CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Chuyến viễn dương cuối cùng của Đại nguyên soái Stalin

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyến viễn dương cuối cùng của Đại nguyên soái Stalin I_icon_minitimeSat Dec 06, 2008 10:37 am

avatar

Thành viên mới gia nhập

a09a09

Thành viên mới gia nhập

Họ & tên Họ & tên : Đặng Vũ Hoài An
Ngày tham gia Ngày tham gia : 18/06/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 19
Điểm thành tích Điểm thành tích : 64
Được cám ơn Được cám ơn : 4

Bài gửiTiêu đề: Chuyến viễn dương cuối cùng của Đại nguyên soái Stalin

 
Chuyến viễn dương cuối cùng của Đại nguyên soái Stalin 28_dai795
Đại nguyên soái Stalin (phải) chụp ảnh với quân nhân trên tuần dương hạm Molotov.

Cũng giống như các chuyến công tác khác của Đại nguyên soái Stalin, cuộc hành trình này được giữ bí mật tuyệt đối. Phải 3 tuần sau khi kết thúc, chuyến đi mới được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng một cách khá ngắn gọn và sơ sài: “Đồng chí Stalin đến thăm tuần dương hạm Molotov thuộc Hạm đội Hắc Hải”.



Ông Garemas, một trong các thủy thủ khi đó làm việc ở tuần dương hạm nhớ lại: “Vào mùa hè năm 1947, Stalin bắt đầu cuộc hành trình khá mạo hiểm vì lúc đó ông đã gần 70 tuổi, chiến tranh lại mới kết thúc được 2 năm. Trên đường đi nghỉ phép ở phương Nam, Stalin muốn tận mắt chứng kiến đất nước Xôviết đang khắc phục hậu quả của chiến tranh...?”.
Ngày 16/8, Stalin rời Moskva. Cùng đi với ông có Chỉ huy trưởng đơn vị bảo vệ - tướng Vlasik. Họ đi ôtô đến Khacov, rồi đi tàu hỏa đến Sinperopol, và từ đây lại đi ôtô đến Livandia. Tại đây Stalin đã nghỉ lại tại dinh thự từng là nơi ở của Sa hoàng. Vào năm 1945, nơi đây đã diễn ra các phiên họp toàn thể của Stalin - Churchill - Roosevelt.
Ông Garemas hồi tưởng lại: “Sáng sớm ngày 19/8/1947, tàu chúng tôi đã nhổ neo ở Livandia. Trước đó chúng tôi đang diễn tập ở xa, song có lệnh đột xuất phải quay về ngay. 2 ngày liền các thủy thủ phải cọ rửa đánh bóng tàu, mặc dù con tàu cũng đã sạch sẽ và vẫn bóng loáng. Người ta đã bổ sung thêm nhiên liệu, đạn dược, nước uống cho tàu. Tại khoang bếp chúng tôi thấy chứa đầy những thực phẩm mà từ xưa chưa hề có. Nhưng chuẩn bị như thế để làm gì thì thậm chí các sĩ quan cũng không được biết. Đa số chúng tôi đều đoán rằng: tuần dương hạm Molotov sẽ có chuyến thăm đáp lễ tới các căn cứ hải quân của Vương quốc Anh, bởi vì trước đó tuần dương hạm Liverpool cùng 2 tàu khu trục đã đến thăm Liên Xô.
Giả thiết về sẽ có chuyến thăm nước ngoài càng được khẳng định khi có gần 60 hạ sĩ quan và thủy thủ được tạm thời cho lên bờ nghỉ phép. Những người này tỏ ra phật lòng, một số thậm chí còn viết đơn lên cấp trên hỏi về chuyện này. Cuối cùng thì vào chiều ngày 18/8, tuần dương hạm Molotov cùng 2 khu trục hạm đi hộ tống bắt đầu rời khỏi vịnh Sevastopol. Trên boong tàu có mặt toàn thể các chỉ huy Hải quân, trong số đó có Đô đốc Umasev - Tư lệnh Hải quân Liên Xô. Khi ra khơi, thủy thủ đoàn mới được thông báo là sắp có vinh dự lớn lao: được đón tiếp Đại nguyên soái Stalin! Các thủy thủ đã hết sức ngạc nhiên và phấn khởi khi biết tin này.

