CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Thời kỳ Bắc Thuộc lần III

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Thời kỳ Bắc Thuộc lần III I_icon_minitimeFri Jun 20, 2008 8:46 pm

Khai Tam hungson

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

Khai Tam hungson

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Hùng Sơn
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Uỷ viên danh dự Ban Điều hành Câu lạc bộ
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Thời kỳ Bắc Thuộc lần III 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Thời kỳ Bắc Thuộc lần III 40 Thời kỳ Bắc Thuộc lần III 68

Ngày tham gia Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 138
Đến từ Đến từ : Bình Dương
Điểm thành tích Điểm thành tích : 330
Được cám ơn Được cám ơn : 20

Bài gửiTiêu đề: Thời kỳ Bắc Thuộc lần III

 

TỪ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG LẠI ÁCH ĐÔ HỘ CỦA TUỲ- ĐƯỜNG ĐẾN CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NĂM 938

1. Chống lại ách đô hộ của Tuỳ- Đường

Chiếm được nước ta, nhà Tuỳ bỏ đơn vị hành chính cũ phủ châu và lập lại cấp quận. Trị sở quận Giao Chỉ được dời từ Long Biên về Tông Bình. Về danh nghĩa, các quận trực tiếp phụ thuộc chính quyền phong kiến trung ương, nhưng trên thực tế các quận thuộc châu Giao cũ chỉ là đất ràng buộc lỏng lẻo. Vào những năm rối loạn cuối đời Tuỳ, đất nước ta lại cách .biệt với phương Bắc. Bọn thái thú cát cứ ở miền đất nước ta tuỳ tiện áp bức bóc lột nhân dân.

Năm 618, cha con Lý Uyên, được sự ủng hộ của tập đoàn địa chủ Hoa Bắc, đã kết thúc cục diện cát cứ, lập ra nhà Đường.

Nhà Đường là một đế chế rất thịnh đạt cả về vật chất và văn hoá, lại luôn luôn coi Việt Nam là một căn cứ quan trọng để thực hiện mưu đồ bành trướng xuống phương Nam và xây dựng vị trí cầu nối với phương Tây.
Nhà Đường bãi bỏ các quận, khôi phục lại các châu nhỏ thời Nam Triều. Năm 622, nhà Đường lập Giao Châu đô hộ phủ, năm 679 đổi thành An Nam đô hộ phủ với các hình thức và thủ đoạn cai trị xảo quyệt, hà khắc và ngu dân. Chúng khống chế đất nước ta một cách chặt chẽ, nhưng về hình thức lại tỏ ra "ràng buộc", mua chuộc phần nào tầng lớp trên của xã hội để đối phó với phong trào của nhân dân hòng khuất phục dân tộc ta.

Về mặt kinh tế, nhà Đường coi An Nam đô hộ phủ là một trọng hơn để bóc lột với thủ đoạn truyền thống là bắt nhân dân ta phải cống nạp các loại lâm, thổ sản quý và sản phẩm thủ công địa phương. Chúng đặt ra nhiều thứ thuế mới và lệ thuế rất nặng. Hình thức bóc lột chính là tô, dung, điệu (tô là thuế ruộng đất, dung là thuế lao dịch và điệu là căn cứ vào hộ khẩu mà thu thuế- thuế thân). Bên cạnh đó còn có thuế hộ (với 3 loại là thượng hộ, thứ hộ và hạ hộ chia ra theo tài sản gia đình). Đó là chưa kể đến bọn quan lại ở An Nam phần lớn đều tham nhũng, ra sức lợi dụng vơ vét, bóc lột nhân dân.

Hậu quả của chính sách vơ vét tàn nhẫn này của nhà Đường là hiện tượng bần cùng hóa nhanh chóng, với quy mô ngày càng lớn của các tầng lớp nhân dân và sự phân hóa giai cấp trong xã hội càng trở nên sâu sắc.
Tuy nhiên, hơn 300 năm dưới thời thuộc Đường, nhân dân ta đã khéo biết lợi dụng những mặt tích cực (về kỹ thuật sản xuất, về điều kiện vật chất, về thành tựu văn hoá...), tiếp thu và dân tộc hóa vốn liếng vay mượn từ bên ngoài nên đã làm cho nền kinh tế, văn hóa có những bước phát triển đáng kể.

Sự thịnh đạt của đế chế Đường, sự huy hoàng của văn hóa Đường, chính sách bành trướng, âm mưu đồng hoá, thủ đoạn cai trị xảo quyệt của bọn đô hộ nhà Đường vẫn không làm cho dân tộc ta bị khuất phục. Trái lại, trong suốt 3 thế kỷ bị nhà Đường thống trị, nhân dân ta đã không ngừng nổi dậy đấu tranh chống lại ách đô hộ của chúng, giành lại quyền độc lập.

* Khởi nghĩa Lý Tự Tiên và Định Kiến năm 687

* Khởi nghĩa Mai Thúc Loan năm 722

* Khỏi nghĩa Phùng Hưng ( 766 - 791)

* Khởi nghĩa Dương Thanh ( 819 - 820 )

Nhìn chung, phong trào đấu tranh của nhân dân ta chống ách đô hộ của nhà Đường nổ ra ở khắp mọi nơi, miền xuôi cũng như miền núi, từ miền Bắc đến Hoành Sơn, có tính chất phổ biến và tương đối liên tục suốt 3 thế kỷ. Phong trào mang tính chất .quần chúng bao gồm mọi tầng lớp nhân dân,quân sĩ, hào trưởng và quan lại yêu nước. Những cuộc khởi nghĩa lớn ở địa phương đến đưa đến việc xây dựng căn cứ chống giục, đánh đổ chính quyền của bọn đô hộ ở địa phương, giành chính quyền ở từng nơi, từng bộ phận. Nhiều cuộc khởi nghĩa đã phát triển thành chiến tranh giải phóng dân tộc, đánh vào tận sào huyệt kẻ thù ở Tống Bình. Lực lượng nhà Đường tan rã nhanh chóng trước khí thế tiến công của quần chúng khởi nghĩa. Thế nhưng một khi đã giành được thắng lợi tạm thời thì phong trào thường hay bị chia rẽ, lực lượng phân tán và không đủ sức đương đầu với các đạo quân viễn chinh lớn sang chinh phục và xâm lược lại nước ta.

Nguồn:Tiến trình Lịch Sử Việt Nam – Nhà Xuất Bản Giáo Dục – Chủ biên PGS.TS Nguyễn Quang Ngọc. Tr 54-64
687 (Đinh Hợi) :Đinh Kiến – Lý Tự Tiên lãnh đạo nhân dân chống nhà Đường đô hộ.

Theo quy định chung của nhà Đường, dân “Di Lão” chỉ phải nộp một nửa số tô thuế, nhưng viên đô hộ Lưu Diên Hựu đã bắt nhân dân An Nam nộp cả số tô thuế.

Theo quy định chung của nhà Đường, dân “Di Lão” chỉ phải nộp một nửa số tô thuế, nhưng viên đô hộ Lưu Diên Hựu đã bắt nhân dân An Nam nộp cả số tô thuế. Nhân lòng câm phẫn của nhân dân, một người An Nam là Lý Tự Tiên đã phát động khởi nghĩa lớn vào năm 687. Nhưng kế hoạch khởi nghĩa bị bại lộ, Lý Tự Tiên bị Lưu Diên Hựu giết chết.

Lưu Diên Hựu đem quân đàn áp, giết hại Lý Tự Tiên. Nhưng các thủ lĩnh khác của nghĩa quân như Đinh Kiến, Tư Nhân tiếp tục chỉ huy cuộc khởi nghĩa. Nghĩa quân bao vây thành Tống Bình (Hà Nội). Lũ quan quân trong thành không chống cự nổi, chỉ đắp lũy cố thủ, chờ quân cứu viện. Nghĩa quân đã tấn công phá tan thành Tống Bình, giết chết Lưu Diên Hựu.

Nhà Đường điều đại quân do Tư mã Quế Châu là Tào Huyền Tĩnh và Đô đốc Quảng Châu là Phùng Nguyên Thường chỉ huy, ồ ạt theo hai đường thủy bộ sang. Các thủ lĩnh Đinh Kiến, Tư Nhân bị giết hại. Nghĩa quân tan rã. Lúc đó là thời kỳ Võ Tắc Thiên (Võ hậu) đang nắm quyền, nhà Đường còn mạnh. Lực lượng của ta còn đang xây dựng, chưa đủ sức giành thắng lợi. Nhưng đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên dưới thời nhà Đường.

Nguồn: Đỗ Đức Hùng, Nguyễn Đức Nhuệ, Trần Thị Vinh, Trương Thị Yến 2001, Việt Nam những sự kiện lịch sử (từ khởi thủy đến 1858), Hà Nội, Giáo Dục, Tr. 38.
713-722 :Khởi nghĩa của Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế).

Mai Thúc Loan, người Hoan Châu (Mai Phụ, còn gọi là gò họ Mai, hay Mỏm, một làng chuyên nghề ở miền ven biển Thạch Hà, Hà Tĩnh).

Mai Thúc Loan, người Hoan Châu (Mai Phụ, còn gọi là gò họ Mai, hay Mỏm, một làng chuyên nghề ở miền ven biển Thạch Hà, Hà Tĩnh). Vốn nhà nghèo, Mai Thúc Loan phải làm nghề kiếm củi rồi đi ở đợ cho nhà giàu, chăn trâu, cày ruộng. Ông rất khoẻ và sáng dạ, người đen trũi, nổi tiếng giỏi vật cả một vùng. Tuy xuất thân bình dân nghèo khổ, nhưng chí lớn, tập hợp được thanh niên và nhân dân trong vùng khởi nghĩa, quyết tâm đánh đổ chính quyền đô hộ nhà Đường, giành lại độc lập cho nước nhà. Sau khi đã tổ chức được lực lượng, xây dựng được căn cứ, Mai Thúc Loan phát động cuộc khởi nghĩa. Tháng 4 năm Quý Sửu (713) Mai Thúc Loan kêu gọi những người dân phu gánh vải quả nộp cống cho chính quyền nhà Đường nổi dậy khởi nghĩa (*). Quân khởi nghĩa nhanh chóng chiếm được Hoan Châu. Nghĩa quân lập tức tôn Mai Thúc Loan lên làm Hoàng Đế, đóng đô ở thành Vạn An, Sử gọi ông là Mai Hắc Đế (Vua đen họ Mai).

Sau khi lên ngôi vua, Mai Hắc Đế thành lập triều đình, xây dựng chính quyền mới, kêu gọi nhân dân các châu huyện cùng nổi dậy chiến đấu. Người Việt miền xui cũng như miền núi đều hưởng ứng và tham gia nghĩa quân. Mai Hắc đế đã tập hợp được quân dân 32 châu để cùng đánh giặc. Không những thế ông còn vận động đoàn kết nhân dân các nước láng giềng như Chămpa (phía nam), Chân Lạp (phía tây), Kim Lân (Malaixia hiện nay) để có thêm lực lượng chống nhà Đường. Sau khi lực lượng lớn mạnh, Mai Thúc Loan từ Hoan Châu tiến quân ra Bắc, đánh vào phủ thành đô hộ của giặc. Quân giặc đại bại, tên quan đô hộ Quan Sở Khách chạy trốn về nước. Quân khởi nghĩa thu lại toàn Giao Châu.

Mai Thúc Loan cầm quyền tự trị được khoảng 10 năm (713-722). Nhà Đường đã cử đại quân gồm 10 vạn người, do tướng Dương Tư Húc cầm đầu cùng với tên quan đô hộ cũ là Quang Sở Khách, tiến sang nước ta vào mùa thu năm Nhâm Tuất (722). Sau nhiều trận đánh khóc liệt, từ lưu vực song Hồng đến lưu vực sông Lam, cuối cùng Mai Thúc Loan thua trận, nghĩa quân tan vỡ. Kết thúc cuộc khởi nghĩa khá tiêu biểu của nhân dân ta chống lại đô hộ của nhà Đường.

(*) Các bộ sử cũ của ta như Toàn thư và Cương mục đều chép Mai Thúc Loan khởi nghĩa năm Nhâm Tuất (722). Nhưng theo Tân Đường thư thì Mai Thúc Loan khởi nghĩa vào đầu năm Khai Nguyên (713-714). Sách Tân Đính hiệu Bình Việt điện u linh tập của ta ghi cụ thể Mai Thúc Loan dấy binh năm Quý Sửu đời Đường Huyền Tông, niên hiệu Khai Nguyên năm thứ nhất, tức năm 713.

Nguồn:Thư viện Trung tâm sưu tầm và tập hợp




Chữ ký của Khai Tam hungson





Thời kỳ Bắc Thuộc lần III I_icon_minitimeFri Jun 20, 2008 8:47 pm

Khai Tam hungson

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

Khai Tam hungson

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Hùng Sơn
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Uỷ viên danh dự Ban Điều hành Câu lạc bộ
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Thời kỳ Bắc Thuộc lần III 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Thời kỳ Bắc Thuộc lần III 40 Thời kỳ Bắc Thuộc lần III 68

Ngày tham gia Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 138
Đến từ Đến từ : Bình Dương
Điểm thành tích Điểm thành tích : 330
Được cám ơn Được cám ơn : 20

Bài gửiTiêu đề: Trang 2

 
766-791 Phùng Hưng phát động khởi nghĩa chống nhà Đường.

Phùng Hưng tự là Công Phấn, ở Ðường Lâm, Phong Châu (nay thuộc huyện Ba Vì - Hà Tây).

Nửa sau thế kỷ VIII, quyền thống trị của nhà Đường ngày càng suy yếu khiến cho các tiết độ sứ và bọn đô hộ ở nước ta có cơ hội tăng thêm uy lực. Chúng tự ý trưng thu thuế má. Đô hộ An Nam lúc đó là Cao Chính Bình đã ra sức bòn rút của cải của nhân dân, đánh thuế rất nặng. Nhân lòng căm phẫn của nhân dân. lợi dụng khi quân lính ở Tống Bình nổi dậy chống bọn đô hộ, vào khoảng đời Đại Lịch ( 766-779), Phùng Hưng đã phát động một cuộc khởi nghĩa lớn chống lại chinh quyền đô hộ nhà Đường.

Phùng Hưng là người hào trưởng đất Đường Lâm, ông cha đời đời làm quan lang, nhà giàu, có uy tín lớn đối với nhân dân trong vùng. Anh em Phùng Hưng nổi tiếng là những người rất khỏe. Họ lãnh đạo nghĩa quân nổi dậy làm chủ Đường Lâm rối đánh chiếm được cả một vùng rộng lớn quanh vùng, xây dựng thành căn cứ chống giặc. Trên cơ sở lực lượng phát triển mạnh, Phùng Hưng tiến quân xuống Tống Bình, vây phủ thành đô hộ. Cao Chính Bình đem quân ra ngoài thành đón đánh nghĩa quân nhưng bị thua to, đã quá phát bệnh mà chết. Phùng Hưng vào phủ thành, tổ chức việc cai trị, mong xây dựng quyền tự chủ lâu dài. Sau 7 năm, Phùng Hưng mất, con là Phùng An lên thay. Phùng An làm chủ đất nước được 2 năm thì nhà Đường cử Triệu Xương sang làm Đô hộ An Nam. Triệu Xương sai sứ mang lễ vật đến dụ Phùng An ra hàng. Năm 791, Phùng An đã hàng nhà Đường, cuộc khởi nghĩa chấm dứt.

Nguồn:Tiến trình Lịch Sử Việt Nam – Nhà Xuất Bản Giáo Dục – Chủ biên PGS.TS Nguyễn Quang Ngọc. Tr 56

♦ Chính quyền Dương Thanh (819-820):


Dương Thanh là một vị hào trưởng của đất Hoan Châu (đất này nay thuộc Nghệ An) và cũng là người được nhà Ðường cho làm Thứ Sử của châu này. Biết Dương Thanh là người giàu lòng yêu nước, quan đô hộ của nhà Ðường là Lý Tượng Cổ đã dụng mưu kế để làm giảm uy tín của ông, đồng thời, tách ông ra khỏi dân châu Hoan. Năm 819, Dương Thanh đã phát động cuộc khởi nghĩa lớn, giết chết được Lý Tượng Cổ, đồng thời thiết lập được hệ thống chính quyền tự chủ do ông đứng đầu Sau nhiều phen đàn áp nhưng bị thất bại, nhà Ðường đã dùng kế li gián để chia rẽ lực lượng của Dương Thanh. Ông bị cô lập dần, để rồi cuối cùng, bị tru di tam tộc vào năm 820. Hiện chưa rõ năm sinh nên chưa rõ ông thọ bao nhiêu tuổi. Cũng như nhiều vị thủ lĩnh kiệt xuất khác, Dương Thanh không xưng đế hay xưng vương, chưa đặt quốc hiệu và niên hiệu, nhưng chính quyền do ông thiết lập ra thực sự là chính quyền độc lập và tự chủ.

Trên đây là những hệ thống chính quyền tiêu biểu nhất, được thành lập trong hoặc sau thắng lợi của các cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc, gồm nhiều quy mô và tính chất khác nhau. Hẳn nhiên, đó cũng chưa phải là tất cả, nhưng, dẫu nhìn từ bất cứ góc độ nào thì đó cũng thực sự là tinh hoa của lịch sử chống xâm lăng thời Bắc thuộc.
Nguồn:http://tourdulich.com/webplus/viewer.print.asp?...

Họ Khúc xây dựng quyền tự chủ (907-923)



Vào cuối thế kỷ IX, triều đình nhà Đường đổ nát. Nạn cát cứ của tập đoàn phong kiến phương Bắc phát triển. Phong trào nông dân khởi nghĩa mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Hoàng Sào (874- 884) đã làm lung lay đến tận gốc rễ nền thống trị của nhà Đường. Nội tình Trung Quốc bị phân liệt thành cục diện "Ngũ đại Thập quốc'' (907- 960). Đây chính là những điều kiện khách quan thuận lợi cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta.

Năm 905, nhân cơ hội chính quyền trung ương nhà Đường đang đứng trước nguy cơ sụp đổ, Khúc Thừa Dụ được sự ủng hộ của dân chúng đã nổi dậy lật đổ chính quyền đô hộ của nhà Đường, tự xưng là Tiết độ sứ.

Khúc Thừa Dụ là người đứng đầu một dòng họ lớn, lâu đời ở Hồng Châu (Cúc Bồ, Ninh Giang, Hải Dương), một hào trưởng có nhiều uy tín và thế lực mạnh tại một vùng trọng yếu của đất nước. Phất cao ngọn cờ tự chủ trong điều kiện đặc biệt này, Khúc Thừa Dụ nhanh chóng trở thành một trung tâm tập hợp mọi lực lượng dân tộc.

Mặc dù chỉ xưng là Tiết độ sứ, nghĩa là về danh nghĩa vẫn coi mình như là một đại diện của chính quyền nhà Đường, nhưng thực chất Khúc Thừa Dụ đã xây dựng một chính quyền tự chủ. Triều đình nhà Đường buộc phải công nhận Khúc Thừa Dụ là Tĩnh hải quân Tiết độ sứ và gia phong cho ông tước Đồng bình chương sự.

Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta đến đây đã giành được thắng lợi căn bản. Khúc Thừa Dụ vừa là người có công thúc đẩy sự trưởng thành nhanh chóng của lực lượng dân tộc, vừa là người đặt nền móng vững vàng cho cuộc đấu tranh tới độc lập hoàn toàn
Năm 907, Khúc Thừa Dụ qua đời, con trai ông là Khúc Hạo nối nghiệp, cũng lự xưng là Tiết độ Sứ.

Khúc Hạo thi hành nhiều cải cách quan trọng để cải thiện đời sống nhân dân và chăm lo xây dựng nền độc lập dân tộc. Ông tiến hành chia lại các đơn vị hành chính, tổ chức lại chính quyền, sửa đổi lại chế độ tô thuế, giảm nhẹ sự đóng góp của nhân dân. Việt sử thông giám cương mục nhận xét: Dưới thời Khúc Hạo ''chính sự cốt chuộng khoan dung giản dị. Nhân dân đều được yên vui. Vì thế, Khúc Hạo được tôn xưng là bậc ''chúa hiền của nước Việt''.

Lúc đó, ở Trung Quốc tình hình chính trị hết sức phức tạp. Năm 907, Chu Ôn cướp ngôi nhà Đường lập ra nhà Hậu Lương thống trị vùng Trung nguyên. Cùng lúc đó, họ Mã lập ra nước Sở, họ Cao lập ra nước Kinh Nam, họ Tiền lập ra nước Ngô Việt.... Họ Lưu cát cứ ở Quảng Châu thế lực cũng rất mạnh.

Năm 908. nhà Hậu Lương phong cho Lưu Ẩn, người đứng đầu lực lượng cát cứ ở Quảng Châu làm Tiết độ sứ Quảng Châu, kiêm Tĩnh hải quân Tiết độ sứ An Nam đô hộ phủ với ý định buộc nước ta phụ thuộc vào chính quyền họ Lưu. Năm 911, Lưu Ẩn chết, em là Luu Cung lên thay. Năm 917, Lưu Cung tự xưng là Hoàng đế và đổi niên hiệu Hán. Đây là 1 trong 10 nước cát cứ thời ngũ đại Thập quốc".
Năm 928, Nam Hán đánh bại được cuộc tấn công của nước Sở. bảo vệ an toàn vùng biên giới phía bắc. Khi đã có thế lực mạnh. lại tạm yên mặt bắc, Lưu Cung bắt đầu thực hiện âm mưu bành trướng xuống phía nam, mà mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất chính là vùng đất nước ta.

Năm 930, Nam Hán nhân cớ Khúc Thừa Mỹ (là con nối ngôi Khúc Hao) thần phục nhà Hậu Lương và có ý chống lại Nam Hán, đã sai Lý Thủ Dung và Lương Khắc Trinh đem quân sang đánh Giao Châu. Khúc Thừa Mỹ do chưa lực tin vào sức mạnh của dân tộc, không đoàn kết được toàn dân để đánh giặc giữ nước, lại muốn dựa vào nhà Hậu Lương để chống quân Nam Hán nên cuộc kháng chiến thất bại nhanh chóng. Nước ta lại bị rơi vào tay nhà Nam Hán.

Năm 931, Dương Đình Nghệ là tướng cũ của Khúc Hạo, người đứng đầu dòng họ Dương có thế lực mạnh ở vùng châu Ái (Thanh Hoá) tổ chức lực lượng tiến quân ra Châu Giao. Thứ sử Lý Tiến chống cự không nổi phải bỏ chạy về nước. Dương Đình Nghệ nhanh chóng củng cố thành Đại La, huy động lực lượng và nhanh chóng đánh tan cuộc hành quân tiếp viện của Nam Hán do Thừa chỉ Trần Bảo chỉ huy.
Dẹp xong quân giặc, Dương Đình Nghệ vẫn tự xưng là Tiết độ sứ để giữ quan hệ hòa hiếu với phong kiến phương Bắc, ông tiếp tục công cuộc tự chủ của họ Khúc, lo củng cố chính quyền vừa mới giành lại được, phát triển lực lượng dân tộc.

Nguồn: Nguyễn Quang Ngọc 2006, Chương II - Việt Nam trong thời kỳ Bắc thuộc (179TCN-938), Tiến trình Lịch sử Việt Nam, Hà Nội, Giáo Dục, Tr.57 – 59.
Chữ ký của Khai Tam hungson




 

Thời kỳ Bắc Thuộc lần III

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: VIỆT SỬ :: Lịch sử Việt Nam cổ - trung đại :: Thời kỳ Bắc thuộc (179 TCN – 938)-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất