Đất nước có đã lâu rồi từ những “ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể”. Đất nước gắn liền với mĩ tục thuần phong, với cổ tích truyền thuyết “Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn - Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc – Tóc mẹ thì bới sau đầu – Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”.
- Đất nước gắn bó với những cái bình dị thân thuộc quanh ta:
“Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nằng hai sương xay, giã giần, sàng”
Đất nước là “nơi ta hò hẹn”, là “nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”, là “nơi anh đến trường” là “nơi em tắm”…
- Đất nước gắn liền với dân ca “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc…, con cá ngư ông móng nước biển khơi”, gắn liền với huyền thoại “Trăm trứng” thiêng liêng:
“Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng”
- Đất nước trường tồn theo thời gian đằng đẵng, trải rộng trên một “không gian mênh mông”. Yêu thương biết bao, bởi lẽ “Đất nước là nơi dân mình đoàn tụ”, là quê hương xứ sở ngàn đời:
“Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”
- Đất nước lâu đời “ngày xửa ngày xưa”, Đất nước hôm nay, và Đất nước mai sau. Một niềm tin cao cả thiêng liêng:
“Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng”
Đất nước là của mọi người, trong đó có một phần của “anh và em hôm nay”. Đất nước mỗi ngày một tốt đẹp vững bền, trở nên “vẹn tròn to lớn”. Đất nước hình thành và trường tồn bằng máu xương của mỗi chúng ta. Tình yêu nước là sự “gắn bó và san sẻ”. Đây là một trong những đoạn thơ tâm tình sâu lắng, hay nhất trong bài thơ nói về tình yêu đất nước:
“Em ơi Đất nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ.
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên đất nước muôn đời”
Tóm lại, 42 câu thơ trong phần I nói về nguồn gốc của Đất nước và sự gắn bó, san sẻ đối với Đất nước. Ý tưởng sâu sắc ấy được diễn tả bằng một thứ ngôn ngữ đậm đà màu sắc dân gian, một giọng điệu thủ thỉ tâm tình vô cùng thấm thía, xúc động. Chất trữ tình hòa quyện với tính chính luận.
2. Đất nước của Nhân dân - Đất nước của ca dao thần thoại
Đất nước hùng vĩ. Giang sơn gấm vóc. Ý tưởng ấy, niềm tự hào ấy đã được nhiều thi sĩ bao đời nay nói đến thật hay, thật xúc động. Nguyễn Khoa Điềm nói về ý tưởng ấy niềm tự hào ấy rất thơ và rất độc đáo. Tượng hình, sông núi gắn liền với những đức tính quý báu, những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam. Là sự thủy chung trong tình yêu. Là truyền thống anh hùng bất khuất, là tinh thần đoàn kết, nghĩa tình. Là khát vọng bay bổng, là tinh thần hiếu học. Là đức tính cần mẫn sum vầy, là chí khí tự lập tự cường. Mỗi tên núi tên sông trở nên gần gũi trong tâm hồn ta:
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho Đất nước mình núi Bút non Nghiên
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm…”
Tính phẩm mỹ, tính hình tượng và tính riêng phong cách được hội tụ qua đoạn thơ này, tạo nên giá trị nhân văn đích thực, làm cho người đọc vô cùng thú vị khi cảm nhận và khám phá.
Tên núi, tên sông, tên ruộng đồng, gò bãi… mang theo “ao ước”, thể hiện “lối sống ông cha” là tâm hồn dân tộc:
“Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”.
Mồ hôi và máu của Nhân dân, của những anh hùng vô danh đã dựng xây và bảo vệ Đất nước:
“Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
Nhiều người đã trở thành anh hùng”
Chính nhân dân đã “giữ và truyền” hạt lúa, đã “truyền lửa”, “truyền giọng điệu”, “gánh tên làng tên xã”…, “đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái”. Chính Nhân dân đã làm nên Đất nước, để Đất nước là của Nhân dân. Vần thơ hàm chứa ý tưởng đẹp, một lối diễn đạt ý vị ngọt ngào:
“Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
Để Đất nước này là Đất nước Nhân dân
Đất nước của Nhân dân, Đất nước của ca dao thần thoại”
- Đất nước mang sức sống mãnh liệt, tiềm tàng vì Nhân dân đã biết yêu và biết ghét, bền chí và dẻo dai, biết “quý công cầm vàng”, “biết trồng tre đợi ngày thành gậy”, biết trả thù cho nước, rửa hận cho giống nòi mà “không sợ dài lâu”.
- Hình ảnh người chèo đò, kéo thuyền vượt thác cất cao tiếng hát là một biểu tượng nói lên sức mạnh Nhân dân chiến thắng mọi thử thách, lạc quan tin tưởng đưa Đất nước đi tới một ngày mai vô cùng tươi sáng:
“Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu
Mà khi về Đất nước mình thì bắt lên câu hát
Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”
Sun Jun 27, 2010 1:42 am
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
ĐIỀU HÀNH VIÊN
Khánh Trang
Họ & tên : Trang
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Phó Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ - Trưởng ban Điều hành Diễn đàn
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 20/02/2010
Tổng số bài gửi : 743
Đến từ : Đăk Lăk
Sở trường/ Sở thích : Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Cảm ơn lịch sử!!
1. Hai mươi câu đầu là lời nhắn gửi, những câu hỏi của “ta” (người ở lại nhắn gửi hỏi “mình” (người về). Cảnh tiễn đưa, cảnh phân ly ngập ngừng, lưu luyến bâng khuâng: “Tiếng ai tha thiết bên cồn… áo chàm đưa buổi phân li…” Có 8 câu hỏi liên tiếp (đặt ở câu 6): “Có nhớ ta… có nhớ không… có nhớ những ngày… có nhớ những nhà… có nhớ núi non… mình có nhớ mình…” Sự láy đi láy lại diễn tả nỗi niềm day dứt khôn nguôi của người ở lại. Bao kỷ niệm sâu nặng một thời gian khổ như vương vấn hồn người:
(…) Mình đi có nhớ, những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai
Mình đi có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son…
Các câu 8 hầu như ngắt thành 2 vế tiểu đối 4/4, ngôn ngữ thơ cân xứng, hài hòa, âm điệu thơ êm ái, nhịp nhàng, nhạc điệu ngân nga thấm sâu vào tâm hồn người, gợi ra một trường thương nhớ, lưu luyến mênh mông.
“Mình” và “ta” trong ca dao, dân ca là lứa đôi giao duyên tình tự. “Mình”, “ta” đi vào thơ Tố Hữu đã tạo nên âm điệu trữ tình đậm đà màu sắc dân ca, nhưng đã mang một ý nghĩa mới trong quan hệ: người cán bộ kháng chiến với đồng bào Việt Bắc; tình quân dân, tình kẻ ở người về.
2. Sáu mươi tám câu tiếp theo là người về trả lời kẻ ở lại. Có thể nói đó là khúc tâm tình của người cán bộ kháng chiến, của người về. Bao trùm nỗi nhớ ấy là “như nhớ người yêu” trong mọi thời gian và tràn ngập cả không gian:
- Nhớ cảnh Việt Bắc, cảnh nào cũng đầy ắp kỷ niệm:
“Nhớ từng bản khói cùng sương,
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về
Nhớ từng rừng nứa bờ tre,
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy”
- Nhớ con người Việt Bắc giàu tình nghĩa cần cù gian khổ:
“… Nhớ bà mẹ nắng cháy lưng
… Nhớ người đan nón chuốt từng sợi dang
…Nhớ cô em gái hái măng một mình
… Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”
Điều đáng nhớ nhất là nhớ người ở lại rất giàu tình nghĩa, “đậm đà lòng son”:
“Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”
Nhớ cảnh 4 mùa chiến khu. Nỗi nhớ gắn liền với tình yêu thiên nhiên, tình yêu sông núi, đầy lạc quan và tự hào. Nhớ cảnh nhớ người, “ta nhớ những hoa cùng người”. Nhớ mùa đông “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi”. Nhớ “Ngày xuân mơ nở trắng rừng”. Nhớ mùa hè “Ve kêu rừng phách đổ vàng”. Nhớ cảnh “Rừng thu trăng rọi hòa bình”. Nỗi nhớ triền miên, kéo dài theo năm tháng.
- Nhớ chiến khu oai hùng:
“Núi giăng thành luỹ sắt dày,
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”
- Nhớ con đường chiến dịch:
“Những đường Việt Bắc của ta,
Đêm đêm rầm rập như là đất rung.
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cũng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay…”
Âm điệu thơ hùng tráng thể hiện sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của quân và dân ta. Từ núi rừng chiến khu đến bộ đội, dân công, tất cả đều mang theo một sức mạnh nhân nghĩa Việt Nam thần kỳ quyết thắng.
- Nỗi nhớ gắn liền với niềm tin
“… (Nhớ) ngọn cờ đỏ thắm gió lồng cửa hang
… Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi
… Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền”
- Nhớ Việt Bắc là nhớ về cội nguồn, nhớ một chặng đường lịch sử và cách mạng:
“Mười lăm năm ấy ai quên
Quê hương cách mạng dựng nên Cộng hòa”
Mon Dec 06, 2010 4:18 pm
sống thật tốt .. để ngày mai được chết
Thành viên cấp 3
tanpopo92
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 04/10/2010
Tổng số bài gửi : 141
Sở trường/ Sở thích : sống thật tốt .. để ngày mai được chết
Điểm thành tích : 245
Được cám ơn : 29
Tiêu đề: Re: đất nước của nguyễn khoa điềm
t ghét phải đọc lại những gì thua một bài phân tích ở nhà lắm ( bài của cô gaió ghi đã nghèo rồi ... cái này còn nghèo hơn )