CÙNG TÌM HIỂU VỀ BÁ CHỦ VÙNG TRUNG ĐÔNG GIAI ĐOẠN TRUNG ĐẠI
Thu Jun 18, 2009 11:59 am
Thành viên mới gia nhập
athenas
Họ & tên : VÕ HÙYNH NHƯ
Ngày tham gia : 18/06/2009
Tổng số bài gửi : 9
Đến từ : Long An
Điểm thành tích : 13
Được cám ơn : 0
Tiêu đề: CÙNG TÌM HIỂU VỀ BÁ CHỦ VÙNG TRUNG ĐÔNG GIAI ĐOẠN TRUNG ĐẠI
SỰ HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC ARAP Bán đảo Arập là bán đảo lớn nhất thế giới nằm ở khu vực Taay Nam Á. Một vùng đất có vị trí hết sức chiến lược; phía Đông Bắc là hạ lưu sông Euphater như một biên giới tự nhiên; vùng biên giới Tây Bắc giáp bờ Đông của Địa Trung Hải; vịnh Ba Tư bao bọc phía Đông; biển Arập và biển Đỏ tiếp liền với vinjh Ba Tư bao trọn các phía còn lại của bán đảo trừ một dải đất nhỏ nối với Bắc Phi. Vị trí này nằm trên con đường nối liền các châu Á, Âu, Phi; bán đảo Arập trở thành một trạm trung chuyển trên con đường buôn bán giữa Đông Phi, Ấn Độ và vùng ven Địa trung Hải.
Bán đảo Arập rộng hơn 3,2 triệu km2, toàn bán đảo là một vùng cao nguyên khô cằn, hầu hết diện tích ở đây là sa mạc và thảo nguyên; riêng có vùng Yemen ở Tây Nam bán dảo, là một mỏm đất nhỏ nằm ở cửa ngỏ biển đỏ và một số ốc đảo ở miền Tây bán đảo là có thể canh tác được.
Khí hậu vùng bán đảo Arập giống như khí hậu của toàn vùng Trung Cận Đông nói chung là khô và nóng, vùng Tây Bắc giáp với Địa Trung Hải có mùa hè khô nóng, ít mưa, và mùa đông ít lạnh hơn. Vùng Yemen do ảnh hưởng của gió mùa từ Ấn Độ Dương nên có mưa nhiều hơn, tuy nhiên những dãy núi cao ở Yemen và các dãy núi khác ở vùng Tây và Nam bán đảo đã ngăn không cho gió biển thổi vào nên khí hậu ở nội địa hết sức khô nóng.
I.2.1 Qúa trình hình thành
Quá trình hình thành nhà nước Arập gắn liền với sự ra đời của Islam giáo và vai trò của Muhammet.
Muhammet (570- 632) xuất thân từ gia tộc Hashemite thuộc bộ lạc Koraich tại Mecca (bộ lạc đảm nhiệm việc trông coi và quản lý thu nhập đền Kaaba). Ông mồ côi cha mẹ từ nhỏ, được ông nội và bác nuôi dưỡng. Ông đã từng làm nhiều nghề: chăn lạc đà, dẫn đường cho các đoàn thương nhân, sau đó đứng ra kinh doanh thương nghiệp cho bà Khadija (người sau này là vợ ông). Nhờ đi nhiều nơi, Muhammet hiểu rõ về các tôn giáo như Do Thái, Ki tô, từ những tư tưởng cơ bản của hai tôn giáo này kết hợp với tín ngưỡng của người dân bán đảo Arập, ông chủ trương thờ một vị thần duy nhất là Allah, một vị thánh của người Arập. Năm 610 Muhammet tự xưng là sứ giả của Allah, là nhà tiên tri và bắt đầu thuyết pháp, kêu gọi mọi người tôn thờ Allah, từ đó sáng lập ra Islam giáo. Islam giáo trong tiếng Arập có nghĩa là “phục tùng”, nghĩa là tín đò phải phục tùng một vị thánh duy nhất là Allah (Hồi giáo hay gọi ở nước ta là gọi theo tiếng Hán, Hồi là tên một tộc người theo Islam giáo).
Kinh điển của Islam giáo là “kinh Koran”, “ Koran” nghĩa là tuyên đọc, tụng đọc, là những lời nói của Allah thông qua nhà tiên tri Muhammet. Kinh Koran quy định mọi mặt đời sống của những tín đồ. Kinh Koran trước hết quy định về tín ngưỡng tôn giáo, bao gồm: tín ngưỡng Allah, tín ngưỡng thiên sứ, kinh điển, tiên tri và ngày tận thế trong đó tín điều hàng đầu là “ chỉ có một đức chúa duy nhất là Allah và một vị tiên tri của Ngài là Muhammet”. Đây chính là tín hiệu phản ánh yêu cầu của một quốc gia thống nhất của giới quý tộc. Còn niềm tin vào ngày tận thế là một biện pháp ức chế tin thần của tín đồ, ngày tận thế là thời điểm phán xét đối với mọi người, ai theo tín ngưỡng Allah, tôn trọng kinh điển và phục tùng tiên tri thì sẽ được lên thiên đàng, bằng không sẽ phải xuống địa ngục.
Kinh Koran cũng quy định nghĩa vụ tôn giáo của tín đồ: cầu nguyện, ăn chay, quyên góp và hành hương.
Ngoài những giáo điều về đức tin, về nghĩa vụ tôn giáo, kinh Koran còn dạy về khoa học, vệ sinh, luật pháp,…là quyển sách dạy và quy định mọi hoạt động của tín đồ Islam giáo.
Đặc biệt để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển cảu kinh tế xã hội trên bán đảo Arập, kinh Koran có quy định một số vấn đề: cư xử tốt với nô lệ, tán thành việc phóng thích nô lệ nhằm tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân lớp dưới trong khi vẫn thừa nhận sự áp bức bóc lột của tầng lớp quý tộc với dân nghèo và nô lệ, đặc biệt nó bảo vệ quyền tư hữu quyền thiêng liêng, kinh Koran đưa ra nhiều hình phạt rất nặng nề: tội trộm cắp phải chịu hình phạt chặt tay và đưa ra những quy định chặt chẽ về quyền thừa kế tài sản, nghiêm cấm việc cho vay nặng lãi,…
Và để phá vỡ rào cản là các ranh giới thị tộc, bộ lạc trước kia, kinh Koran quy định những tín đồ Islam giáo không được phân biệt thị tộc, bộ lạc, phải xem nhau như anh em. Trong kinh cũng quy định việc hạn chế sự trả thù tràn lan của các thân tộc như trước đây, mà chỉ nhằm vào người phạm tội, nếu lỡ ngộ sát thì có thể dùng tiền để bồi thường. Những điều này rất có lợi cho thống nhất của người Arập.
Năm 610 Muhammet bắt đầu truyền đạo tại Mecca. Khi truyền đạo, Muhammet lên án giới chủ nô và giới cho vay nặng lãi ở Mecca, giúp đỡ về vật chất cho người nghèo, trẻ mồ côi, đòi thả tự do cho nô lệ,… Những việc làm này giúp ông nhanh chóng thu phục được lòng tin của thị dân nghèo và nô lệ ở Mecca, vì vậy mà mâu thuẫn với quý tộc. Đồng thời việc ông chủ trương thờ độc thần phản đối việc sùng bái đa thần và hình nộm (tượng), làm ảnh hưởng đến đặc quyền tôn giáo và lợi ích kinh tế của quý tộc Mecca. Vì trước đây Mecca với đền Kaaba vốn là trung tâm tôn giáo của bán đảo Arập, giới quý tộc Mecca thu được rất nhiều lợi nhuận từ những chuyến hành hương của các cư dân từ khắp nơi trên bán đảo Arập. Vì vậy giới quý tộc Mecca đã buộc Muhammet và các tín đồ phải rời bỏ Mecca. Năm 622, Muhammet đến Yasrib để tiếp tục truyền đạo, năm này trở thành năm đầu của lịch Islam giáo, và Yasrib được đổi tên thành Medina, tức là thành phố của nhà tiên tri.
Ở Medina Muhammet được sự giúp đỡ của một số người tần lớp trên cộng với những nội dung tuyên truyền đã chiếm được lòng tin của dân chúng mà nhanh chóng nắm được quyền lực trở thành người đứng đầu thành phố này Muhammet tổ chức thành phố như một “ quốc gia” . Quốc gia này lấy Islam giáo làm tín ngưỡng chung. Một quố gia chính trị và tôn giáo hợp nhất. Ở đây, Muhammed vừa là lãnh tụ tôn giáo vừa là lãnh tụ chính trị đồng thời là chánh án tối cao và cũng là tư lệnh quân đội. Dưới quyền Muhammed có các “thiên sĩ”- những tín đồ Islam giáo theo Muhammed dời từ Mecca đến Medina, giữ các chức vụ quan trọng về mặt quân sự và một số “phụ sĩ”- cư dân tại thành phố Medina tiếp nhận Islam giáo, thuộc tầng lớp quý tộc trông coi việc làm hộ tịch và thu thuế. Nhờ vậy mà lực lượng của Muhammed ở Medina càng mạnh, quý tộc Mecca hai lần đem quân tiến đánh nhưng đều bị thất bại.
Năm 630 Muhammed và quý tộc Mecca đã kí kết một hoà ước, trong đó người Mecca thừa nhận quyền lực của Muhammed và chấp nhận Islam giáo. Sở dĩ như vậy là bởi vì Muhammed đã hứa sẽ đặt thánh địa tại Mecca, đền Kaaba là thánh tích, việc này không ảnh hưởng đến nguồn thu của quý tộc từ các cuộc hành hương, đồng thời họ cũng nhận thấy rõ Islam giáo bảo vệ quyền tư hữu tài sản- nghĩa là bảo vệ quyền lợi của tầng lớp trên.
Từ Mecca Muhammed có thêm cơ hội để phát triển ảnh hưởng ra khắp bán đảo và nhanh chóng trở thành người cai trị tối cao của bán đảo Ảrập.
I. 2.2 Nhà nước Ảrập của Muhammed (630- 632)
a. Chính trị
Muhammed đã xây dựng bộ máy cai trị mạnh dựa trên cơ sở niếm tin của Islam giáo.
Trong nhà nước này Muhammed nắm cả vương quyền và thần quyền. Muhammed có quyền tối cao quyết định mọi vấn đề bởi vì kinh Koran có viết rằng “Khi Chúa trời và tiên tri của Người quyết định việc gì thì các tín nam, thiện nữ phải phục tùng; ai chống lại Chúa trời và tiên tri của Người sẽ bị coi là kẻ lầm lạc”. Việc trung thành với nhà tiên tri được xem là đức tin cơ bản của Islam giáo, vì vậy, Muhammed không khó khăn gì trong việc cai trị đất nước. Dưới quyền Muhammed là một hội đồng gốm những người thân cận nhất của ông, nhưng những người này chỉ có quyền tư vấn còn mọi quyết định thuộc về Muhammed.
Bên cạnh loại vũ khí về mặt tư tưởng là Islam giáo, Muhammed cũng xây dựng cho mình một lực lượng quân sự hùng mạnh. Đội quân này là những chiến binh gan dạ, được tôi luyện qua điều kiện khắc nghiệt của sa mạc, tuyển từ quân đội của các bộ lạc, do các môn đệ đầu tiên của Muhammed- những người trung thành với Muhammed chỉ huy. Những chiến binh này chiến đầu hết sức anh dũng bởi được thôi thúc bởi tinh thần “tử vì đạo”, “cầm vũ khí diệt ngoại đạo là bổn phận thiêng liêng đối với Allah”. Cuộc chiến mà họ tham gia là thánh chiến (djihad), thông qua chiến tranh để ép buộc những người ngoại đạo theo Islam giáo. Những người tham gia “thánh chiến” sẽ được lên thiên đàng, những người sống còn được chia một phần chiến lợi phẩm. Muhammed quy định 4/5 chiến lợi phẩm sẽ được chia cho binh lính, 1/5 dùng để giúp trẻ em mồ côi, người nghèo, người hành hương và dành cho vị tiên tri. Nhờ vậy quân đội của Muhammed không chỉ thiện chiến mà còn rất trung thành với Muhammed.
b. Kinh tế- Xã hội
Nhà nước của Muhammed đại diện cho thánh Allah, mọi vật đều thuộc quyền sở hữu của Allah, và đất đai cũng vậy. Kinh Koran có dạy: đất đai thuộc quyền Allah, Người muốn ban phát cho ai tuỳ thích. Do đó nhà nước của Muhammed nắm quyền sở hữu tối cao về đất đai, không có ai có quyền sử dụng ruộng đất nếu chưa được sự cho phép của nhà nước, mọi vùng đất trống đều được đưa vào sở hữu của nhà nước. Từ đó Muhammed đặt ra các thứ thuế thống nhất để tiện việc quản lý ruộng đất. Muhammed với danh nghĩa nhà tiên tri của Allah và là người đứng đầu nhà nước, đã cấp đất cho những người thân cận và quý tộc bộ lạc, đất đã được phong coi như là tài sản riêng và được tự do mua bán. Giai cấp địa chủ phong kiến hình thành, sử dụng hình thức bóc lột chủ yếu là tô rẻ đôi- người lĩnh đất nộp một nửa sản phẩm cho chủ đất. Còn nông dân công xã vẫn được tự do, chưa có luật lệ nào quy định sự phụ thuộc của họ.
Quyền sở hữu và quyền thừa kế là những quyền thiêng liêng được bảo vệ chặt chẽ của Islam giáo và nhà nước.
Nhà nước Ảrập của Muhammed là một nhà nước chuyên chế tập quyền. Muhammed là người đứng đầu, nhờ vào sức mạnh của thần quyền mà nắm trong tay cả thế quyền. Quyền lực của Muhammed lúc này được xem như một vị vua chuyên chế của các vương triều phong kiến phương Đông, thậm chí Muhammed còn có được sự tôn sùng của thần dân mà bất cứ ông vua nào cũng mong muốn có được.
Trong khi đó dưới sự cai trị của Muhammed và niềm tin tôn giáo, xã hội Ảrập ngày càng phân hoá sâu sắc. Islam giáo tuy có hình thức bảo vệ lợi ích của quần chúng nhân dân nhưng thực chất nó là một công cụ bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị. Tuy nhiên, lúc này dưới sự lãnh đạo tối cao của Muhammed, xã hội Ảrập vẫn chưa bộc lộ những mâu thuẫn, vì vậy về cơ bản nhà nước Ảrập mà Muhammed xây dựng nên là một nhà nước thống nhất, khác với sự chia rẽ trong các giai đoạn sau.
Năm 632, Muhammed qua đời, lúc này cả bán đảo Ảrập đã được quản lý bởi một nhà nước thống nhất và một quân đội hùng mạnh sẵn sàng tử vì đạo. Những ý đồ bành trướng của Muhammed vẫn còn dang dở sẽ được những người kế thừa ông tiếp tục.
Thu Jun 18, 2009 12:01 pm
Thành viên mới gia nhập
athenas
Họ & tên : VÕ HÙYNH NHƯ
Ngày tham gia : 18/06/2009
Tổng số bài gửi : 9
Đến từ : Long An
Điểm thành tích : 13
Được cám ơn : 0
Tiêu đề: Re: CÙNG TÌM HIỂU VỀ BÁ CHỦ VÙNG TRUNG ĐÔNG GIAI ĐOẠN TRUNG ĐẠI
[justify]Sự hình thành đế quốc Ảrập
Năm 632, Muhammed trừ trần, những người kế vị ông xưng là Calif- nghĩa là người thay mặt tiên tri và quốc gia mà họ cai trị được gọi là Caliphate.
Tiếp tục giấc mơ của Muhammed, các Calif đã mở rộng chiến tranh xâm lược ra nhiều nơi, lập nên một đế quốc rộng lớn.
Năm 633, quân đội Ảrập tấn công vùng hữu ngạn sông Euphrates, sang năm 634 tiến đến Xiri. Năm 637, quân đội Ảrập chiếm được kinh đô của Iran, năm 651 chiếm được toàn bộ Iran và bắt đầu xâm nhập vào vùng đất thuộc Afghanistan ngày nay. Đồng thời với quá trình xâm lược Iran, quân đội Ảrập cũng tiến đánh Syria. Năm 637, quân đội Ảrập chiếm được Palestine và thành phố Jerusalem, biến vùng đất Palestine- Syria thành một tỉnh của Ảrập. Từ năm 637 dến năm 658, quân đội Ảrập tiến đánh vùng Armenia, năm 658 thì chiếm được Armenia và một phần Georgia tiến đến vùng đất của người Khazar (nằm giáp biển Caspi và biển Đen).
Cuộc xâm lược Ai Cập cũng được tiến hành trong giai đoạn này. Năm 642, Ảrập biến Ai Cập trở thành một tỉnh của Caliphate. Sau đó người Ảrập tiếp tục tấn công phần còn lại của Bắc Phi.
Cùng với quá trình mở rộng lãnh thổ, trong nội bộ giới quý tộc phong kiến Ảrập cũng diễn ra những cuộc đấu tranh hết sức quyết liệt để giành ngôi vị đứng đầu nhà nước.
Từ năm 632 đến năm 661, Ảrập trãi qua bốn đời Calif, đều do giới quý tộc bầu ra. Việc này diễn ra thông qua cuộc đấu tranh trong nội bộ giai cấp thống trị. Người đầu tiên nhận chức Calif là Abu Bekr, một người thân cận của Muhammed do những người Mecca bầu ra. Năm 634 khi qua đời Abu Bekr đã chỉ định Omar làm Calif đời thứ hai. Năm 634 Osman của dòng họ Omeiad lên kế vị Omar. Từ khi Osman lên nắm chính quyền, mâu thuẫn trong giới phong kiến Ảrập ngày càng gia tăng. Năm 656 Ali, con rể của Muhammed, nhờ khéo léo lợi dụng sự bất mãn của giới quý tộc không thuộc dòng họ Omeiad ,nông dân và dân du mục lật đổ Osman, lên làm Calif. Tuy nhiên, cuộc tranh giành quyền lực vẫn chưa dừng lại. Trong lúc đang phải đối đầu với các thế lực chống đối bên ngoài, nội bộ phe Ali cũng xuất hiện sự chia rẽ. Thế lực của Ali, còn gọi là những người phái Shiit là vốn chỉ thừa nhận những người có quan hệ họ hàng với nhà tiên tri. Nhiều người cho rằng bất kỳ tín đồ Islam giáo nào cũng có thể được bầu làm Calif, và họ tách ra khỏi lực lượng phái Shiit, trở thành một phái mới là Kharit. Islam giáo lúc này bị chia rẽ thành hai phái chính là Shiit và Sumit, bên cạnh đó Kharit cũng là một phái có thực lực. Cuộc đấu tranh giữa các giáo phái cũng sẽ làm phức tạp thêm tình hình chính trị của đế quốc Ảrập.
Năm 661, Ali bị phái Kharit giết, Muavia Omeiad nhân cơ hội cướp ngôi và lập nên vương triều đầu tiên của đế quốc Ảrập.[/justify]
Thu Jun 18, 2009 12:04 pm
Thành viên mới gia nhập
athenas
Họ & tên : VÕ HÙYNH NHƯ
Ngày tham gia : 18/06/2009
Tổng số bài gửi : 9
Đến từ : Long An
Điểm thành tích : 13
Được cám ơn : 0
Tiêu đề: Re: CÙNG TÌM HIỂU VỀ BÁ CHỦ VÙNG TRUNG ĐÔNG GIAI ĐOẠN TRUNG ĐẠI
Đế quốc Ảrập dưới thời vương triều Omeiad.
Như vậy cuộc đấu tranh giành quyền lực trong nội bộ giai cấp phong kiến kéo dài suốt 30 năm (632-661) đã kết thúc với sự thắng lợi thuộc về dòng quý tộc lớn nhất và hùng mạnh nhất là Omeiad.
Ở giai đoạn đầu, vương triều Omeiad tiếp tục trấn áp các thế lực Shiit và Kharit đồng thời tiếp tục nêu cao ngọn cờ “ chiến tranh vì Allah” tiếp tục bành trướng lãnh thổ.
Năm 698, quân đội Ảrập chinh phục các vùng phía Tây châu Phi. Năm 714, họ chinh phục được vương quốc Wisigoth (Tây Goth), chiếm vùng đất Tây Ban Nha. Đầu thế VIII, họ chiếm được nhiều thành phố ở phía Đông: Merv, Herat, Bukhara, Samarkand,… tiến đánh tới Ấn Độ, Trung Quốc.
Đến đầu thế kỷ VIII, lãnh thổ của Caliphate Omeiad trãi dài trên 12. 000 km. Lãnh thổ của nó từ sông Indus ở phía đông, dãy núi Thông Lĩnh ở phía đông bắc, đến phía tây vùng đất Tây Ban Nha, bên bờ Đại Tây Dương, phía bắc với tới vương quốc France, phía nam xuống tận Bắc Phi, hình thành một đại đế quốc vắt ngang qua châu Âu, châu Á, châu Phi.
Cùng với quá trình xâm lược trên, các Calif dòng Omeiad cũng bắt tay hoàn thiện một nhà nước vững mạnh, ổn định tình hình chính trị, kinh tế, xã hội.
Đế quốc Ảrập - Omeiad dựa trên cơ sở hợp nhất giữa chính trị và tôn giáo đặt tại Medina, kế thừa thể chế chuyên chính quân chủ phương Đông.
Các Calif vẫn nắm trọn quyền lực tối cao về các mặt chính trị, quân sự, lập pháp và tôn giáo. Ngôi vị Calif được thế tập, đây là một dấu hiệu của thể chế quân chủ chuyên chế. Tuy nhiên do lãnh thổ quá rộng lớn, tập trung quá nhiều vào công việc chinh phục các vùng đất mới, các Calif phải chia thành năm tỉnh, đứng đầu mỗi tỉnh là một viên tỉnh trưởng (emir) do đích thân Calif bổ nhiệm. Các tỉnh trưởng được giao toàn quyền xử lý công việc ở vùng đất mình quản lí, vì vậy mà họ tự do thao túng ở địa phương.
Các Calif cũng cho cải cách lại quân đội. tổ chức lại hệ thống tuyển quân và phục vụ nhằm củng cố bộ máy cai trị trên một quốc gia quá rộng lớn.
Triều Omeiad cũng thực hiện nhiều chính sách khác nhằm thúc đẩy sức sản xuất và phát triển quan hệ kinh tế giữa các vùng, tạo nên một sự thống nhất cho quốc gia: quy định chữ Ảrập làm ngôn ngữ chính thức trong cả nước (mở các trường dạy chữ Ảrập với sách giáo khoa là kinh Koran), đúc đồng tiền riêng và thực hiện hệ thống tiển tệ thống nhất trong cả nước, xây dựng hệ thống thông tin bưu điện từ trung ương tỏa ra các địa phương.
Triều đình Omeiad đã cho thi hành một chính sách thuế khoá hết sức nặng nề, gây bất mãn cho nhân dân lớp dưới. Nông dân, thợ thủ công, thương nhân đã đứng lên đấu tranh ở nhiều nơi dưới sự lãnh đạo của một số quý tộc phong kiến bất mãn với triều đình. Tuy thất bại nhưng những cuộc khởi nghĩa này đã làm suy yếu quân đội, gây thiệt hại về tài chính cho nhà nước, đóng vai trò quan trọng trong sự sụp đổ của vương triều Omeiad.
Năm 750, cuộc khởi nghĩa của nông dân vùng Trung Á thắng lợi, dòng họ Omeiad bị lật đổ nhưng dòng Abbas đã giành lấy thành quả, lên nắm chính quyền, lập ra triều đại Abbassid
Thu Jun 18, 2009 12:06 pm
Thành viên mới gia nhập
athenas
Họ & tên : VÕ HÙYNH NHƯ
Ngày tham gia : 18/06/2009
Tổng số bài gửi : 9
Đến từ : Long An
Điểm thành tích : 13
Được cám ơn : 0
Tiêu đề: Re: CÙNG TÌM HIỂU VỀ BÁ CHỦ VÙNG TRUNG ĐÔNG GIAI ĐOẠN TRUNG ĐẠI
Caliphate Abbassid
Vương triều Abbassid tồn tại từ năm 750 đến năm 1258, thừa hưởng một quốc gia rộng lớn, các Calif Abbassid ít tiến hành các cuộc chinh phục quy mô lớn, vì vậy vương triều này chú trọng đến việc phát triển kinh tế xã hội nhiều hơn.
II.3.1 Kinh tế
Nông nghiệp: nhà nước chăm lo việc khai hoang, phục hoá, củng cố hệ thống thuỷ lợi nhờ đó mà năng suất không ngừng tăng lên. Đặc biệt bên cạnh những cây trồng cũ (chà là, tiểu mạch, đại mạch) còn du nhập những giống cây trồng mới từ các khu vực mà người Ảrập chinh phục được đem về phổ biến trong toàn Caliphate (đem giống cam quýt từ Ấn Độ về). Sự rộng lớn của đế quốc cùng với sự phát triển của việc trồng trọt đã dẫn đến những vùng chuyên canh cây trồng trong đế quốc: Ai Cập (ngũ cốc, lúa, lanh), Bắc Phi (ôliu), Syria và Palestine (nho, mía, cây ăn quả),…
Chăn nuôi cũng có bước phát triển nhất là ở các khu vực Ảrập, Bắc Phi, Iran. Các loại vật nuôi chủ yếu: lạc đà, dê ngựa, đặc biệt là ngựa Ảrập rất nổi tiếng lúc bấy giờ.
Công nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp đều có bước phát triển mạnh. Các ngành nghề thủ công có nhiều mặt hàng nổi tiếng trong từng vùng thuộc Caliphate: Ai Cập- các sản phẩm vải lanh màu và trắng, các sản phẩm quần áo và vải có chất lượng cao của thợ thủ công thành Merv cũng rất được ưa chuộng, Samarkand nổi tiếng với nghề sản xuất giấy…nhu cầu sa xỉ của giới quý tộc phong kiến cũng thúc đẩy các nghề khai thác vàng, bạc, đá quý.
Các quan hệ buôn bán không ngừng được mở rộng nhờ sự thống nhất quốc gia không chỉ hoạt động nội thương, mà các hoạt động ngoại thương cũng phát triển sôi nổi. Caliphate có quan hệ buôn bán với hầu hết các nước phương Đông và phương Tây.
Bằng chứng cho sự phát triển trên là sự hình thành của các thành phố sầm uất vừa là một trung tâm văn hoá, vừa là một trung tâm thủ công nghiệp và thương nghiệp; lớn nhất lúc bấy giờ là kinh đô Baghdad, các thành phố khác: Damascus, Cairo, Phustat, Bukhara, Samarkhand.
II.3.2 Tình hình chính trị- xã hội
Khoảng một trăm năm đầu, cùng với sự phát triển kinh tế là sự ổn định của tình hình chính trị- xã hội, chính vì vậy đây là thời kỳ phồn vinh nhất của đế quốc Ảrập.. Vương triều Abbassid đã áp dụng chế độ chính trị của Iran, củng cố hơn nữa chính quyền chuyên chế trung ương.
Calif vẫn nắm quyền tối cao, cả thế quyền lẫn thần quyền. Giúp việc cho Calif có hai vị đại thương thư và chánh chưởng lý. Đại thương thư thay mặt Calif giải quyết các công việc dân sự, đôi khi một số đại thương thư lộng hành lấn át quyền lực của Calif. Chánh chưởng lý trông coi các hoạt động tinh thần, toà án và giáo dục. Bên dưới là một hệ thống quan liêu, có thêm các bộ phụ trách về thuế vụ, cảnh vụ, trạm dịch, tư pháp…hệ thống này sẽ giúp các Calif giải quyết các công việc chuyên môn.
Đặc biệt chính quyền Abbassid cho khôi phục và phát triển hệ thống bưu điện nhằm đảm bảo liên lạc giữa trung ương và địa phương, nhưng quan trọng nhất là để tiện theo dõi các hoạt động của địa phương để trung ương có thể nhanh chóng giải quyết khi địa phương có bất cứ mưu đồ gì.
Quân đội cũng được củng cố. Các Calif từ đời Calif Mustasim (833- 842) cho xây dựng một lực lượng quân đội kiểu mới gọi là cấm vệ quân. Đội quân này không lấy từ địa phương, do các Calif huấn luyện từ nhỏ, tuyệt đối phục vụ các Calif.
Hệ thống quan lại địa phương căn bản vẫn không đổi, đứng đầu tỉnh vẫn là các tỉnh trưởng. Mặt dù chính quyền trung ương ở Baghdad có nhiều biện pháo nhằm can thiệp đến địa phương nhưng các khuynh hướng ly khai của các đại quý tộc ở địa phương vẫn ngắm ngầm phát triển; đến thế kỷ IX, chính quyền thừa kế của các tỉnh trưởng đã được xác lập ở các tỉnh.
Trên lĩnh vực tư tưởng là cuộc đấu tranh giữa các phái trong nội bộ Islam giáo. Sự đấu tranh này thúc đẩy sự phát triển của Islam giáo dồng thời tăng cường sự thống trị của vương triều Abbassid.
Giai đoạn đầu các nhà thần học của giáo phái chính thống Sunnit chiếm được địa vị thống trị, chủ trương của phái này là tất cả mọi hành động và lời nói của con người đều do Allah sắp xếp trước và kinh Koran tồn tại ngay từ xưa. Thế kỷ VIII xuất hiện một giáo phái mới đối lập với phái chính thống, chủ trương con người là tự do trong suy nghĩ và hành động, thánh Allah bao giờ cũng thưởng thiện phạt ác và kinh Koran không phải có từ trước mà do Allah sáng tạo ra. Giáo lý mới này có lợi cho sự thống trị của vương triều Abbassid, bởi nó hạ thấp tác dụng của kinh Koran, nó giúp các Calif chống lại những kẻ mượn kinh Koran để chống lại sự chuyên quyền về chính trị. Hai phái này chống đối nhau suốt hai thế kỷ. Đến thế kỷ X, một nhà thần học của phái chính thống đã tổng hợp hai giáo lý này, sáng tạo ra thần học của phái chính thống mới, chủ trương tất cà hành động của con người đều do Allah sắp đặt trước nhưng con người có khả năng lựa chọn hành động và phại có trách nhiệm vời hành động của mình; kinh Koran không phải được tạo ra nhưng được ghi lại bằng các mẫu tự, mực, giấy là các sản phẩm do con người tạo ra. Giáo lý này đã củng cố địa vị thống trị của phái chính thống Sunnit, đồng thời giáo lý này cũng trợ giúp rất nhiều cho sự cai trị của các Calif, uy tín của các Calif không ngừng tăng lên ở khắp thế giới Islam giáo, các Calif được tôn sùng như là “ bóng của thánh Allah” ở hạ giới.
Bên cạnh việc củng cố nền tảng tư tưởng, chính quyền Abbassid cũng không quên tăng cường cơ sở xã hội của mình. Chính quyền Abbassid tiếp tục cấp đất đai cho quý tộc, củng cố lực lượng cho giới quý tộc phong kiến, bản thân các Calif cũng là một địa chủ lớn nhất. Cùng với quá trình này là quá trình mất đất của nông dân, đất đai rơi vào tay các địa chủ, họ ngày càng lệ thuộc vào địa chủ phong kiến.
Hình thức bóc lột chủ yếu là thuế. Nông dân, thợ thủ công là những người nộp thuế chính.để tăng hiệu quả thu thuế, chính quyền Abbassid đưa ra chế độ thầu thuế- một số quan lại, địa chủ được giao trách nhiệm thu thuế ở một khu vực. Hệ thống này ban đầu đã có tác dụng tích cực đối với việc thu thuế nhưng càng về sau ngày càng nhiều thầu thuế lạm quyền bóc lột dã man người nộp thuế.
Sự cường thịnh của đế quốc Arập được xây dựng trên cơ sở bóc lột tàn nhẫn nhân dân các dân tộc trong lãnh thổ đế quốc. Trong nội bộ đế quốc rộng lớn này, dưới cái vẻ thống nhất của quốc gia là những mâu thuẫn về giai cấp, mâu thuẫn về dân tộc, mâu thuẫn về tôn giáo, vẫn diễn ra hết sức phức tạp. Đặc biệt để điều hành bộ máy quan liêu khổng lồ, cộng với những chi phí xa xỉ của hoàng gia và quý tộc, nhân dân lao động đã bị bóc lột nặng nề. Đời sống người dân vô cùng khó khăn nhất là người nông dân thợ thủ công và nô lệ. Vì vậy, nhân dân liên tục nỗi dậy khởi nghĩa ở nhiều nơi, kéo dài; cuối thế kỷ IX, đây là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc xuất hiện những rạn nức trong đế quốc, báo hiệu một sự tan rã.
Trong khi mâu thuẫn giữa tầng lớp thống trị và bị trị ngày càng gay gắt thì trong nội bộ giai cấp thống trị, những mâu thuẫn ngấm ngầm ngày trước cũng được công khai. Lợi dụng phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân, các quý tộc địa phương bắt đầu nỗi dậy. Các quân đội đóng tại địa phương cũng không còn tuân theo chính quyền trung ương. Trong khi đó, lực lượng cấm vệ vốn là chỗ dựa trung thành của các Calif ngày càng lộng quyền, lấn lướt quyền lực của Calif, làm cho chính quyển trung ương ngày càng thêm suy yếu.
Đến những năm 60 thế kỷ IX, đế quốc Arập xuất hiện cục diện sắp tan rã. Tại Ai Cập, Syria, Iran và Trung Á, xuất hiện các triều đại phong kiến độc lập tuy vẫn còn mang danh nghĩa là một tiểu vương trong đế quốc Arập, chịu xưng thần với các Calif. Các tiểu quốc này không ngừng lớn mạnh, Caliphate thực tế chỉ còn giới hạn trong vùng đất Iraq.
Năm 945, các đại diện dòng Buid ( Iran) chiếm Baghdad, các Calif chỉ còn nắm được thần quyền. Năm 1258, quân đội Mongol chiếm thành Baghdad. Đế quốc Islam giáo Arập thực sự diệt vong
Sat Jun 20, 2009 9:25 pm
Tìm hiểu giá trị truyền thống văn hóa dân tộc, thế giới.
Thành viên cấp 2
khaocoviet
Họ & tên : Be Strong (~_~)
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 18/06/2009
Tổng số bài gửi : 64
Đến từ : TP.HCM
Sở trường/ Sở thích : Tìm hiểu giá trị truyền thống văn hóa dân tộc, thế giới.
Điểm thành tích : 541
Được cám ơn : 49
Tiêu đề: Như hay quá ta!
Lấy tiểu luận qua đây lân sân luôn à! Hay quá ta@ Cố gắng phát huy nhỏ nhé! Thanks m!
Sun Jun 21, 2009 11:08 am
SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
CỐ VẤN CHUYÊN MÔN
ChauTienLoc
Họ & tên : CHÂU TIẾN LỘC
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Sáng lập viên, Cựu Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ (từ tháng 06/2008 đến 01/2011)
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi : 823
Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
Điểm thành tích : 1969
Được cám ơn : 665
Tiêu đề: Re: CÙNG TÌM HIỂU VỀ BÁ CHỦ VÙNG TRUNG ĐÔNG GIAI ĐOẠN TRUNG ĐẠI
Đúng là bài viết này hay thiệt :heart: Thank you, very much !
Sponsored content
Tiêu đề: Re: CÙNG TÌM HIỂU VỀ BÁ CHỦ VÙNG TRUNG ĐÔNG GIAI ĐOẠN TRUNG ĐẠI
CÙNG TÌM HIỂU VỀ BÁ CHỦ VÙNG TRUNG ĐÔNG GIAI ĐOẠN TRUNG ĐẠI