CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Tóm tắt tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản”

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tóm tắt tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản” I_icon_minitimeWed Apr 29, 2009 8:37 pm

avatar

Thành viên mới gia nhập

trang_bg

Thành viên mới gia nhập

Ngày tham gia Ngày tham gia : 29/04/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 2
Điểm thành tích Điểm thành tích : 4
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: Tóm tắt tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản”

 
Quá trình vận động và phát triển của lịch sử là quá trình đấu tranh giai cấp. Trong dòng chảy của lịch sử sự thay thế một hình thái kinh tế xã hội này với một hình thái kinh tế xã hội khác là điều tất yếu xảy ra. Để có sự thay đổi đó là cả một quá trình đấu tranh lâu dài của các giai cấp đối kháng trong xã hội. Ở xã hội tư bản đó là sự đấu tranh giữa hai lực lượng sản xuất chính là tư sản và vô sản mà trong đó giai cấp vô sản đã lấy chủ nghĩa xã hội khoa học làm lý luận đấu tranh cho mình. Chủ nghĩa xã hội khoa học từ khi ra đời cho đến nay, dần dần được quần chúng công nhân chấp nhận, trở thành kim chỉ nam cho hành động của họ, hình thành phong trào xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa với quy mô ngày càng lớn. Sự sáng lập của chủ nghĩa xã hội khoa học được đánh dấu bằng sự ra đời của “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” được Mác viết vào năm 1848. Đây là tác phẩm được coi là kim chỉ nam hành động cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, cho sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa.

1. Hoàn cảnh ra đời.
“Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” ra đời trong thời điểm phong trào cách mạng thế giới đang phát triển mạnh mẽ, cần phải có một cương lĩnh chính trị của riêng mình.
Trong những năm 1847- 1848, Mác, Ăngghen vừa xây dựng lí luận cách mạng vừa tích cực tham gia phong trào công nhân, đặc biệt quan tâm việc xây dựng tổ chức của phong trào công nhân quốc tế. Tháng 6/1847 Ăngghen đổi tên tổ chức “Đồng minh những người chính nghĩa” thành “Đồng minh những người cộng sản”, đây đã trở thành tổ chức đầu tiên của những người cộng sản, đánh dấu bước mở đầu cho phong trào cộng sản thế giới. Đại hội lần thứ hai của “Đồng minh những người cộng sản” họp tại Luân Đôn cuối năm 1847 đã ủy nhiệm cho Mác và Ăngghen khởi thảo cương lĩnh chính thức để Đảng công bố công khai. Ngày 24/2/1848, “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” đã được công bố rộng rãi. Trong thời gian từ 1848- 1951 bản “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” được dịch sang nhiều thứ tiếng: Anh, Pháp, Italia, Tây Ban Nha...và được phổ biến ở nhiều nước châu Âu và Mỹ. Sự ra đời của tác phẩm vĩ đại này đánh dấu sự hình thành về cơ bản lý luận của chủ nghĩa Mác gồm ba bộ phận hợp thành: triết học, kinh tế chính trị và chủ nghĩa xã hội khoa học. Văn kiện rực rỡ đánh dấu thời đại này vừa là cương lĩnh của phong trào cộng sản thế giới, vừa là bách khoa toàn thư bỏ túi của chủ nghĩa Mác.

2. Tóm tắt nội dung của “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản.”.
Đây là cuốn sách đầu tiên trình bày một cách có hệ thống và hoàn chỉnh cơ sở của chủ nghĩa Mác. Toàn bộ nội dung của cuốn Tuyên ngôn nói lên mối liên hệ khăng khít giữa các bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác. Đây là một học thuyết toàn diện nhất và sâu sắc nhất, học thuyết về đấu tranh giai cấp, về vai trò cách mạng thế giới của giai cấp vô sản.
“Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” gồm Lời mở đầu và IV chương.
Lời mở đầu nói rõ mục đích biên soạn tuyên ngôn là “công khai trình bày trước toàn thế giới những quan điểm, mục đích ý đồ của mình...để đập lại câu chuyện hoang đường về bóng ma cộng sản”.
Chương I. “Tư sản và vô sản”.
Chương này nêu lên một cách khái quát quy luật phát triển của xã hội tư bản, vạch rõ lợi ích đối lập giữa tư sản và vô sản, nêu lên sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản.
Mác, Ăngghen chỉ ra quy luật phát triển của lịch sử các xã hội có giai cấp từ khi công xã nguyên thủy tan rã đến nay “lịch sử tất cả các xã hội cho đến ngày nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp”. Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của những xã hội dựa trên chế độ tư hữu (chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản). Đó là cuộc đấu tranh giữa giai cấp bị áp bức, bị bóc lột với giai cấp thống trị, bóc lột. Sự thay thế xã hội phong kiến bằng xã hội tư bản không hề xóa bỏ đi áp bức giai cấp, đối kháng giai cấp mà chỉ đem lại sự đối kháng mới trong xã hội. Đó là sự đối kháng giữa giai cấp tư sản và giai cáp vô sản. Mác đã viết: “Xã hội tư sản hiện đại, sinh ra từ trong lòng xã hội phong kiến đã bị diệt vong, không xóa bỏ được những đối kháng giai cấp. Nó chỉ đem những giai cấp mới, những điều kiện áp bức mới, những hình thức đấu tranh mới thay thế cho những giai cấp, những điều kiện áp bức, những hình thức đấu tranh cũ mà thôi”.
Mác, Ăngghen nhấn mạnh việc xác lập chế độ tư bản chủ nghĩa, thay thế chế độ phong kiến đã dẫn tới sự phát triển chưa từng thấy của lực lượng sản xuất, sự tiến bộ về kinh tế, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và văn hóa. Sự phát triển của lực lượng sản xuất là điều kiện để giai cấp tư sản tồn tại “ giai cấp tư sản không thể tồn tại, nếu không luôn luôn cách mạng hóa công cụ sản xuất, do đó cách mạng hóa những quan hệ sản xuất, nghĩa là cách mạng hóa toàn bộ những quan hệ sản xuất”. Và kết quả nó đạt được là: “Giai cấp tư sản, trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại.”.
Nhưng đến một giai đoạn phát triển nào đó, quan hệ sản xuất tư bản trở nên không phù hợp với lực lượng sản xuất ngày càng lớn mạnh và những quan hệ đó bắt đầu kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất “Những lực lượng sản xuất mà xã hội sẵn có, không thúc đẩy quan hệ sở hữu tư sản phát triển nữa; trái lại chúng đã trở thành quá mạnh đối với quan hệ sở hữu tư sản ấy, cái quan hệ sở hữu lúc đó đang cản trở sự phát triển của chúng...Chế độ tư sản đã trở thành quá hẹp, không đủ để chứa đựng những của cải đã được tạo ra trong lòng nó.”.
Mâu thuẫn giữa sức sản xuất có tính chất xã hội và quyền sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất ngày càng bộc lộ rõ, dẫn tới cuộc đấu tranh để thủ tiêu chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa. Đây là điều hợp quy luật phát triển của xã hội. Đúng như Tuyên ngôn đã chỉ rõ: “Những vũ khí mà giai cấp tư sản đã dùng để đánh đổ chế độ phong kiến thì ngày nay quay lại đập vào chính ngay giai cấp tư sản. Nhưng giai cấp tư sản không những đã rèn những vũ khí sẽ giết mình; nó còn tạo ra những người sử dụng vũ khí ấy,_những công nhân hiện đại, những người vô sản.”
Trong quá trình đấu tranh, giai cấp vô sản dần dần nhận thức được sứ mệnh lịch sử của mình: “Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp thật sự các mạng.”. Nó đảm nhận sứ mệnh lịch sử lật đổ chủ nghĩa tư bản, xây dựng xã hội mới. Giai cấp vô sản là giai cấp cách mạng nhất, vì trong cuộc đấu tranh này, họ không mất gì ngoài xiềng xích và được cả thế giới.
Từ sự phân tích nền sản xuất tư bản chủ nghĩa và sự xung đột giữa tư sản và vô sản, Mác, Ăngghen đã đi đến kết luận: “Giai cấp tư sản tạo ra những người đào huyệt chôn chính nó. Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản là tất yếu như nhau.”


:lol!: :lol!:
Chữ ký của trang_bg





Tóm tắt tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản” I_icon_minitimeWed Apr 29, 2009 8:40 pm

avatar

Thành viên mới gia nhập

trang_bg

Thành viên mới gia nhập

Ngày tham gia Ngày tham gia : 29/04/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 2
Điểm thành tích Điểm thành tích : 4
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: Re: Tóm tắt tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản”

 
Chương II: “Những người vô sản và những người cộng sản”. Trong chương này Mác và Ăngghen nói về mối quan hệ giữa các đảng cộng sản và giai cấp vô sản, nhằm vạch rõ tính chất, nhiệm vụ trước mắt, mục đích cuối cùng và những biện pháp của Đảng Cộng sản trong việc thực hiện sứ mệnh, lí tưởng của giai cấp vô sản.
Mác và Ăngghen chỉ rõ rằng, giữa những người cộng sản và giai cấp vô sản không có sự cách biệt; bởi vì, những người cộng sản là bộ phận tiên tiến giác ngộ và kiên quyết nhất của giai cấp vô sản. Đảng cộng sản thực hiện những nhiệm vụ lịch sử của giai cấp vô sản. Mục đích của giai cấp vô sản và Đảng Cộng sản là thống nhất. Về nhận thức, nếu tách Đảng cộng sản ra khỏi giai cấp vô sản, hoặc ngược lại, lẫn lộn Đảng cộng sản với giai cấp vô sản là sai lầm, vì nó phủ nhận sự tồn tại của chính Đảng vô sản. Sự khác nhau giữa Đảng cộng sản và giai cấp vô sản là ở chỗ: “Về thực tiễn, những người cộng sản là bộ phận kiên quyết nhất trong các Đảng công nhân ở tất cả các nước, là bộ phận cổ vũ tất cả những bộ phận khác; về mặt lí luận, họ hơn bộ phận còn lại của giai cấp vô sản ở chỗ là họ hiểu rõ những điều kiện, tiến trình và kết quả chung của phong trào vô sản.”
Như vậy, Đảng Cộng sản là đội tiên phong của giai cấp vô sản. Những người cộng sản khác những người vô sản bình thường ở chỗ họ có tư tưởng cách mạng tiên tiến và bao giờ cũng đứng ở hàng đầu của phong trào vô sản. Để hoàn thành sứ mệnh của mình, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản giai cấp vô sản phải xây dựng mình “thành giai cấp thống trị, là phải dành lấy dân chủ”, là không thể chỉ “nắm lấy bộ máy nhà nước sẵn có và dùng nó cho lợi ích của mình”, mà phải đập tan bộ máy nhà nước tư sản. Đây là lý luận cơ bản của học thuyết chuyên chính vô sản và cách mạng vô sản. Bạo lực cách mạng là hình thức tất yếu của cách mạng vô sản để tiêu diệt chế độ cũ. Trong Tuyên ngôn có viết: “Giai cấp vô sản sẽ dùng sự thống trị chính trị của mình để từng bước một đoạt lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản, để tập trung tất cả những công cụ sản xuất vào trong tay nhà nước, tức là trong tay giai cấp vô sản đã được tổ chức thành giai cấp thống trị, và để tăng thất nhanh số lượng những lực lượng sản xuất lên.”
Kết thúc chương II, Tuyên ngôn nêu lên một số biện pháp cụ thể nhằm thủ tiêu chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, xây dựng chế độ sở hữu công cộng của toàn xã hội. Tuy nhiên. Mác cũng nêu lên: “trong những nước khác nhau, những biện pháp ấy dĩ nhiên sẽ khác nhau rất nhiều”:
“1. Tước đoạt sở hữu ruộng đất và bỏ địa tô vào quỹ chi tiêu của nhà nước.
2. Đánh thuế theo mức độ lũy tiền cao nhất.
3. Xóa bỏ quyền thừa kế.
4. Tịch thu tài sản của tất cả những kẻ lưu vong và của tất cả những kẻ phiến loạn.
5. Tập trung tín dụng vào tay nhà nước bằng một ngân hàng quốc gia mà vốn liếng sẽ thuộc về nhà nước và ngân hàng này sẽ nắm độc quyền hoàn toàn.
6. Tập trung tất cả các phương tiện vận tải vào trong tay nhà nước.
7. Tăng thêm số công xưởng quốc doanh và công cụ sản xuất; vỡ đất hoang và cải tạo đất trồng trọt, theo một kế hoạch chung.
8. Thực hành nghĩa vụ lao động đối với tất cả mọi người; tổ chức các đạo quân công nghiệp, đặc biệt là cho nông nghiệp.
9. Kết hợp lao động nông nghiệp với lao động công nghiệp; thi hành những biện pháp nhằm làm mất dần sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn.
10. Giáo dục công cộng và không mất tiền cho tất cả trẻ em. Xóa bỏ việc dùng trẻ em làm trong các công xưởng như hiện nay. Kết hợp giáo dục với sản xuất vật chất...


Chương III: “Văn học xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa”.

Trong chương này Mác, Ăngghen phê phán những khuynh hướng “xã hội chủ nghĩa” không mang tính chất giai cấp vô sản. Chủ nghĩa xã hội phong kiến, chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản, chủ nghĩa xã hội tư sản và chủ nghĩa xã hội “chân chính”, kể cả chủ nghĩa xã hội không tưởng. Tuy nhiên Mác, Ăngghen đã phân tích và đánh giá rất công bằng và đúng đắn, chủ nghĩa xã hội không tưởng của Xanh Ximông, Phuirê, Ooen. Theo các ông, dù có những khuyết điểm lớn, nhưng chủ nghĩa xã hội không tưởng đã phê phán mạnh mẽ chế độ tư bản, góp phần thức tỉnh quần chúng lao động, đứng dậy đấu tranh, phác thảo một xã hội tương lai, mà một số luận điểm về xã hội này được Mác, Ăngghen chứng minh là đúng. Vì vậy, Chủ nghĩa xã hội không tưởng được coi là một nguồn hình thành chủ nghĩa Mác.

Chương IV: “Thái độ của những người Cộng sản đối với các Đảng đối lập.

” trình bày những nguyên tắc chiến lược và sách lược đấu tranh của Đảng Cộng sản. Trước hết ở mỗi nước giai cấp công nhân phải phủ nhận sự thống trị của giai cấp tư sản bằng cách đoàn kết tất cả các lực lượng tiến bộ của dân tộc ở chung quanh mình. Giai cấp vô sản gắn lợi ích dân tộc với lợi ích toàn thế giới.
Trong cuộc đấu tranh chống phong kiến và các lực lượng phản động khác, giai cấp vô sản phải liên minh với một bộ phận tiên tiến trong giai cấp tư sản, nhưng sự liên minh này phải đảm bảo những nguyên tắc, có điều kiện; trước hết giai cấp vô sản phải giữ tính độc lập về tổ chức và chính trị của mình để thực hiện đúng mục tiêu đấu tranh đã xác định.
Tuyên ngôn đã viết: “Sau hết, những người cộng sản phấn đấu cho sự đoàn kết và sự liên hợp của các Đảng dân chủ ở tất cả các nước.
Bản “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” kết thúc bằng những lời tuyên bố đanh thép: “Trong cuộc cách mạng ấy, những người vô sản chẳng mất gì hết, ngoài những xiềng xích trói buộc họ. Trong cuộc cách mạng ấy, họ giành được cả một thế giới cho mình. Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại!”Khẩu hiệu chiến đấu ấy có ý nghĩa quan trọng trong việc đoàn kết các giai cấp công nhân trên toàn thế giới để chống lại “liên minh” của giai cấp tư sản các nước và hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.

3. Ý nghĩa của bản Tuyên ngôn của Đảng cộng sản.

Tóm lại, đảng cộng sản đầu tiên trên thế giới chỉ tồn tại được 5 năm, 5 tháng, nhưng cương lĩnh Đảng của nó ra đời- “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” mang ý nghĩa thời đại bất hủ, nó đã xác lập nguyên tắc của chế độ dân chủ trong điều lệ Đảng. Trên các mặt xây dựng Đảng, ra báo chí, xây dựng tổ chức quần chúng, triển khai công tác quần chúng, tiến hành đấu tranh vũ trang, đấu tranh nghị trường, đấu tranh tòa án...đều có tích lũy kinh nghiệm bước đầu.
“Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” là một văn kiện lịch sử có giá trị lớn. Nó không chỉ trình bày những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học- học thuyết cách mạng về đấu tranh của giai cấp vô sản, mà còn là cương lĩnh đấu tranh để xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, mọi chế độ người bóc lột người, xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa đích thực. Bới vì không có học thuyết Mác thì phong trào đấu tranh của công nhân sẽ phát triển tự phát, sẽ phạm những sai lầm, thiếu sót và khó tránh khỏi những hi sinh thiếu sót nặng nề.
Năm 1810, Ăngghen đã khẳng định rằng bản Tuyên Ngôn đã trở thành: “...tác phẩm phổ biến nhất, có tính chất quốc tế nhất trong toàn bộ những văn phẩm xã hội chủ nghĩa, cương lĩnh chung của hàng triệu công nhân trên tất cả các nước từ Xibia đến Califoruia”.
Tư tưởng cơ bản của Tuyên ngôn đến nay vẫn tiếp tục soi sáng con đường đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động bị áp bức trên toàn thế giới. Từ khi ra đời cho đến nay, dù thế giới đã trải qua biết bao biến đổi thăng trầm, nhưng Tuyên ngôn vẫn luôn luôn là cơ sở lý luận khoa học, ngọn cờ tư tưởng, ngôi sao dẫn đường và kim chỉ nam cho hành động của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Và chắc chắn nó sẽ còn mãi với thời gian trong lịch sử phát triển tư tưởng của nhân loại. Sở dĩ Tuyên ngôn có sức sống lâu bền và giá trị to lớn như thế trước hết là bởi nội dung của nó mang tính cách mạng và khoa học rất sâu sắc. C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để luận giải một cách khoa học về quy luật khách quan của sự phát triển xã hội; về vị trí và ý nghĩa quan trọng của sản xuất vật chất cũng như vai trò của kiến trúc thượng tầng; về quá trình phát sinh, phát triển và sự tất yếu diệt vong của chủ nghĩa tư bản; về vai trò, sứ mệnh lịch sử và phương hướng đấu tranh của giai cấp công nhân hướng tới xây dựng một xã hội cộng sản chủ nghĩa văn minh... Đúng như V.I. Lê-nin nhận định, “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, “trình bày một cách hết sức sáng sủa và rõ ràng thế giới quan mới, chủ nghĩa duy vật triệt để - chủ nghĩa duy vật này bao quát cả lĩnh vực sinh hoạt xã hội, - phép biện chứng với tư cách là học thuyết toàn diện nhất và sâu sắc nhất về sự phát triển, lý luận đấu tranh giai cấp và vai trò cách mạng - trong lịch sử toàn thế giới - của giai cấp vô sản, tức là giai cấp sáng tạo ra một xã hội mới, xã hội cộng sản”
Đối với Việt Nam, được soi sáng bởi tư tưởng của Tuyên ngôn nói riêng và chủ nghĩa Mác - Lê-nin nói chung, gần 80 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam vượt qua biết bao khó khăn thử thách, huy động được mọi nguồn lực của đất nước, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh thời đại, giành thắng lợi vẻ vang trong cách mạng dân tộc dân chủ và đang từng bước tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa. Mục đích cao cả của Đảng Cộng sản Việt Nam hoàn toàn phù hợp với tư tưởng cơ bản và chủ đạo của Tuyên ngôn: đó là giải phóng toàn thể xã hội khỏi ách áp bức bóc lột, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Sức sống của “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” không chỉ ở những luận điểm, nguyên lý chung mà còn được thể hiện ở việc bổ sung, vận dụng sáng tạo vào các hoàn cảnh lịch sử cụ thể để giành thắng lợi.
Cuốn sách nhỏ khoảng 2,5 vạn chữ này có sức sống lâu bền và vĩnh cửu, nó rộng lớn sâu xa, sống mãi với thời gian. Nó không những vạch ra mâu thuẫn cơ bản và các nhược điểm của chế độ tư bản chủ nghĩa đang lên lúc bấy giờ, mà còn chứa đựng chân lý khoa học phong phú, sâu sắc và lý tưởng xã hội đẹp đẽ, sáng sủa. Như Lênin đã từng nói: “cuốn sách mỏng đó đáng giá hàng tập sách, tư tưởng của nó làm sống và hoạt động cho tới ngày nay toàn bộ giai cấp vô sản có tổ chức và chiến đấu của thế giới văn minh”.

:lol!: :lol!: :lol!:
Chữ ký của trang_bg





Tóm tắt tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản” I_icon_minitimeFri May 15, 2009 11:34 am

avatar

Thành viên mới gia nhập

nguyen_na

Thành viên mới gia nhập

Ngày tham gia Ngày tham gia : 15/05/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 1
Điểm thành tích Điểm thành tích : 2
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: Re: Tóm tắt tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản”

 
muốn tìm thông tin vè ý nghĩa thành lập đảng thì tìm ở đâu ạ
Chữ ký của nguyen_na





Tóm tắt tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản” I_icon_minitimeMon May 18, 2009 2:15 pm

Min
Không có gì đặc biệt !

Thành viên cấp 3

Min

Thành viên cấp 3

http://blog.com.vn/min______
Họ & tên Họ & tên : Min
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Nguyên Uỷ viên Ban điều hành, Phát ngôn viên Diễn đàn
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Tóm tắt tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản” 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Tóm tắt tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản” 6Tóm tắt tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản” 4
Ngày tham gia Ngày tham gia : 22/04/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 167
Đến từ Đến từ : Bình Dương
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Không có gì đặc biệt !
Điểm thành tích Điểm thành tích : 554
Được cám ơn Được cám ơn : 125

Bài gửiTiêu đề: Re: Tóm tắt tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản”

 
Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam nè :
- Phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển cao do tác động của chủ nghĩa Mác- Lênin, đòi hỏi phải có chính đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo.
- Trong năm 1929, ở nước ta có ba tổ chức cộng sản ra đời và hoạt động riêng lẽ, công kích lẫn nhau, tranh giành ảnh hưởng của nhau, gây trở ngại cho phong trào cách mạng. Do đó, yêu cầu cấp thiết của cách mạng Việt Nam là phải có một đảng thống nhất trong cả nước.
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 là sự kiện tất yếu của lịch sử.
+ Kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới.
+ Sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
+ Đó là kết quả của quá trình chuẩn bị công phu, khoa học của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trên cả ba mặt tư tưởng, chính trị và tổ chức.
+ Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, cũng là lúc Việt Nam Quốc dân Đảng tan rã, cùng với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái, sứ mệnh lịch sử của giai cấp tư sản kết thúc. Ngọn cờ phản đế, phản phong được chuyển sang tay giai cấp công nhân. Đảng Cộng sản Việt Nam được lịch sử giao cho sứ mệnh nắm quyền lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam.
- Đảng ra đời đánh dấu bước ngoặt trọng đại của Cách mạng Việt Nam
+ Sự ra đời của Đảng đã chấm dứt tình trạng khủng hoảng về lãnh đạo cách mạng kéo dài mấy chục năm đầu thế kỷ XX.
+ Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng".
+ Đảng ra đời làm cho cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
+ Sự ra đời của Đảng là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt trong tiến trình lịch sử của dân tộc Việt Nam.
Chữ ký của Min





Tóm tắt tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản” I_icon_minitime



Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: Tóm tắt tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản”

 
Chữ ký của Sponsored content




 

Tóm tắt tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản”

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: LỊCH SỬ THẾ GIỚI :: Lịch sử thế giới hiện đại-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | Khoa học | Lịch sử | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất