Lịch sử Hồng Kông
Lịch sử Hồng Kông bắt đầu từ một đảo duyên hải ở phía Nam Trung Hoa. Các phát hiện khảo cổ cho thấy hàng ngàn năm trước đã có người sinh sống ở đây. Các ghi chép đã không được thường xuyên cho đến thời Nhà Tần và thời Thuộc địa Anh. Từ ban đầu là một làng chài, Hồng Kông đã trở nên một quân cảng chiến lược và cuối cùng là một trung tâm tài chính thương mại quốc tế, có GNP đầu người cao thứ 9 thế giới[1], hỗ trợ cho 33% lượng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào Trung Quốc.
Thời kỳ tiền sử
Các chạm khắc đá ở Cheung Chau, các bản chạm khắc trên đá 3000 năm tuổi được phát hiện năm 1970 phía Đông của đảo dưới Khách sạn Warwick. Nó bao gồm 2 nhóm hàng chạm khắc xung quanh chỗ lún nhỏ
Bài chi tiết: Thời kỳ tiền sử Hồng Kông
Các phát hiện khảo cổ cho rằng, loài người đã hoạt động ở Hồng Kông 5000 năm trước. Các công cụ chiến tranh và đánh các bằng đồng của người Bách Việt Thời kỳ đồ đồng đã được khai quật ở đảo Lantau và đảo Lamma. Các chạm khắc tôn giáo trên đá nằm ở các đảo xung quanh và các khu vực duyên hải đã được tìn thấy có thể liên quan đến người Chế (tiếng Hoa: 輋民 hay 輋族) - một chi của người Dao thuộc thời kỳ Thời kỳ đồ đá mới. Các phát hiện mới nhất có niên đại từ thời Thời kỳ đồ đá cũ cho rằng Wong Tei Tung (黃地峒) là một trong những khu định cư cổ xưa nhất ở Hồng Kông.
Kỷ nguyên các đế chế Trung Hoa (221 TCN - những năm 1800)
Lãnh thổ này bị sáp nhập vào Trung Hoa vào thời Nhà Tần (221 TCN - 206 TCN), và khu vực này đã được cũng cố chắc chắn dưới thời Nam Việt (203 TCN - 111 TCN.) Các bằng chứng khảo cổ đã cho thấy rằng dân số đã tăng từ Nhà Hán (206 BC - 220). Trong những năm 1950, một tại Lei Cheng Uk (tiếng Hoa: 李鄭屋古墓) từ thời Nhà Đông Hán (25 – 220) đã được khai quật và các nhà khảo cổ đã bắt đầu điều tra khả năng nghề sản xuất muối đã thịnh vượng ở Hương Cảng khoảng 2000 năm trước, dù bằng chứng cuối cùng vẫn chưa được tìm. Tai Po Hoi, biển Tai Po, đã là một bến cảng mò ngọc trai ở Trung Hoa dưới thời nhà Hán. Các hoạt động này đã phát triển đỉnh điểm dưới thời Nam Hán (917-871) và đã tiếp tục cho đến nhà Minh (1368 đến 1644)
Trong thời nhà Đường, vùng Quảng Đông đã phát triển phồn thịnh thành một trung tâm mậu dịch quốc tế. Vùng Tuen Mun mà ngày nay thuộc Tân Giới của Hồng Kông đã là một cảng, căn cứ hải quân, trung tâm sản xuất muối và su đó là căn cứ khái thác ngọc trai. Đảo Lantau cũng đã là một trung tâm sản xuất muối ăn nơi những người buôn lậu muối đã nổi loạn chống chính quyền. Năm 1276 trong thời kỳ quân Mông Cổ xâm lược, triều đình nhà Nam Tống dời đến Phúc Kiến, sau đó đến Đảo Lantau và sau đó là khu vực Thành phố Cửu Long ngày nay nhưng vị hoàng đế còn nhỏ tuổi Zhao Bing, sau khi bị đánh bại ở Trận chiến Yamen đã tự sát bằng cách nhảy xuống nước với quần thần của mình. Thung lũng Tung Chung, đặt tên theo một anh hùng đã xả thân vì vị hoàng đế này được người ta tin rằng là nơi triều đình tạm đóng đô. Hau Wong, một vị quan của hoàng đế này ngày nay vẫn được thờ ở Hồng Kông. Tuy nhiên, trong thời kỳ Mông Cổ, Hồng Kông đã có đợt bùng nổ dân số đầu tiên khi dân tị nạn Trung Hoa nhập cư vào đây. Năm dòng họ Hau (Hou, 候), Tang (Deng, 鄧), Pang (Peng, 彭) and Liu (Liao, 廖) và Man (Wen, 文) được cho là những dòng họ định cư sớm nhất được ghi nhận ở Hồng Kông. Dù có sự nhập cư, và có một chút phát triển nông nghiệp, khu vực này vẫn khá cằn cỗi và phải dựa vào nguồn thu nhập từ buôn bán muối, ngọc trai và hải sản. Triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Hoa, nhà Thanh cũng là triều đại cuối cùng có liên hệ với Hồng Kông. Là một thương cảng và một quân cảng, lãnh thổ Hồng Kông đã thu hút được sự chú ý của thế giới.
Thời kỳ Hồng Kông thuộc địa (những năm 1800 - 1930)
Ngày Hiệp ước Kết quả
25 tháng 1, 1841 Hiệp định Chuenpeh Nhượng quyền sơ bộ Đảo Hồng Kông cho Vương quốc Liên hiệp Anh
29 tháng 8, 1842 Hiệp định Nam Kinh Nhường Đảo Hồng Kông, được thành lập làm thuộc địa của của Hoàng gia Anh
18 tháng 10 năm 1860 Hiệp định Bắc Kinh Nhường Cửu Long (nam của Phố Ranh Giới)
1 tháng 7 năm 1898 Hiệp định Bắc Kinh lần thứ 2 Cho thuê Tân Giới (bao gồm Cửu Long)
1888 German map of Hong Kong, Macau, and Canton (now Guangzhou)
Đầu thế kỷ 19, Đế quốc Anh đã phụ thuộc nặng nề vào việc nhập khẩu trà từ Trung Quốc. Trong khí Anh xuất khẩu các mặt hàng xa xỉ qua Trung Quốc như: đồng hồ đeo tay, đồng hồ thì vẫn có một sự mất cân đối trong cán cân mậu dịch. Trung Quốc có nhu cầu rất lớn về bạc vốn khó có thể được Anh cung cấp với số lượng lớn. Do đó, để lấy lại cân bằng mậu dịch, biện pháp đối phó là nha phiến lậu tuồn vào Trung Quốc. Lin Zexu would become the Chinese commissioner who voiced to Queen Victoria the Qing state's opposition to the unlawful opium trade. Điều này đã dẫn đến Chiến tranh Nha phiến àm Anh là kẻ thắng trận và buộc nhà Thanh phải ký vào các hiệp định nhường lãnh thổ. Sau khi lãnh thổ được nhượng cho Anh, những thành tựu tiếp theo đã đặt nền móng cho văn hóa và những thứ khác liên quan đến Hồng Kông ngày nay. Từ công ty điện đầu tiên đến việc chuyển từ xích lô sang xe bus, các chuyến phà, xe điện và hãng hàng không[2], there was no shortage of improvements. Every industry was going through major transformation and growth. Other vital establishments include the change in philosophy starting with a western-style education with Frederick Stewart[3], which would be a critical step in separating Hong Kong from mainland China during the political turmoil associated with the falling Qing dynasty. Việc khởi đầu đồ sộ của ngành tài chính hùng mạnh của vùng viễn đông là sự khởi đầu của ngân hàng quy mô lớn đầu tiên[4]. Thời kỳ này cũng chịu thách thức bởi sự bùng phát dữ dội của Đại dịch thứ 3 là Bệnh dịch hạch làm thay đổi quan điểm về tầm quan trọng của bệnh viện đầu tiên. On the outbreak of World War I in 1914, fear of a possible attack on the colony led to an exodus of 60,000 Chinese. Dân số Hồng Kông vẫn tiếp tục bùng nổ trong các thập kỷ tiếp theo từ 530.000 năm 1916 lên đến 725.000 năm 1925. Tuy nhiên khủng hoảng ở Trung Hoa Đại Lục trong thập niên 1920 và thập niên 1930 vẫn khiến cho Hồng Kông dễ bị thương tổn bởi sự xâm lược từ Nhật Bản.