<table style="WIDTH: 20px; HEIGHT: 20px" cellSpacing=2 cellPadding=2 rules=none align=center border=0 frame=void><tr><td>Chuyến viễn dương cuối cùng của Đại nguyên soái Stalin 28_tuan795-to</TD></TR>
<tr><td>Tuần dương hạm Molotov.</TD></TR></TABLE>
Vào buổi sáng sớm ngày hôm sau, 1 chiếc canô chở các đô đốc rời tuần dương hạm Molotov tới bên bờ của Livandia, đến 6 giờ thì quay lại tàu. Chỉ huy tàu cùng lực lượng bảo vệ đã đón “thượng khách” ngay trên cầu thang, còn các thủy thủ thì hồi hộp theo dõi lễ đón Stalin. Stalin mặc áo khoác màu xám, thận trọng bước lên tàu.
Theo sau ông là Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Cosưgin, tướng Vlasik... và các nhân viên bảo vệ cao to mặc quân phục. Theo điều lệnh của hải quân, toàn bộ cán bộ, chiến sĩ của tàu phải tập hợp đội ngũ để đón chào người đứng đầu chính phủ, nhưng Stalin yêu cầu bỏ nghi thức này vì ông đang nghỉ phép. Mọi người đưa ông vào buồng chỉ huy nằm ở mũi tàu, còn tuần dương hạm thì khởi hành đến Kavkaz. Nghỉ ngơi chút ít, Stalin lên boong tàu ngồi hút thuốc. Các thủy thủ sau những luống cuống ban đầu bắt đầu bạo dạn lên, tiến lại gần ông để chiêm ngưỡng lãnh tụ. Stalin tỏ ra khá ít lời, ông chỉ nói ngắn gọn: “Con tàu này khá hiện đại, chúng ta cần đóng thêm nhiều chiếc như thế nữa”.
Khi quay trở lại cabin chỉ huy để nói chuyện với các đô đốc, Stalin nhắc Cosưgin: “Anh hãy đi thăm tàu xem thủy thủ sống ra sao”. Cosưgin tỏ ra rất quan tâm tìm hiểu chiếc tuần dương hạm. Ông vào buồng máy xem xét tháp pháo và xuống bếp nếm thử món súp củ cải đỏ, ông nói: “Súp ngon nhưng nêm hơi ít gia vị”. Bản thân Stalin có người đầu bếp riêng nấu cho ông mang đến buồng chỉ huy. Cùng ăn với ông có Cosưgin, các đô đốc và tướng Vlasik. Họ chỉ uống rất ít rượu, sau này các sĩ quan của tàu được uống số chưa dùng đến.
Sau bữa trưa, mọi người nhận được lệnh: trừ những ai phải trực ban, còn lại tập trung ở boong tàu. Thể theo nguyện vọng của Đô đốc Umasev, Stalin đồng ý chụp ảnh với thủy thủ đoàn. Thời tiết hôm đó khá đẹp, trời nắng nhẹ và không có gió. Mọi người nồng nhiệt vỗ tay khi Stalin xuất hiện, và ông cũng vỗ tay đáp lại. Stalin đội mũ lưỡi trai có viền, mặc áo đại cán, đeo cầu vai màu vàng có gắn huy chương anh hùng. Khi tàu giảm tốc độ, các thủy thủ vây quanh Stalin, mang ghế đến cho ông và các đô đốc. Tướng Vlasik bố trí vị trí rồi đích thân chụp ảnh. Bản thân Garemas đứng ở phía sau bên trái, cách Stalin khoảng nửa mét. Khi nỗi lo lắng hồi hộp qua đi, ông ngắm nhìn Stalin một cách tự nhiên và thoải mái. Stalin trông cũng giống như người bình thường – đứng tuổi, vóc người tầm thước, để ria mép, có nụ cười dễ mến và khuôn mặt phúc hậu.
Để “chắc ăn”, tướng Vlasik chụp luôn mấy kiểu. Thấy thế Stalin gọi một cảnh vệ đến và nói: “Vlasik đã chụp nhiều nhưng chưa ai chụp cho anh ấy cả. Đến lượt anh chụp đi”. Ảnh của Vlasik chụp khá đẹp, sau này được in trên trang nhất các báo Trung ương của Liên Xô.
Sau này, có một số tác phẩm nghệ thuật như tiểu thuyết “Những người thủy thủ” của A.Pervensev, bức tranh “Stalin trên tuần dương hạm Molotov” của Pudukov... đã phản ánh chuyến đi thăm này. Đây là chuyến viễn du cuối cùng của Stalin, trước khi qua đời ông còn đi nghỉ ở biển nhưng không đi tàu lần nào nữa.
Vài điều về tuần dương hạm Molotov: chiếc tàu này được bắt đầu được hạ thủy vào năm 1939, trong chiến tranh Vệ quốc thủy thủ của tàu đã tham gia chiến đấu chống pháp xít Đức và lập nhiều chiến công. Năm 1957, khi Bộ trưởng Ngoại giao Molotov bị quy tội tham gia nhóm “chống Đảng”, tàu này bị đổi tên thành “Slava” – nghĩa là “vinh quang”Chuyến viễn dương cuối cùng của Đại nguyên soái Stalin Reddot

Chữ ký của a09a09





Chuyến viễn dương cuối cùng của Đại nguyên soái Stalin I_icon_minitimeTue Dec 09, 2008 9:13 pm

redgord

Thành viên mới gia nhập

redgord

Thành viên mới gia nhập

Ngày tham gia Ngày tham gia : 13/07/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 4
Điểm thành tích Điểm thành tích : 0
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyến viễn dương cuối cùng của Đại nguyên soái Stalin

 
Bài này trước đọc trên báo An ninh Thế giờ rồi :D
Stalin... con người của bí ẩn... tới giờ vẫn cps nhiều người tranh cãi về công và tội của ông... nhưng tôi thì thấy cái tội có vẻ nó không bé lắm đâu :))
Chữ ký của redgord




 

Chuyến viễn dương cuối cùng của Đại nguyên soái Stalin

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: NHÂN VẬT LỊCH SỬ :: Nhân Vật Lịch sử thế giới-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất