CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Những chuyển biến về kinh tế - xã hội

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Những chuyển biến về kinh tế - xã hội I_icon_minitimeThu Jun 19, 2008 9:44 pm

ChauTienLoc
SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

ChauTienLoc

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

https://suhoctre.forumvi.net
Họ & tên Họ & tên : CHÂU TIẾN LỘC
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Sáng lập viên, Cựu Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ (từ tháng 06/2008 đến 01/2011)
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Những chuyển biến về kinh tế - xã hội 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Những chuyển biến về kinh tế - xã hội Laodong1 Những chuyển biến về kinh tế - xã hội DHVgioi Những chuyển biến về kinh tế - xã hội Medal124 Những chuyển biến về kinh tế - xã hội 36Những chuyển biến về kinh tế - xã hội 40Những chuyển biến về kinh tế - xã hội 102Những chuyển biến về kinh tế - xã hội 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 823
Đến từ Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1969
Được cám ơn Được cám ơn : 665

Bài gửiTiêu đề: Những chuyển biến về kinh tế - xã hội

 
Những chuyển biến về kinh tế - xã hội

Sự phát minh ra kỹ thuật luyện kim đánh dấu bước ngoặc lớn trong xã hội nguyên thủy. Tuy nhiên nói như thế không có nghĩa là một khi con người tìm ra đồ đồng là xã hội ngay lập tức có những biến chuyển cơ bản. Thật ra suốt cả thời kỳ văn hóa Phùng Nguyên, con người nguyên thủy Việt Nam mới chỉ đủ thời gian để kịp chuẩn bị những tiền đề cho những nhảy vọt. Hình thái kinh tế xã hội nguyên thủy ở thời Phùng Nguyên mới bước đầu có dấu hiệu tan rã và nó tiếp tục tan ra cùng với các bước phát triển của văn hóa đồng thau trong các giai đoạn tiếp theo.

Văn Hoá Đồng Đậu

Văn hoá tiếp nối văn hoá Phùng Nguyên trong hệ thống văn hoá Tiền Đông Sơn của Việt Nam. Phân bố chủ yếu ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ, song có phần rộng hơn văn hoá Phùng Nguyên chút ít. Ngoài di tích Đồng Đậu, văn hoá này còn có một số di tích tiêu biểu như Gò Diễn, Mã Lao, Nội Gan, Thành Dền, Đồng Dền, Bãi Mèn, Đình Tràng (lớp dưới), Tiên Hội, Đông Lâm (lớp dưới), vv. Đồ đá có rìu bôn hình tứ giác, phổ biến loại dài mỏng. Đồ trang sức phổ biến loại vòng lớn, mặt cắt ngang hình tam giác và hình chữ D, được xem là loại vòng đặc trưng của VHĐĐ, hoa tai gần tròn 4 mấu, ống chuỗi hình gối quạ, vv.

Đồ gốm Đồng Đậu thường có thành dày được nung ở độ nung khá cao nên gốm cứng, phần lớn có màu xám. Hoa văn trang trí trên gốm tiêu biểu là loại chải kiểu khuông nhạc thành các đồ án làn sóng, hình chữ S nối đuôi nhau, hình sâu đo, hình số 8, văn thừng bện, v..v. Về loại hình chủ yếu vẫn là nồi, vò, bình, bát, chạc gốm, dọi xe sợi, bi gốm, v..v. Chân đế bình, bát cũng như chân chạc gốm thường thấp. Đồ đồng đã khá phát triển và có đặc trưng riêng, xuất hiện loại rìu xoè cân lưỡi tròn, mũi lao thường, mũi lao có ngạnh, mũi tên hình cánh én, lưỡi câu có ngạnh, dũa 4 góc nhọn cạnh thẳng hoặc lõm vào, dũa 2 góc vuông 2 góc tròn, vv. Bên cạnh đồ đồng còn phát hiện được khá nhiều khuôn đúc đồng bằng đá và bằng gốm có đủ đậu rót, đậu ngót cẩn thận, cho thấy kĩ thuật luyện đúc đồng của cư dân Đồng Đậu đã đạt đến trình độ khá cao. Sự phong phú đa dạng của đồ xương là một đặc trưng nổi bật của VHĐĐ. Đồ xương ở đây gồm có các loại mũi nhọn, mũi tên, mũi lao thường, mũi lao có ngạnh, vòng tay và vật hình tù và, vật hình chân ngựa, vv. Hầu hết đều được mài nhẵn bóng rất đẹp.

Đã có hàng chục niên đại 14C cho VHĐĐ, xác định tuổi vào khoảng 3500 đến 3000 năm trước đây, thuộc giai đoạn phát triển của thời đại đồ đồng. Người Đồng Đậu sống bằng nghề nông trồng lúa nước là chủ yếu, ngoài ra còn chăn nuôi gia súc, săn bắn, đánh cá, các nghề thủ công khá phát đạt, đặc biệt là nghề đúc đồng.

Những chuyển biến về kinh tế - xã hội Vanhoa17

Văn Hoá Đông Sơn

Văn hoá khảo cổ học thời đại kim khí Việt Nam, gọi theo tên di tích Đông Sơn trên bờ Sông Mã tỉnh Thanh Hoá. Các địa điểm VHĐS bao gồm những khu cư trú, những khu mộ, trong đó có mộ huyệt đất, mộ vò hay mộ có quan tài thân cây khoét rỗng (còn gọi là mộ thuyền); phân bố rất rộng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, từ biên giới Việt - Trung đến bờ Sông Gianh. VHĐS được đặc trưng bằng bộ đồ đồng đa dạng và độc đáo, gồm rìu nhiều kiểu (như rìu lưỡi xéo, rìu hình hia), giáo, dao găm (đẹp nhất là loại có cán hình người hay động vật), các đồ đựng như thố, bình, thạp, và các nhạc cụ như chuông, trống. Trống đồng loại sớm (loại I Hêgơ) với hoa văn đẹp là tiêu biểu cho VHĐS. Hợp kim chủ yếu mà cư dân Đông Sơn đã dùng phổ biến là đồng - thiếc - chì. Trước đây, người ta thường coi VHĐS thuộc thời đại đồ đồng, nhưng nay, do đã tìm thấy nhiều di vật sắt cũng như lò nấu sắt, các nhà nghiên cứu cho VHĐS thuộc thời đại sắt sớm. Cư dân Đông Sơn là cư dân nông nghiệp, chủ yếu trồng lúa, đã chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà, biết nhiều nghề làm thủ công như làm mộc sơn, làm gốm, đặc biệt là luyện kim và chế tác kim loại phát triển. Nhiều học giả ngoài nước trước đây cho rằng VHĐS có nguồn gốc từ Trung Quốc, Trung Á và thậm chí từ Đông Âu hay Biển Đen. Nhưng hiện nay, với việc phát hiện các văn hoá Tiền Đông Sơn (Văn hoá Tiền Đông Sơn), các nhà khảo cổ học Việt Nam đã chứng minh được nguồn gốc bản địa của VHĐS. VHĐS tồn tại trong khoảng từ thế kỉ 7 TCN, cho đến vài thế kỉ SCN., khi Việt Nam đã ở trong thời kì thuộc Hán. VHĐS là cơ sở cho sự ra đời của nhà nước sơ khai ở Miền Bắc Việt Nam, mà theo truyền thuyết là nước Văn Lang thời đại các vua Hùng.


Nguồn:http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/defaul...
Chữ ký của ChauTienLoc




 

Những chuyển biến về kinh tế - xã hội

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: VIỆT SỬ :: Lịch sử Việt Nam cổ - trung đại :: Thời Tiền Sử đến thời dựng nước-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất