CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Trung Quốc

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Trung Quốc I_icon_minitimeThu Jun 19, 2008 7:45 pm

Guest
Lịch sử,....

Thành viên mới gia nhập

Guest

Thành viên mới gia nhập

Họ & tên Họ & tên : David Tien
Ngày tham gia Ngày tham gia : 19/06/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 5
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Lịch sử,....
Điểm thành tích Điểm thành tích : 8
Được cám ơn Được cám ơn : 8

Bài gửiTiêu đề: Trung Quốc

 
TRUNG QUỐC

Trung Quốc 125px-Flag_of_the_People%27s_Republic_of_China.svg Trung Quốc 85px-National_Emblem_of_the_People%27s_Republic_of_China

Trung Quốc 368px-736px-B%E1%BA%A3n_%C4%91%E1%BB%93_h%C3%A0nh_ch%C3%ADnh_Trung_Qu%E1%BB%91c

Bản đồ hành chính nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

1. Cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc thắng lợi

Sau khi chiến tranh chống Nhật kết thúc thắng lợi, cục diện cách mạng do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo đã có nhiều biến động quan trọng khác trước: lực lượng quân đội chủ lực phát triển lên tới 120 vạn người, dân quân 200 vạn người; vùng giải phóng bao gồm 19 khu căn cứ - chiếm gần ¼ đất đai và 1/3 dân số cả nước; ngoài ra, với sự giúp đỡ của Liên Xô (chuyển giao vùng Đông Bắc Trung Quốc, vùng công nghiệp có vị trí chiến lược quan trọng, cho Đảng Cộng sản và chính quyền cách mạng quản lý, giúp toàn bộ vũ khí tước được của hơn 1 triệu quân Quan Đông cho Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc v.v…), cách mạng Trung Quốc đã có những điều kiện thuận lợi và cơ sở vững chắc để phát triển mạnh mẽ.

Trước sự lớn mạnh của cách mạng Trung Quốc, tập đoàn thống trị Tưởng Giới Thạch âm mưu phát động cuộc nội chiến nhằm tiêu diệt Đảng Cộng sản Trung Quốc và phong trào cách mạng Trung Quốc. Họ đã cấu kết chặt chẽ với Mỹ và dựa vào sự giúp đỡ về mọi mặt của Mỹ để thực hiện mưu đồ này. Mặt khác, sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Mĩ ra sức giúp đỡ Tưởng Giới Thạch phát động nội chiến với âm mưu biến Trung Quốc thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.

Mĩ đã trang bị, huấn luyện trên 50 vạn quân đội Tưởng Giới Thạch, giúp đỡ vận chuyển quân đội Tưởng Giới Thạch đến bao vây các khu giải phóng, cho 10 vạn quân đội Mĩ đổ bộ vào Trung Quốc và hạm đội Mĩ cũng tiến vào cửa biển Trung Quốc (Sơn Đông). Trong vòng chưa đầy hai năm sau chiến tranh chống Nhật kết thúc, Mĩ đã “viện trợ” cho Tưởng Giới Thạch lên tới 4 tỉ 430 triệu đôla, trong đó đại bộ phận là “viện trợ” về quân sự.

Sau khi được Mĩ giúp đỡ và chuẩn bị cho đầy đủ mọi mặt, ngày 20 – 7 – 1946, Tưởng Giới Thạch đã huy động toàn bộ lực lượng quân đội chính quy (113 lữ đoàn, khoảng 160 vạn quân) tấn công toàn diện vào các vùng giải phóng do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Cuộc nội chiến chính thức bùng nổ.

Do so sánh lực lượng lúc đầu còn chênh lệch, từ tháng 7 – 1946 đến tháng 6 – 1947, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đã thực hiện chiến lược phòng ngự tích cực, không giữ đất đai mà chủ yếu nhằm tiêu diệt sinh lực địch và xây dựng lực lượng mình. Qua một năm chiến đấu, quân giải phóng đã tiêu diệt được 1112000 quân chủ lực Quốc dân đảng và phát triển lực lượng chủ lực của mình lên tới hai triệu người.

Từ tháng 6 – 1947, Quân giải phóng chuyển sang phản công, tiến quân vào giải phóng các vùng do Quốc dân Đảng thống trị. Từ tháng 9 -1948 đến tháng 1 – 1949, Quân giải phóng lần lượt mở 3 chiến dịch lớn (Liêu - Thẩm, Hoài - Hải, Bình – Tân), tiêu diệt tổng cộng hơn 1540000 quân Quốc dân đảng (gần 144 sư đoàn quân chính quy, 29 sư đoàn quân địa phương), làm cho lực lượng chủ lực của địch về cơ bản đã bị tiêu diệt.


Tháng 4 – 1949, Quân giải phóng vượt sông Trường Giang, ngày 23 – 4, Nam Kinh - trung tâm thống trị của tập đoàn Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch - được giải phóng, nền thống trị của Quốc dân đảng đến đây chính thức sụp đổ. Ngày 1 – 10 – 1949, nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa tuyên bố chính thức thành lập, đánh dấu cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc đã hoàn thành. Với diện tích bằng ¼ châu Á và chiếm gần ¼ dân số toàn thế giới, thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949 đã tăng cường lực lượng của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới và có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc thế giới.

Trung Quốc 270px-China%2C_Mao_%282%29
Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông1/10/1949 tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ngày

2. Mười năm đầu xây dựng chế độ mới ( 1949 – 1959 )

Từ năm 1950, Trung Quốc tiến hành những cải cách quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hoá nhằm xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa: cải cách ruộng đất và hợp tác hoá nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, tiến hành công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, triển khai cuộc cách mạng văn hoá, tư tưởng v.v… Dựa vào sự giúp đỡ của Liên Xô, kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953 - 1957) hoàn thành thắng lợi, làm cho nền kinh tế và văn hoá, giáo dục Trung Quốc có những tiến bộ vượt bậc.

So với 1952, sản lượng công nghiệp năm 1957 tăng 140%, sản lượng nông nghiệp tăng 25%. Trung Quốc đã tự sản xuất được 60% máy móc cần thiết và công cuộc hợp tác hoá nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh đã căn bản hoàn thành.

Sau 10 năm đầu xây dựng chế độ mới, nền kinh tế Trung Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn: tổng sản lượng công – nông nghiệp tăng 11,8 lần, riêng công nghiệp tăng 10,7 lần. Nền văn hoá, giáo dục cũng đạt được những bước tiến vượt bậc.

Về mặt đối ngoại, Trung Quốc đã kí với Liên Xô “Hiệp ước hữu nghị liên minh và tương trợ Trung – Xô” (tháng 2 – 1950), phái Quân chí nguyện sang giúp đỡ nhân dân Triều Tiên chống đế quốc Mĩ xâm lược, ủng hộ nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và nhân dân các nước Á, Phi, Mĩ Latinh trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong thập niên đầu sau khi cách mạng thắng lợi, địa vị của Trung Quốc đã được nâng cao trên trường quốc tế.

3. Tình hình Trung Quốc từ sau năm 1959 và công cuộc cải cách hiện nay

Từ năm 1959, với việc thực hiện đường lối “ba ngọn cờ hồng”, tức là “đường lối chung” xây dựng chủ nghĩa xã hội, “đại nhẩy vọt” và xây dựng “công xã nhân dân”, nền kinh tế Trung Quốc lâm vào tình trạng hỗn loạn, sản xuất giảm sút nghiêm trọng và đời sống của nhân dân Trung Quốc gặp rất nhiều khó khăn.

Đường lối “ba ngọn cơ hồng” chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội theo phương châm “nhiều, nhanh, tốt, rẻ”, thực hiện cuộc “đại nhẩy vọt” bằng tăng sản lượng thép lên gấp 10 lần so với chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1958 – 1962), sản xuất công nghiệp tăng hơn 3 lần và nông nghiệp hơn 2 lần; hợp nhiều hợp tác xã lại thành “công xã nhân dân” trong đó xã viên sinh hoạt, sản xuất theo phương thức quân sự hoá và thực hiện chế độ “bao” cho ăn, ở, mặc, thuốc men, học phí, chôn cất khi chết v.v… Do thực hiện đường lối “ba ngọn cờ hồng”, năm 1959 đã có hàng chục triệu người bị chết đói, đồng ruộng bị bỏ hoang, nhà máy bị đóng cửa vì thiếu nguyên liệu, lương thực.

Năm 1959, Mao Trạch Đông phải thôi giữ chức vụ Chủ tịch nước và Lưu Thiếu Kì lên thay thế. Cũng từ đó, trong nội bộ Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Quốc đã diễn ra những bất đồng về đường lối và tranh chấp về quyền lực hết sức quyết liệt, phức tạp giữa các phe phái khác nhau. Đỉnh cao của cuộc tranh giành quyền lực trong giới lãnh đạo Trung Quốc là cuộc “đại cách mạng văn hoá vô sản” diễn ra trong những năm 1966 – 1968.

Hàng chục triệu “tiểu tướng Hồng vệ binh” được huy động đến đập phá các cơ quan Đảng, chính quyền, lôi ra đầu tố, truy bức, nhục hình từ Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kì đến Phó Thủ tướng, các nguyên soái, bộ trưởng và tướng tá. Hồng vệ binh có quyền giải tán các cấp uỷ Đảng, cách chức các cấp chính quyền và lập ra “uỷ ban cách mạng văn hoá” để thay thế nắm mọi quyền lực Đảng và chính quyền. Ở những nơi xảy ra cuộc đấu tranh của quần chúng chống lại sự phá phách, hành động ngang ngược và sự đấu tố tàn bạo của Hồng vệ binh thì quân đội được điều đến để đàn áp các lực lượng chống đối. Cuộc “đại cách mạng văn hoá vô sản” đã tàn sát hàng chục triệu người, gây nên một cục diện hỗn loạn, đau thương và những hậu quả tai hại cho đất nước Trung Quốc.

Sau đó, từ năm 1968 đến 1978, trong nội bộ giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn tiếp tục diễn ra nhiều cuộc thanh trừng, lật đổ lẫn nhau.

Về mặt đối ngoại, từ năm 1959 trở đi, giới lãnh đạo Trung Quốc đã thi hành một đường lối bất lợi cho cách mạng Trung Quốc và cách mạng thế giới: gây nên những vụ xung đột vũ trang tranh chấp biên giới với Ấn Độ, Liên Xô. Đối với ba nước Đông Dương, từ sau “Thông cáo Thượng Hải” năm 1972 (1), những người lãnh đạo Trung Quốc đã thực hiện nhiều chính sách, biện pháp gây nên nhiều tổn thất nghiêm trọng cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ba nước Đông Dương.

(1) Thông cáo kí tại Thượng Hải giữa Tổng thống Mĩ Níchxơn và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai nhân dịp chuyến đi thăm Trung Quốc của Nichxơn vào tháng 2 – 1972.

Tháng 21 – 1978, Hội nghị Ban chấp hàng trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã họp, vạch ra đường lối mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế xã hội ở Trung Quốc hiện nay. Đến Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIII vào cuối năm 1987, đường lối này được nâng lên thành đường lối chung của Đảng và Nhà nước Trung Quốc: trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội sẽ xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc, lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm, kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản (kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa, kiên trì chuyên chính dân chủ nhân dân, kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, kiên trì chủ nghĩa Mác – Lênin – tư tưởng Mao Trạch Đông), thực hiện cải cách và mở cửa, phấn đấu xây dựng Trung Quốc thành nước xã hội chủ nghĩa hiện đại hoá, giàu mạnh, dân chủ, văn minh.

Trung Quốc 300px-Huangpu_River-The_Bund

Một góc Phố Đông của Thượng Hải, nhìn từ sông Hoàng Phố
Trong chính sách đối ngoại, Đảng và Nhà nước Trung Quốc cũng có nhiều đổi mới, bình thường hoá quan hệ với Liên Xô, Mông Cổ, Lào, Inđônêxia, Việt Nam… mở rộng mối quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước trên thế giới.

Từ sau khi thực hiện cải cách, Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế, ổn định lại tình hình chính trị, xã hội và địa vị của Trung Quốc được nâng cao trên trường quốc tế.
Chữ ký của Guest




 

Trung Quốc

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: LỊCH SỬ THẾ GIỚI :: Lịch sử thế giới hiện đại-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất