CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Thư ký Bác Hồ kể chuyện (truyện sưu tầm)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Thư ký Bác Hồ kể chuyện  (truyện sưu tầm) I_icon_minitimeWed Nov 26, 2008 8:47 pm

yoyoyo

Thành viên mới gia nhập

yoyoyo

Thành viên mới gia nhập

Ngày tham gia Ngày tham gia : 22/11/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 9
Điểm thành tích Điểm thành tích : 2
Được cám ơn Được cám ơn : 2

Bài gửiTiêu đề: Thư ký Bác Hồ kể chuyện (truyện sưu tầm)

 
Thư ký Bác Hồ kể chuyện


...Bởi lẽ trung thành là một phẩm chất đã quý mà ngày càng hiếm; làm đày tớ theo đúng nghĩa mà Cụ Hồ vẫn mong đợi ở phẩm chất người cán bộ đối với nhân dân, lại là đày tớ cho một người Thầy sáng suốt thì đáng gọi là hạnh phúc trọn đời…

Tập 1 : Từ Hà Nội đến chiến khu Việt Bắc


Khi được hỏi về phẩm cách của người làm sử đời nay, tôi luôn nghĩ rằng cái câu chuyện đã thanh kinh điển mà sử sách cổ của nước Trung Hoa thường nhắc đến là việc ba anh em nhà kia làm công việc chép sử đã bất chấp cường quyền lần lượt sẵn sàng chịu mấy đầu mà không chịu nói sai sự thật, chỉ là một câu chuyện mang nặng tính ngụ ngôn để gửi gắm một quan niệm lý tưởng về thiên chức của người chép sử. Còn tôi chỉ dám nói rằng: Người viết sử luôn phải nói sự thật, tuy không phải sự thật nào cũng có thể nói ra, nhưng đã nói ra điều gì thì không được nói sai sự thật.
Nhắc lại suy nghĩ trên là để cùng nhau nhớ rằng Ông Vũ Kỳ vẫn được giới sử học coi là một đồng nghiệp đàn anh đáng kính.

Chúng ta nói rất nhiều đến việc bảo tồn các di tích lịch sử, cái mà ngày nay người ta hay dùng thuật ngữ “di sản vật thể”, nhưng không mấy ai quan tâm đến một cái di sản vô cùng quý giá khác, thuộc phạm trù “phi vật thể”, đó là ký ức của con người. Một phế tích dù có to lớn đến mấy, một khi có tiền, có kỹ thuật và có thời gian thì đều phục dựng lại được. Nhưng mỗi con người một khi đã nằm xuống thì mãi mãi mọi cái ở trong đầu con người ấy sẽ tan biến và không bao giờ có thể lấy lại được nữa. Chẳng có người từng ví, mỗi người già nằm xuống là mất đi một pho sách quý. Mà với Vũ Kỳ, hẳn đó phải là một pho sách rất quý. Bởi lẽ như một định mệnh, cuộc đời của Ông gắn bó với tên tuổi của một con người gắn liền với cả một thời đại lịch sử của dân tộc, một con người đã được thế giới đánh giá là góp phần làm thay đổi diện mạo hành tinh của chúng ta trong thế kỷ XX. Đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh.


Cho dù, Ông Vũ Kỳ chỉ làm một cái việc rất khiêm nhường bên cạnh một vĩ nhân, đó là làm thư ký, một “người giúp việc” thực thụ. Và cứ như tôi nghĩ những người như thế, đến độ thâm niên nào đó và đến tuổi tác nào đó ta thường gọi là “lão bộc”, nói một cách khác là một người “đày tớ trung thành”. Nói vậy, hẳn Ông Vũ Kỳ, nay đã ở dưới chín suối phải coi đấy là một sự ghi nhận. Bởi lẽ trung thành là một phẩm chất đã quý mà ngày càng hiếm; làm đày tớ theo đúng nghĩa mà Cụ Hồ vẫn mong đợi ở phẩm chất người cán bộ đối với nhân dân, lại là đày tớ cho một người Thầy sáng suốt thì đáng gọi là hạnh phúc trọn đời…

Ông Vũ Kỳ là một pho sách lớn, trong đó có rất nhiều ký ức về Cụ Chủ tịch nước ở trong một thời kỳ đầy gian khổ cũng là vô cùng vẻ vang và nhiều chất liệu sống. Thầy Trần Văn Giàu đã có lần giảng giải cho chúng tôi là cái vĩ đại của Hồ Chí Minh đừng đem thước ra đo những điều Cụ viết được in thành sách, mặc dù điều đã viết ra không ít, lại đặc sắc, mà còn phải tìm trong lối sống, phong cách ứng xử, lời nói v.v… Nếu có ai đó cứ ngồi chép nhặt lại những mẩu chuyện liên quan đến Cụ Hồ, kể cả những chuyện đã “thăng hoa” thành truyền thuyết hay huyền thoại thì dần dần, ngấm cùng thời gian, vóc dáng của Hồ Chí Minh ngày càng hiện rõ, càng rực rỡ…

Nghĩ thế, càng thấy những gì có trong ký ức của Vũ Kỳ là của quý, Vũ Kỳ có cuộc sống hơn ba thập kỷ sau ngày Cụ Hồ mất. Thời gian ấy ông tận tuỵ góp phần gây dựng những công trình tưởng niệm Hồ Chí Minh và giữ gìn, phát huy những di sản của Người. Và dường như tất cả những gì ông làm cho đến cuối đời đều gắn liền với khoảng đời Ông đã sống gần Cụ Hồ. Ông nối dài ký ức của riêng mình thành ký ức của xã hội, thế là ông đã làm sử rồi. Tôi biết ông là người rất cẩn trọng nên còn rất nhiều ký ức Ông chưa có dịp viết ra, nhưng những gì Ông đã từng chia sẻ cho mọi người, đã đủ thấy tác động mạnh mẽ đến nhường nào đối với xã hội. Nó làm người ta tin tưởng hơn và quý trọng hơn vào sự thật, dù không phải sự thật nào cũng dễ nói ra…

Bởi thế, khi biết chắc Ông đã sang thế giới bên kia, thì tôi cũng tin rằng Ông sẽ gặp lại Cụ Hồ. Bây giờ có nhớ tới Ông thì tôi lại thấm thía cái ý tưởng bảo tồn ký ức nó quan trọng như thế nào để đời sau hiểu được đời nay, để đời nay hiểu được các đời đã qua…

Ông Vũ Kỳ mấyt, tôi có cảm giác nuối tiếc như người đang đọc dở một cuốn sách hay, nay cuốn sách ấy đã mất hẳn, không bao giờ được đọc nốt phần còn lại…

Trên đây là những điều tôi đã viết khi nghe tin Ông Vũ Kỳ từ trần. Nay có vinh dự được viết lời giới thiệy cho tập sách gộp lại những hồi ức về Cụ Hồ mà ông đã viết do những người đồng nghiệp của ông ở Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch thực hiện, tôi muốn nói thêm rằng, những điều Ông Vũ Kỳ thuật lại trong tập sách này là một trong những phần ký ức quý giá và đáng nhớ về lịch sử dân tộc Việt Nam ở thế kỷ XX.

Xin bạn đọc hãy mở đọc lại những trang sách này của một pho sách vĩnh viễn đã khép lại.

V.2005
DƯƠNG TRUNG QUỐC
Chữ ký của yoyoyo





Thư ký Bác Hồ kể chuyện  (truyện sưu tầm) I_icon_minitimeThu Nov 27, 2008 11:21 pm

yoyoyo

Thành viên mới gia nhập

yoyoyo

Thành viên mới gia nhập

Ngày tham gia Ngày tham gia : 22/11/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 9
Điểm thành tích Điểm thành tích : 2
Được cám ơn Được cám ơn : 2

Bài gửiTiêu đề: Re: Thư ký Bác Hồ kể chuyện (truyện sưu tầm)

 
NHỚ MÃI NHỮNG GIỜ PHÚT ĐẦU TIÊN



Buổi chiều mùa thu ấy, cách đây đã hơn nửa thế kỷ. Đó là buổi chiều thứ bảy, ngày 26-8-1945, Hà Nội mới giành chính quyền được trọn một tuần, vẫn còn hừng hực khí thế Cách mạng Tháng Tám. Khắp các đường phố vẫn đang tràn ngập niềm hân hoan với cờ đỏ sao vàng, với biểu ngữ, với những cuộc họp sôi nổi… Ít ai để ý đến một chiếc xe ô tô cũ, chạy không nhanh từ phía Chèm về, dọc theo đê Yên Phụ, xuống dốc Hàng Than, qua phố Chả Cá, đến trước số nhà 35 Hàng Cân nhưng không dừng lại mà rẽ thẳng vào phía trong. Một cụ già mảnh khảnh xuống xe và nhanh nhẹn đi theo người đứng đón sẵn vào nhà rồi lên gác. Tiếp theo là một người thấp đậm, còn trẻ.

Ông già đó chính là Cụ Hồ vừa từ chiến khu về Hà Nội, chiều tối hôm đó mới vào nội thành. Người trẻ, thấp đậm là đồng chí Trường Chinh, Tổng Bí thư của Đảng. Thường vụ Trung ương bố trí Bác đến ở ngôi nhà này, nhà của ông Trịnh Văn Bô, một thương gia lớn, giữa 36 phố phường đông đúc, cao ba tầng, cửa phụ phía sau là Hàng Cân, cửa chính phía trước là Hàng Ngang mang số 48, có cửa sắt chắc chắn, rất thuận lợi cho công tác bảo vệ.

Tối hôm sau, 27-8-1945, anh Đáng (tức đồng chí Trần Đăng Ninh) đến tìm tôi rồi dẫn tôi đi ngay, nói là Đảng giao cho tôi một nhiệm vụ quan trọng. Từ dạo tháng 3-1945, cùng vượt ngục Hoả Lò ra, bây giờ mới gặp nhau. Phút đầu tiên, tự nhiên hai chúng tôi rơm rớm nước mắt nghĩ đến anh Hoàng Văn Thụ. Mới hôm nào cả ba chúng tôi cùng ở trong tù. Anh Thụ thường xuyên nhắc nhở chúng tôi là phải giữ vững khí tiết của người cách mạng. Thế mà hôm nay, cách mạng thành công rồi, trong ngày vui của dân tộc lại vắng bóng Anh…

Gần đến nhà số 48 Hàng Ngang, anh Đáng mới bảo nhỏ tôi:

- Đồng chí được chọn làm thư ký cho Cụ.

Tôi hỏi:

- Cụ nào?

Anh Đáng bảo:

- Cụ Nguyễn Ái Quốc.

Tôi đứng sững lại giây lát giữa đường phố. Anh Đáng cũng đứng lại. Cả hai chúng tôi đều im lặng, không nói mà vẫn hiểu nhau vô cùng. Ở trong tù, biết bao nhiêu lần chúng tôi cứ bắt anh Thụ kể về Nguyễn Ái Quốc mà anh Thụ đã gặp ở Hội nghị Trung ương tám, tháng 5-1941. Tại Hội nghị đó, Nguyễn Ái Quốc đã nêu lên vấn đề chuẩn bị lực lượng, đón thời cơ, khởi nghĩa giành chính quyền. Bây giờ chính quyền đã về tay nhân dân, Nguyễn Ái Quốc đã trở về Hà Nội, mà anh Hoàng Văn Thụ thì không còn nữa…

Buổi tối hôm ấy, anh Đáng dẫn tôi lên gác, vào một phòng rộng. Trong phòng có sáu, bảy người đang họp, không thấy cụ nào. Tôi chỉ nhận ra đồng chí Trân, đồng chí Đệ, (tức đồng chí Nguyễn Khang) và anh Dương (tức đồng chí Võ Nguyên Giáp). Tôi chưa kịp hỏi chuyện đồng chí Trân, đồng chí Đệ thì anh Dương đã vui vẻ gọi: Ô kìa Usaoty! Đó là tên gọi của tôi hồi cuối năm 1941 khi tôi được chọn qua biên giới học quân chính gặp anh.

Anh Đáng hỏi:

- Biết nhau à?

- Biết.

Vừa lúc đó, Cụ ở buồng bên sang.

Đồng chí Đáng giới thiệu:

- Thưa, người Cụ bảo tìm đây ạ.

Cụ nhìn tôi, cặp mắt hiền từ:

- Tên chú là gì?

- Thưa, là Nguyễn Cần ạ!

- Cẩn à! Cẩn là cẩn thận. Thôi chú đi nghỉ. Sáng mai ta làm việc.

Tôi bàng hoàng. Từ đột ngột đến bàng hoàng. Mà không bàng hoàng sao được!

Buổi tối đáng ghi nhớ của đời tôi đã diễn ra ngắn ngủi như vậy.

Thế là tôi đã được gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, hình ảnh thiêng liêng đối với lớp đảng viên trẻ chúng tôi hồi trước cách mạng mà trong những ngày ở tù Hoả Lò, đêm đêm tôi vẫn thường mơ. Nguyễn Ái Quốc trong đời thực, khác hẳn với Nguyễn Ái Quốc trong mơ. Hiền từ và vô cùng giản dị.

Sáng hôm sau gặp tôi, Cụ lại hỏi:

- Chú tên là gì nhỉ?

Lần này tôi mới chấn tĩnh nói to hơn và rõ hơn tối qua. Mà không biết sao lúc ấy tôi không dám nói lại, khi nghe Bác nói sai tên mình.

- Thưa Cụ, Nguyễn Cần ạ! – Tôi nói chậm và rõ chữ Cần.

- Cần à, tốt, Cần, Kiệm, Liêm, Chính, càng tốt!

Chắc Cụ nhớ ra tối hôm qua nghe nhầm tên tôi là Cẩn.

- Chú có biết tiếng Pháp không?

- Thưa Cụ, biết ít ạ.

Thế chú ngồi đây, mình đọc cho viết cái này.

Nỗi lo của tôi bớt dần vì Cụ hiền hậu, gần gũi và thân thiết quá! Trong giây lát, tôi tranh thủ ngắm Cụ. Người gầy, mắt sáng, râu thưa, trán rộng và cao. Đặc biệt hai vành tai không đều nhau. Những đường gân nổi ở trên thái dương. Cụ mặc áo sơ mi và quần đùi nâu đã bạc màu.

Những giờ phút đầu tiên, tôi được gặp và làm nhiệm vụ người giúp việc của Cụ Nguyễn Ái Quốc như thế đó.

Mùa thu ấy, tôi vừa bước vào tuổi 25.



*

* *



Ngày 27-8-1945, Thường vụ Trung ương họp. Rồi Hội đồng Chính phủ họp. Bàn nhiều công việc quan trọng, trong đó có việc tổ chức lễ tuyên bố Độc lập vào ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh phụ trách thảo bản Tuyên ngôn Độc lập.

Mọi việc chuẩn bị ngày lễ Độc lập đều gấp rút, đều quan trọng. Nhưng gấp rút nhất, quan trọng nhất là dự thảo bản Tuyên ngôn độc lập. Từ Nam quốc sơn hà thế kỷ XI đời Lý, Bình Ngô đại cáo thế kỷ XV đời Lê, đến Tuyên ngôn Độc lập thời đại Hồ Chí Minh thế kỷ XX, khoảng cách dài gần 10 thế kỷ, ngót nghìn năm.

Kể từ ngày thứ ba, 28-8-1945, tức ngày 21-7 năm Ất Dậu, Chủ tịch Hồ Chí Minh tập trung vào việc soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập.

Trên gác hai nhà số 48 Hàng Ngang, trong một căn phòng rộng mà chủ nhà dùng làm phòng ăn, ở giữa kê một cái bàn gỗ dài mà to, quanh bàn có 8 ghế tựa đệm mềm là nơi Bác Hồ thường làm việc với các đồng chí trong Thường vụ Trung ương Đảng. Cuối phòng, ở sát tường phía sau, kê một chiếc bàn tròn mà Bác và chúng tôi thường ăn sáng và ăn cơm bữa tối. Cụ Hồ hay ngồi suy nghĩ và đánh may bên chiếc bàn con kê sát tường góc phía trong. Mặt bàn hình vuông, bọc da xanh màu lá mạ, vừa đủ để tập giấy bút và chiếc máy chữ nhỏ mang từ chiến khu về. Bác Hồ trầm ngâm suy nghĩ phác thảo Tuyên ngôn độc lập.

Nửa đêm hôm ấy, tôi chợt tỉnh giấc, thấy Bác vẫn ngồi chăm chú làm việc. Hà Nội sau một ngày sôi động mang đi vào yên tĩnh. Đêm mùa thu, trên căn gác thoáng rộng không khí mát lành, tôi trở dậy, bước thật nhẹ ra phía hành lang, nhìn xuống đường. Ban ngày, phố Hàng Nganh náo nhiệt, chật chội. Giờ đây rộng vắng giữa đêm khuya. Hai đường ray tàu điện chạy thành hai vệt thẳng, đen nhánh. Trước mỗi căn nhà dọc phố, cờ đỏ sao vàng sẫm lại trong đêm. Một tốp tự vệ mặc quần soóc, đầu đội mũ calô, đang đi tuần dọc phố, bóng dáng hiên ngang.

Chỉ mới cách đây hơn một tuần, Hà Nội còn là một thành phố bảo hộ, mật thám dày đặc, thoáng mấy màu cờ đỏ phấp phới bay khắp phố phường. Và đêm nay, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đang ngồi giữa lòng Hà Nội soạn thảo Tuyên ngôn độc lập, mở đầu một kỷ nguyên mới cho dân tộc: Kỷ nguyên Độc lập, Tự do. Thật là kỳ diệu!Cách mạng là một sự kỳ diệu. Và chính Người, từ Nguyễn Ái Quốc đến Hồ Chí Minh, đã cùng với toàn dân tộc làm nên điều kỳ diệu đó. Từ buổi nhen nhóm phong trào cách mạng, tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời vào năm 1925, do chính Người sáng lập, để năm năm sau, chính đảng đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam bước lên vũ đài chính trị. Và chỉ 15 năm sau, hưởng ứng lời kêu gọi của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc: “Hỡi đồng bào yêu quý! Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Cả nước đã nhất tề đứng lên, đập tan ách nô lệ của thực dân Pháp và phát xít Nhật, lật đổ chế độ phong kiến, giang sơn gấm vóc thu về một mối…

Từ bản Yêu sách của nhân dân An Nam Bác viết ở Pari, thủ đô nước Pháp, Chương trình Việt Minh Bác viết ở Pác Bó, Cao Bằng, gần biên giới Việt – Trung, đến hôm nay, bản Tuyên ngôn độc lập Bác viết giữa lòng thủ đô Hà Nội là một quá trình đấu tranh gian khổ, hi sinh suốt mấy chục năm ròng của biết bao đồng bào, đồng chí, mà Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là ngọn cờ tiêu biểu. Ngày mai đây, với cương vị là Chủ tich lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, người con vĩ đại của dân tộc, sẽ thay mặt 25 triệu đồng bào của mình, trịnh trọng tuyên bố với thế giời rằng: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do độc lập”.



*

* *



Chiều ngày 31-8-1945, Bác bảo đưa cho Bác xem sơ đồ địa điểm tổ chức mít tinh và nhắc Ban tổ chức chú ý cả nơi vệ sinh cho đồng bào, và dặn nếu trời mưa thì kết thúc sớm hơn, tránh cho đồng bảo bị mưa ướt, nhất là đối với các cụ già và cháu nhỏ.

Một quang cảnh vừa lớn lao, vừa xúc động.

Khi Cụ Hồ vừa xuất hiện trước máy phóng thanh, thì cả quảng trường âm vang tiếng hô:

- Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!

- Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm!

Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh sang sảng cất tiếng đọc Tuyên ngôn độc lập thì cả biển người im phăng phắc lắng nghe:

“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Đọc được một đoạn, Cụ Hồ bỗng dừng lại, đưa cặp mắt âu yếm nhìn toàn thể đồng bào, cất tiếng hỏi:

- Đồng bào có nghe rõ tiếng tôi không?

Tiếng đáp lại liền ngay như sấm:

- Có!

Người dân và Chủ tịch nước bỗng trở nên gần gũi và vô cùng thân thiết.

Càng về cuối bản Tuyên ngôn độc lập, giọng Cụ Hồ càng âm vang, như cuốn hút mọi người:

“Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Têhêrăng và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam.

Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!

Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ Lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Cùng với ngày 2-9-1945, bản Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch nước Hồ Chí Minh đọc trước quốc dân đồng bào, là một mốc son chói lọi trên con đường dài đấu tranh dựng nước và giữ nước suốt mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nam.

Bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 của nước Việt Nam cũng là một mốc quan trọng của phong trào giải phóng dân tộc. Đó thực sự là lời tuyên bố đanh thép về sự cáo chung của chế độ thuộc địa dưới mọi hình thức. Đồng thời nó cũng báo hiệu sự mở đầu một thời đại mới, thời đại trỗi dậy của các dân tộc nhược tiểu đứng lên làm chủ vận mệnh của mình. Trước đó 20 năm, nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc đã viết Bản án chế độ thực dân Pháp. Nhưng hồi đó, Người mới là đại biểu dân thuộc địa. Bây giờ, chính Người và cả dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Người sẽ thi hành bản án ấy. Và như chúng ta biết, chín năm sau đó, bản án đã được thực hiện bằng chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy địa cầu.


Nguồn tin: NXB Kim Đồng
Chữ ký của yoyoyo




 

Thư ký Bác Hồ kể chuyện (truyện sưu tầm)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: Vùng Giao Lưu - Học Hỏi - Giải Trí :: Đọc và suy ngẫm :: Sách hay-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất