo văn nghệ sĩ. Lớp đầu tiên gia nhập: Học Phi, Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi, Thép Mưới,…

Tổ chức: quản lí hoạt động hội là một ban chấp hành đứng đầu là 1 chủ tịch ( người đầu tiên là Học Phi). Hội trực tiếp nhận sự chỉ đạo của Đảng thông qua những cán bộ Đảng được cử xuống : Lê Quang Đạo, Trần Độ, Vũ Quốc Uy, Trần Quốc Hưng.

Khẩu hiệu: “ văn hóa khi đã xâm nhập vào đại chúng thì cũng tác động như một sức mạnh vật chất”

Cơ quan ngôn luận : báo Tiên Phong ( ban đầu có tên là Tiền Tuyến)

quyết định thành lập : ngày 11/6/1945, sau hội nghị của các hội viên và cán bộ Đảng bàn về việc vận dụng và thực hiện đề cương văn hóa của Đảng và phương hướng hoạt động của hội.
“ Tiên Phong ra đời nó mạnh bạo giữ lấy trách nhiệm

1.Kịch liệt chống những xu hướng văn hóa đầu cơ, xu nịnh, thoái hóa

2. Kiến thiết một nền văn hóa mới với mục đích phục sự độc lập tư do và hạnh phúc của dân tộc”[1]

Báo hoàn toàn có nội dung văn hóa:

Về đề cương văn hóa
Về nghiên cứu, nghị luận và biên khảo
Về sáng tác thi ca tiểu thuyết, kịch bản
Điểm sách báo
Các hoạt động chính của Hội

Hoạt động thường xuyên: xuất bản báo Tiên Phong, 2 kỳ một tháng , số 1 ra ngày 10/11/1945( đã ra 21 kỳ với 24 số, số cuối 24 ra ngày 1/12/1946, phải tạm ngưng vì kháng chiên toàn quốc bùng nổ). Báo đã cho đăng nhiều bài viết về Đề cương Văn Hóa, về việc vận dụng và thực hiện Đề cương Văn Hóa, về đời sống mới,…thông qua báo này và một số tờ báo tiến bộ khác, thành viên của hội tranh luận với những xu hương văn hóa phản động thân Nhật hoặc Pháp ( hội Khai Trị Tiến Đức, Nam Phong tạp chí,…)
Xuất bản sách của các hội viên : Ngọn Quốc Kỳ - Xuân Diệu, Một Nền Văn Hóa mới – Nguyễn Hải Đăng, Nguyễn Đình Thi, Văn Sĩ Xã Hội – Hải Triều,…
àNhờ những hoạt động thường xuyên này mà những chủ trương chính sách của Đảng về đời sống văn hóa mới nhanh chóng đi sâu vào đời sống quần chúng nhân dân.

Tổ chức những buổi nói chuyện chuyên đề ở Hà Nội và các vùng lân cận do các thành viên trong Ban chấp Hành diễn thuyết.
Hoạt động quốc tế: với tư cách là một tổ chức văn hóa của nước Việt Nam dân chủ công hòa, trình bày nhựng đường lối văn hóa, cách mạng Việt Nam àkêu gọi sự ủng hộ từ quốc tế cho sự nghiêp cách mạng của nhân dân Việt Nam.
+ 21/10/1945 trao cho các nhà văn hóa Hoa Kỳ nhằm kêu gọi Hoa Kỳ công nhận độc lập của Việt Nam.

+ gửi điện văn cho các nhà văn, nhà báo Anh

+ gửi điện cho các nhà văn hóa thế giới

+gửi sách sang Hoa Kỳ

một số hoạt động khác:
+ tổ chức tuần lễ văn hóa: từ ngày 7 đến 14/10/1945à mua vũ khí ủng hộ Nam Bộ

+ tổ chức tuyên truyền cho tổng tuyển cử; cử 6 người tham gia ứng cử: Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Huy Tưởng, Ngô Xuân Diệu, Trần Huyền Trân, Nguyễn Đỗ Cung và Vũ Ngọc Phan .

+ tham gia cuộc vận động xây dựng “ Đời sông mới”

+ 30/1/1946 : tổ chức trung bày tranh tết

+ diễn kịch do các hội viên viết

Phạm vi hoạt động: ban đầu là ở các đô thị như Hà Nội và các vùng phụ cận, sau đó phát triển các tổ chức văn hóa cứu quốc ở địa phương

Liên đoàn văn hóa cứu quốc Savanakhet: 20/10/1945
Liên đoàn văn hóa cứu quốc Thừa Thiên 18/9/1945
Liên đoàn văn hóa cứu quốc Quảng Trị 28/9/1945
Liên đoàn văn hóa cứu quốc Hà Tĩnh 7/10/1945
Liên đoàn văn hóa cứu quốc Bình Định 19/10/1945
à Liên đoàn văn hóa cứu quốc Trung Bộ: tất cả các tổ chức văn hóa cứu quốc ở Miền Trung với cơ quan ngôn luận là báo Đại Chúng.

Sau khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, các hội viên cùng các cơ quan chính phủ chuyển lên Việt Bắc, hoặc rút vào hoạt động bí mật hoặc đi vào cuộc kháng chiến như là một nhà văn chiến sĩ. Đến tháng 2/1948, Hội nghị Văn hóa toàn quốc được tổ chức, Hội văn hóa Cứu quốc đã hoàn thành xuất sắc vai trò lịch sử của mình và chuyển giao nhiệm vụ cho hậu thân là Hội Văn nghệ Việt Nam.
Chữ ký của athenas





HỘI VĂN HÓA CỨU QUỐC I_icon_minitimeThu Jun 18, 2009 12:22 pm

avatar

Thành viên mới gia nhập

athenas

Thành viên mới gia nhập

Họ & tên Họ & tên : VÕ HÙYNH NHƯ
Ngày tham gia Ngày tham gia : 18/06/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 9
Đến từ Đến từ : Long An
Điểm thành tích Điểm thành tích : 13
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: Re: HỘI VĂN HÓA CỨU QUỐC

 
Lý ra bài này phải nằm vào giai đoạn 1930-1945 vì hội được thành lập năm 1943 tuy nhiên gai đoạn 1943-1945 hội chưa có hoạt động gì nỗ bậc nên kít thấy tài liểu chi lại, chỉ từ sau năm 1945, hội ra hoạt động cong khai thì mới tahy61 rõ vai trò, và đóng góp của hội, vì vậy mình xếp vào giai đoạn 1945-1954.
bài này mình tự viết đực trên nguồn tài liệu chính là quyển " cách mạng tháng tám, một số vấn đề" ( hình như không chính xác lắm) của tác giả Văn Tạo, viện Sử học và nguồn tài liệu quan trọng khác là tỗng tập tạp chí " Tiên phong" ( chứ không phải Tiền PHONG ĐÂU NHÉ), cơ quan ngôn luận của hội VĂN hóa CỨU QUỐC ( hêệnở thư viện tôổng hợp thành phố HCM có giữ)
Chữ ký của athenas





HỘI VĂN HÓA CỨU QUỐC I_icon_minitimeThu Jun 18, 2009 1:14 pm

ChauTienLoc
SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

ChauTienLoc

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

https://suhoctre.forumvi.net
Họ & tên Họ & tên : CHÂU TIẾN LỘC
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Sáng lập viên, Cựu Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ (từ tháng 06/2008 đến 01/2011)
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : HỘI VĂN HÓA CỨU QUỐC 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : HỘI VĂN HÓA CỨU QUỐC Laodong1 HỘI VĂN HÓA CỨU QUỐC DHVgioi HỘI VĂN HÓA CỨU QUỐC Medal124 HỘI VĂN HÓA CỨU QUỐC 36HỘI VĂN HÓA CỨU QUỐC 40HỘI VĂN HÓA CỨU QUỐC 102HỘI VĂN HÓA CỨU QUỐC 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 823
Đến từ Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1969
Được cám ơn Được cám ơn : 665

Bài gửiTiêu đề: Re: HỘI VĂN HÓA CỨU QUỐC

 
athenas đã viết:
Lý ra bài này phải nằm vào giai đoạn 1930-1945 vì hội được thành lập năm 1943 tuy nhiên gai đoạn 1943-1945 hội chưa có hoạt động gì nỗ bậc nên kít thấy tài liểu chi lại, chỉ từ sau năm 1945, hội ra hoạt động cong khai thì mới tahy61 rõ vai trò, và đóng góp của hội, vì vậy mình xếp vào giai đoạn 1945-1954.
bài này mình tự viết đực trên nguồn tài liệu chính là quyển " cách mạng tháng tám, một số vấn đề" ( hình như không chính xác lắm) của tác giả Văn Tạo, viện Sử học và nguồn tài liệu quan trọng khác là tỗng tập tạp chí " Tiên phong" ( chứ không phải Tiền PHONG ĐÂU NHÉ), cơ quan ngôn luận của hội VĂN hóa CỨU QUỐC ( hêệnở thư viện tôổng hợp thành phố HCM có giữ)

Thanks a lot ! Tư liệu này rất hay !
Chữ ký của ChauTienLoc





HỘI VĂN HÓA CỨU QUỐC I_icon_minitime



Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: HỘI VĂN HÓA CỨU QUỐC

 
Chữ ký của Sponsored content




 

HỘI VĂN HÓA CỨU QUỐC

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: VIỆT SỬ :: Lịch sử Việt Nam cận – hiện đại :: Giai đoạn 1945 – 1954-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất