Có nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc của Trái Đất, liên quan chặt chẽ với sự hình thành Hệ Mặt Trời.
Vào thế kỉ XVIII, hai nhà khoa học Căng (Đức) và La-plat (Pháp), lần đầu tiên trong lịch sử đã đưa vào Thiên văn học một quan niệm mới về sự hình thành Hệ Mặt Trời, trong đó có Trái Đất. Theo các ông, Hệ Mặt Trời được hình thành không phải do sức mạnh của Thượng đế mà do những quy luật của bản thân Vũ Trụ. Giả thuyết Căng – La-plat đã giải thích được cấu trúc cơ bản của Hệ Mặt Trời, phù hợp với trình độ nhận thức khoa học của thế kỉ XVIII, nhưng cũng bộc lộ một số sai lầm cơ bản, không phù hợp với những quy luật Vật lí.
Với sự phát triển của khoa học, dần dần con người ngày càng có cách nhìn đúng đắn, chính xác hơn về nguồn gốc Trái Đất.
Vào những năm giữa thế kỉ XX, Ôt-tô Xmit (nhà khoa học Nga) và những người kế tục ông đã đề ra một giả thuyết mới. Theo giả thuyết này, những hành tinh trong Hệ Mặt Trời được hình thành từ một đám mây bụi và khí lạnh. Mặt Trời sau khi hình thành, di chuyển trong Dải Ngân Hà, đi qua đám mây bụi và khí. Do sức hấp dẫn của Vũ Trụ, khí và bụi chuyển động quanh Mặt Trời theo những quỹ đạo hình elip. Trong quá trình chuyển động, đám mây bụi và khí đó dần dần ngưng tụ thành các hành tinh . Đa số các nhà khoa học đã chấp nhận quan điểm của Ôt-tô Xmit. Tuy nhiên, họ cũng thấy cần phải nghiên cứu thêm một số vấn đề về quan hệ giữa sự hình thành của các hành tinh với nguồn gốc của Mặt Trời và các thiên thể khác trong Vũ Trụ…
Ngày nay, với những tiến bộ và phát triển trong lĩnh vực Vật lí, Thiên văn… người ta ngày càng có thêm những căn cứ khoa học để bổ sung nhiều vấn đề mới, giải thích về nguồn gốc Trái Đất, các thiên thể trong Hệ Mặt Trời và trong Vũ Trụ mà các giả thuyết trước đây chưa giải quyết được.
II. CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT
Nghiên cứu sự thay đổi của sóng địa chấn lan truyền trong lòng Trái Đất, người ta đã biết được Trái Đất có cấu trúc gồm nhiều lớp.
1. Lớp vỏ Trái Đất
Vỏ Trái Đất cấu tạo chủ yếu bằng những vật chất cứng rắn, độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa). Vỏ Trái Đất chỉ chiếm khoảng 15% về thể tích và khoảng 1% về trọng lượng của Trái Đất nhưng có vai trò rất quan trọng đối với thiên nhiên và đời sống con người.
Căn cứ vào sự khác nhau về thành phần cấu tạo, độ dày… vỏ Trái Đất lại chia thành hai kiểu chính: vỏ lục địa và vỏ đại dương.
Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau. Trên cùng là tầng đá trầm tích do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành. Tầng này không liên tục và có nơi mỏng nơi dày.
Tầng granit gồm các loại đá nhẹ tạo nên như đá granit và các loại đá có tính chất tương tự như đá granit… được hình thành do vật chất nóng chảy ở dưới sâu của vỏ Trái Đất đông đặc lại. Lớp vỏ lục địa được cấu tạo chủ yếu bằng granit.
Tầng badan gồm các loại đá nặng hơn như đá badan và các loại đá có tính chất tương tự như đá badan… được hình thành do vật chất nóng chảy phun trào lên mặt đất rồi đông đặc lại. Lớp vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng badan.
2. Lớp Manti
Dưới vỏ Trái Đất cho tới độ sâu 2.900 km là lớp Manti (còn được gọi là bao Manti). Lớp này gồm hai tầng chính. Càng vào sâu, nhiệt độ và áp suất càng lớn nên trạng thái vật chất của bao Manti có sự thay đổi, quánh dẻo ở tầng trên và rắn ở tầng dưới.
Vỏ Trái Đất và phần trên cùng của lớp Manti (đến độ sâu khoảng 100 km) vật chất ở trạng thái cứng, người ta thường gộp vào và gọi chung là thạch quyển. Thạch quyển di chuyển trên một lớp mềm, quánh dẻo - quyển mềm của bao Manti, như các mảng nổi trên mặt nước.
Quyển mềm của bao Manti có ý nghĩa lớn đối với vỏ Trái Đất. Đây là nơi tích tụ và tiêu hao nguồn năng lượng bên trong, sinh ra các hoạt động kiến tạo làm thay đổi cấu trúc bề mặt Trái Đất như hình thành những dạng địa hình khác nhau, các hiện tượng động đất, núi lửa… 3. Nhân Trái Đất
Nhân Trái Đất là lớp trong cùng, dày khoảng 3470 km. Ở đây, nhiệt độ và áp suất lớn hơn so với các lớp khác. Từ 2900 km đến 5100 km là nhân ngoài, nhiệt độ vào khoảng 5000oC, áp suất từ 1,3 triệu đến 3,1 triệu atm, vật chất tồn tại trong trạng thái lỏng. Từ 5100 km đến 6370 km là nhân trong, áp suất từ 3 triệu đến 3,5 triệu atm, vật chất ở trạng thái rắn. Thành phần vật chất chủ yếu của nhân Trái Đất là những kim loại nặng như niken (Ni), sắt (Fe) nên nhân Trái Đất còn được gọi là nhân Nife.
Nguồn bài viêt : Thành Hưng sưu tầm .
Fri Aug 07, 2009 9:01 am
Văn - Sử - Địa - Tin - CTXH
Thành viên cấp 3
toiyeuVietNam
Họ & tên : Trần Nguyễn Ngọc Phượng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Huy chương Cống hiến :
Ngày tham gia : 27/06/2009
Tổng số bài gửi : 140
Đến từ : TP Hồ CHí Minh
Sở trường/ Sở thích : Văn - Sử - Địa - Tin - CTXH
Điểm thành tích : 302
Được cám ơn : 113
Tiêu đề: Re: Học thuyết về sự hình thành Trái Đất
Hình như còn một học thuyết gì đó về vụ nổ BigBen...Không biết có phải không?
Sat Aug 08, 2009 2:10 pm
Thành viên mới gia nhập
hoatuthan
Ngày tham gia : 01/07/2009
Tổng số bài gửi : 12
Điểm thành tích : 17
Được cám ơn : 4
Tiêu đề: Re: Học thuyết về sự hình thành Trái Đất
Học thuyết về vụ nổ BingBang là về sự hình thành vũ trụ mà bạn , còn đây chỉ là hình thành Trái Đất của chúng ta thôi , cái này nhỏ bé hơn nhiều
Sat Aug 08, 2009 3:33 pm
Văn - Sử - Địa - Tin - CTXH
Thành viên cấp 3
toiyeuVietNam
Họ & tên : Trần Nguyễn Ngọc Phượng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Huy chương Cống hiến :
Ngày tham gia : 27/06/2009
Tổng số bài gửi : 140
Đến từ : TP Hồ CHí Minh
Sở trường/ Sở thích : Văn - Sử - Địa - Tin - CTXH
Điểm thành tích : 302
Được cám ơn : 113
Tiêu đề: Re: Học thuyết về sự hình thành Trái Đất
Ừ^^cũng có lý, nhưng cũng còn thắc mắc : Trái đất thuộc vũ trụ ~~> Nhưng sự hình thành vũ trụ sao lại không bao gồm cả sự hình thành rrái đất ?
Thu Aug 13, 2009 9:07 am
Không có gì đặc biệt !
Thành viên cấp 3
Min
Họ & tên : Min
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Nguyên Uỷ viên Ban điều hành, Phát ngôn viên Diễn đàn
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 22/04/2009
Tổng số bài gửi : 167
Đến từ : Bình Dương
Sở trường/ Sở thích : Không có gì đặc biệt !
Điểm thành tích : 554
Được cám ơn : 125
Tiêu đề: Re: Học thuyết về sự hình thành Trái Đất
Không đâu chị. Lịch sử Trái đất trải dài khoảng 4,55 tỷ năm, từ khi Trái Đất hình thành từ Tinh vân mặt trời cho tới hiện tại do Immanuel Kant đưa ra năm 1755 như anh Thành Hưng nói trên ( tuy nhiên thuyết này vẫn đang gây ra rất nhiều tranh cãi khi Emanuel Swedenborg và Pierre-Simon Laplace lần lượt đc đưa ra ). Còn sự hình thành của vũ trụ là việc xảy ra trước đó nhìu tỉ năm ( chưa xác định rõ nên hk dám nói cụ thể ) nữa cơ. 2 việc khác nhau hoàn toàn mà chị
Thu Aug 13, 2009 12:14 pm
Văn - Sử - Địa - Tin - CTXH
Thành viên cấp 3
toiyeuVietNam
Họ & tên : Trần Nguyễn Ngọc Phượng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Huy chương Cống hiến :
Ngày tham gia : 27/06/2009
Tổng số bài gửi : 140
Đến từ : TP Hồ CHí Minh
Sở trường/ Sở thích : Văn - Sử - Địa - Tin - CTXH
Điểm thành tích : 302
Được cám ơn : 113
Tiêu đề: Re: Học thuyết về sự hình thành Trái Đất
Ừ, đúng rồi. 1 cái có trước 1 cái có sau mà..cám ơn mọi người nhiều hen
Wed Nov 10, 2010 11:59 am
suốt đời này tôi chỉ yêu lịch sử
Thành viên mới gia nhập
vuonhoang
Họ & tên : Nguyễn Minh Tuấn
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 09/11/2010
Tổng số bài gửi : 18
Đến từ : 1.000 năm về trước
Sở trường/ Sở thích : suốt đời này tôi chỉ yêu lịch sử
Điểm thành tích : 25
Được cám ơn : 4
Tiêu đề: Re: Học thuyết về sự hình thành Trái Đất
câu hỏi của mình chẳng biết có phải ngớ ngẩn hay không, nếu đúng là ngớ ngẩn thật thì xin các bạn quăng cho mình cục lơ là được rồi, chứ đừng cười mỉa, xỉa xói, móc mói, sỉ vả thậm chí thóa mạ mình. - Vũ trụ này bao la vô bờ bến ư? bao la vô bờ bến là như thế nào? không có điểm dừng à? mút chỉ cần câu luôn à? nếu vu trụ này có biên giới, thì đằng sau biên giới ấy là gì? có lần mình nghĩ vớ vẩn thế này: nếu ta quăn 1 hòn đá lên vũ trụ, giả định hòn đá ấy bay với tốc độ kinh khiếp vượt sức tướng tượng, không va chạm vào bất cứ cái giống gì trong vũ trụ hết, và nó bay mãi thì liệu một ngày nào đó nó có chạm vào thành vũ trụ không? cái thành vũ trụ(biên giới) ấy nó như thế nào, làm bằng cái chất gì?
Wed Nov 10, 2010 7:28 pm
phía sau gương mặt giai nhân là một cái đầu lâu......Và bên trong một cái đầu lâu là bộ óc thiên tài
Thành viên cấp 3
anvi_than
Họ & tên : Anvi_Than
Ngày tham gia : 06/10/2010
Tổng số bài gửi : 217
Đến từ : Vô gia cư
Sở trường/ Sở thích : phía sau gương mặt giai nhân là một cái đầu lâu......Và bên trong một cái đầu lâu là bộ óc thiên tài
Điểm thành tích : 368
Được cám ơn : 92
Tiêu đề: Re: Học thuyết về sự hình thành Trái Đất
Trích dẫn :
câu hỏi của mình chẳng biết có phải ngớ ngẩn hay không, nếu đúng là ngớ ngẩn thật thì xin các bạn quăng cho mình cục lơ là được rồi, chứ đừng cười mỉa, xỉa xói, móc mói, sỉ vả thậm chí thóa mạ mình.
Tội nghiệp... Vì bạn xui xẻo vào CLB đúng ngày đang có "chiến tranh" nên mới thấy "ác liệt" vậy thôi...Bình thường ai cũng hiền hết à... Đừng sợ nhé ^^
Trích dẫn :
- Vũ trụ này bao la vô bờ bến ư? bao la vô bờ bến là như thế nào? không có điểm dừng à? mút chỉ cần câu luôn à? nếu vu trụ này có biên giới, thì đằng sau biên giới ấy là gì? có lần mình nghĩ vớ vẩn thế này: nếu ta quăn 1 hòn đá lên vũ trụ, giả định hòn đá ấy bay với tốc độ kinh khiếp vượt sức tướng tượng, không va chạm vào bất cứ cái giống gì trong vũ trụ hết, và nó bay mãi thì liệu một ngày nào đó nó có chạm vào thành vũ trụ không? cái thành vũ trụ(biên giới) ấy nó như thế nào, làm bằng cái chất gì?
Câu hỏi rất hay. Mình cho là hay bởi lẽ mình chẳng trả lời được...Câu hỏi bạn đưa ra hơi khoa học viễn tưởng... Thế nên mình cũng sẽ trả lời theo cách viễn tưởng...^^
Vũ trụ liên quan đến không gian và thời gian. Thời gian vô tận thì không gian sẽ vô cùng. Nhiều người cho rằng không gian bắt đầu sau bigbang. Vũ trụ không ngừng giãn nở. vậy biên giới vũ trụ là không có thực. Tuy nhiên nói "trước Bigbang" có nghĩa đã khẳng định về thời gian, thời gian có trước cả bigbang, có trước cả không gian. Vậy nếu "tóm" được thời gian tức ta sẽ giúm cho hòn đá của vuonhoang chạm vào ranh giới của vũ trụ...
Hờ....còn cái biên giới đó là chất gì thì chịu thôi..."Viễn tưởng" không ra