CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Thời đại Đá cũ và dấu vết Người Vượn ở Việt Nam

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Thời đại Đá cũ và dấu vết Người Vượn ở Việt Nam I_icon_minitimeThu Jun 19, 2008 8:12 pm

Khai Tam hungson

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

Khai Tam hungson

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Hùng Sơn
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Uỷ viên danh dự Ban Điều hành Câu lạc bộ
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Thời đại Đá cũ và dấu vết Người Vượn ở Việt Nam 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Thời đại Đá cũ và dấu vết Người Vượn ở Việt Nam 40 Thời đại Đá cũ và dấu vết Người Vượn ở Việt Nam 68

Ngày tham gia Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 138
Đến từ Đến từ : Bình Dương
Điểm thành tích Điểm thành tích : 330
Được cám ơn Được cám ơn : 20

Bài gửiTiêu đề: Thời đại Đá cũ và dấu vết Người Vượn ở Việt Nam

 
Thời đại Đá cũ và dấu vết Người Vượn ở Việt Nam


Thời đại Đá cũ và dấu vết Người Vượn ở Việt Nam Phungn10
Trong buổi bình minh của lịch sử, Việt Nam là một trong những quê hương của loài người. Người ta đã phát hiện thấy người vượn ở Bình-Gia (Lạng Sơn), nhiều công cụ thuộc buổi đầu thời kỳ đồ đá cũ ở núi Đọ, núi Quan Yên (Thanh Hoá). Đó là dấu vết xưa nhất hiện nay ta biết về giai đoạn bầy người nguyên thủy trên đất nước ta.Thời ấy cách ngày nay hàng mấy chục vạn năm.

Bấy giờ, mực nước biển Đông thấp gần trăm mét so với ngày nay. Vì vậy, đất nước ta khi ấy qua bán đảo Malaysia còn nối liền với các đảo Gia-va, Xu-ma-tơ-ra, Ca-li-man-tan của Indonesia. Các kết quả nghiên cứu địa chất và khí hậu học còn cho biết trong thời kỳ này xen kẽ những kỳ khô hạn là những kỳ mưa nhiều khiến khí hậu Việt Nam ẩm và mát hơn bây giờ một chút. Trong rừng rậm, trên thảo nguyên, có nhiều đàn voi răng kiếm, gấu mèo, tê ngưu, lợn lòi, hổ, báo, hươu, nai, đười ươi, vượn, khỉ, cầy, chồn...sinh sống. Những bầy người nguyên thuỷ sống dựa vào hang đá, lùm cây, đi dọc bờ suối, bờ sông tìm kiếm thức ăn bằng hái lượm và săn bắt.

Người ta đã phát hiện được ở núi Đọ hàng vạn công cụ đồ đá cũ; người Việt cổ khai thác đá gốc (ba-dan) ở sườn núi, ghè đẽo thô sơ, tạo nên những công cụ chặt, rìu tay, nạo...bỏ lại nơi chế tác những mảnh đá vỡ, thuật ngữ khảo cổ gọi là mảnh tước. Với những đồ đá đó, người nguyên thủy có thể chặt cây, vót gậy tre, lao gỗ, xẻ thịt, đập vỡ xương thú săn bắt được... Loại hình công cụ nghèo nàn, kỹ thuật ghè đẽo thô sơ là đặc điểm của thời kỳ đồ đá cũ. Di tích núi Đọ là bằng chứng về sự có mặt của những chủ nhân sớm nhất trên lãnh thổ Việt Nam vào thời kỳ tổ chức xã hội loài người đang hình thành.

Cách ngày nay khoảng ba, bốn vạn năm, vào thời kỳ bộ tộc nguyên thuỷ, cư dân bản địa đã đông đúc hơn. Người ta đã phát hiện được dấu tích con người cùng với những hóa thạch động vật cổ ở hang Hùm (Yên Bái), hàng Thung Lân (Ninh Bình). Đó là những thị tộc, bộ lạc sống trong hang động miền núi đá vôi. Tuy nhiên, cũng đã có những thị tộc, bộ lạc tiến ra sinh sống ở miền đồi trung du vốn là miền phù sa cổ của sông Hồng với rừng rậm phủ dày. Những hiện vật đá cuội ghè đẽo thô sơ thuộc cuối thời đại đồ đá cũ hoặc đầu thời đại đồ đá giữa tìm thấy ở di chỉ Sơn Vi (Phú Thọ) là những minh chứng chắc chắn cho giả thuyết này.

Văn hóa đá cuội ghè được tiếp nối với hai nền văn hóa Hòa Bình (thuộc thời đại đồ đá giữa) và văn hóa Bắc Sơn (thuộc buổi đầu thời đại đồ đá mới) cách ngày nay khoảng một vạn năm. Ở các nền văn hoá này, bên cạnh kỹ thuật chẻ đẽo, người nguyên thủy đã phát minh kỹ thuật mài, tạo nên những chiếc rìu Bắc Sơn (rìu tứ giác mài lưỡi) nổi tiếng. Văn hóa Bắc Sơn là một trong những di chỉ văn hóa có rìu mài sớm trên thế giới. Cũng trong thời kỳ này người ta còn phát hiện được những đồ gốm đầu tiên được nặn bằng tay.
Việt Nam là đất nước của hàng trăm loại tre, nứa. Tre, nứa đóng vai trò rất quan trọng trong nền văn hóa nguyên thủy cũng như trong đời sống người Việt Nam sau này. Chúng được dùng làm gậy, lao, cung tên, đồ đan lát, thừng bện... Do bị thời gian huỷ hoại nên đến nay không còn chứng tích công cụ tre, nứa của người Việt cổ; tuy nhiên ta vẫn có thể tìm thấy dấu vết của tre, nứa trên các hoa văn đồ gốm sơ kỳ.
Cùng những thị tộc, bộ lạc ở miền núi, trung du trên đất nước Việt Nam khi ấy, còn có những tập đoàn người nguyên thủy sinh sống ở miền ven biển Đông. Họ là chủ nhân của các nền văn hóa Quỳnh Văn (Nghệ An), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi). Trải qua mấy nghìn năm, đống vỏ sò điệp do họ vứt ra sau những bữa ăn đã chất cao thành gò, rộng hàng trăm mét vuông. Người nguyên thủy sinh sống ở ven bờ biển còn khai thác đá gốc (thạch anh) làm công cụ. Họ chôn người chết trong những mộ huyệt tròn đào giữa đống sò điệp và chôn theo người chết một vài công cụ đá, đồ trang sức bằng vỏ ốc xuyên lỗ...

Với đồ đá, đồ tre gỗ, đồ đựng bằng đất nung, các thị tộc nguyên thủy đi săn và hái lượm có hiệu quả hơn. Ngoài việc mò cua, bắt ốc, chủ nhân các nền văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn còn săn được nhiều thú như lợn rừng, hươu nai, trâu bò rừng, tê ngưu, voi... Chủ nhân các nền văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn, Quỳnh Văn đã biết nuôi chó, trồng một số cây ăn quả, cây cỏ củ, rau đậu, dưa... . Từ cuộc sống hái lượm những sản vật sẵn có của tự nhiên, người nguyên thủy Việt Nam sớm bước vào cuộc sống sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh nghề săn, nghề đánh cá phát đạt, nghề nông đã ra đời cùng với việc chăn nuôi gia súc nhất là trên các vùng châu thổ của các con sông lớn.

Nhiều nhà nông học khẳng định bán đảo Đông Dương là quê hương của cây lúa. Ở đây có nhiều loại lúa hoang hiện còn tồn tại ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, bà con trong vùng thường gọi là lúa ma hoặc lúa trời. Dấu vết con người thời kỳ nguyên thủy có thể tìm thấy ở mọi miền trên đất nước Việt Nam từ vùng cực Bắc đến cực Nam. Họ để lại những di tích hang động và di tích ngoài trời ở miền núi, đồng bằng kể cả ở những vùng đất thấp sình lầy Nam Bộ trước khi hình thành nhà nước Việt Nam đầu tiên. Như vậy là vào thời đại đồ đá, trên nhiều vùng ở nước ta đã xuất hiện những nền văn hóa nguyên thủy đặc sắc, trong đó bên cạnh nền kinh tế hái lượm đã bắt đầu phát triển nền kinh tế sản xuất nông nghiệp lúa nước.
Con người đã xuất hiện khá sớm trên đất Việt Nam. Cho đến nay, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu vết của người vượn Homo erectus trong một số hang động ở Lạng Sơn và Nghệ An. Ðặc biệt là ở hậu kỳ thời đá cũ (văn hoá Sơn Vi cách ngày nay 10.000 - 23.000 năm), con người đã phân bố khá rộng và khá đông trên đất Việt Nam.

Văn hoá Sơn Vi


Văn hoá Sơn Vi mang tên xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ, do các nhà khảo cổ Việt Nam phát hiện và xác lập danh pháp vào năm 1968. Đến nay, hơn 140 địa điểm VHSV được phát hiện, phân bố chủ yếu trên các đồi gò trung du, một số di tích hang động Bắc Việt Nam. Công cụ đều làm từ đá cuội sông suối, ghè đẽo một mặt là chính, vết ghè trên một rìa cạnh tạo ra công cụ mũi nhọn, rìa lưỡi dọc, rìa lưỡi ngang, phần tư viên cuội, hai hoặc ba rìa; cùng với một số công cụ mảnh tước kém định hình. Cư dân VHSV chưa biết đến kĩ thuật mài công cụ đá và làm gốm, hoạt động kinh tế chủ yếu là săn bắn và hái lượm, chưa biết trồng trọt và chăn nuôi. VHSV có niên đại cuối Cánh Tân (Late Pleistocene), tồn tại trong khoảng từ 23.000 đến 11.000 năm cách ngày nay. VHSV khác văn hoá Hoà Bình, có trước văn hoá Hoà Bình và phát triển sang văn hoá Hoà Bình, thuộc hậu kì thời đại đá cũ.

Thời đại Đá cũ và dấu vết Người Vượn ở Việt Nam Vanhoa10

Chữ ký của Khai Tam hungson





Thời đại Đá cũ và dấu vết Người Vượn ở Việt Nam I_icon_minitimeSat Mar 07, 2009 10:30 am

avatar

Thành viên mới gia nhập

mars

Thành viên mới gia nhập

Ngày tham gia Ngày tham gia : 07/03/2009
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 1
Điểm thành tích Điểm thành tích : 0
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: Re: Thời đại Đá cũ và dấu vết Người Vượn ở Việt Nam

 
Nói xét về tính lịch sử thì đừng lấy thời gian hay cổ vật làm bằng chứng.Nó phụ thuộc vào phần lý trí là chính cho nên tin hay không còn tùy mỗi người.Nếu nói về cội nguồn xa xôi thì đừng xét về thời kì nào với thời kì nào để phân định mà hãy xét về bản chất và tập tục từ thời xa xưa mà xác định tổ tiên ta là ai.Nếu như tôi nhớ không nhầm thì Việt Thường là vùng đất do người con út của 1 vị vua Trung Quốc xa xưa cai trị.Còn Trung quốc hiện giờ có lẽ là xuất phát từ Mông Cổ.
Nếu xét theo hình thái con người và điều kiện tự nhiên,"mắt 1 mí" thích hợp với đồng cỏ lộng gió,và "mắt 2 mí" là thuộc về dân cư sống gần sông gần biển.Như vậy có lẽ thích hợp hơn.Còn sau này có sự giao thoa là do dân du mục chiếm đánh đồng bằng mà ra.
Thiển ý của tôi như vậy,mong các đồng chí xem kỹ rồi cho ý kiến chứ đừng đánh giá theo đánh giá cá nhân.
Chữ ký của mars





Thời đại Đá cũ và dấu vết Người Vượn ở Việt Nam I_icon_minitimeThu Mar 12, 2009 11:07 am

mrcrazy
Chả có gì cả

Thành viên mới gia nhập

mrcrazy

Thành viên mới gia nhập

http://cid-edcc84d7f02efae4.spaces.live.com/default.aspx
Họ & tên Họ & tên : Lê quang Vinh
Ngày tham gia Ngày tham gia : 20/11/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 14
Đến từ Đến từ : Hà Nội
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Chả có gì cả
Điểm thành tích Điểm thành tích : 26
Được cám ơn Được cám ơn : 16

Bài gửiTiêu đề: Re: Thời đại Đá cũ và dấu vết Người Vượn ở Việt Nam

 
Trong các hang Thẩm Khuyên,Thẩm Hai (Lạng Sơn) đã tìm thấy một số răng người vượn nằm trong lớp trầm tích màu đỏ,chứa xương cốt,các động vật thời Cách Tân (Cách đây khoảng 3 triệu rưỡi năm).Những chiếc răng tìm thấy trong các hang đá nói trên có đặc điểm răng người,lại có cả đặc điểm của răng vượn.Đây là một bằng chứng về sự tồn tại của Người vượn trên đấy nước ta cách đây trên dứơi 20 vạn năm(theo đánh giá của Nguyễn Lân Cừơng trên tạp chí Khảo cổ học số 3-1998 tr17)
Chữ ký của mrcrazy





Thời đại Đá cũ và dấu vết Người Vượn ở Việt Nam I_icon_minitime



Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: Thời đại Đá cũ và dấu vết Người Vượn ở Việt Nam

 
Chữ ký của Sponsored content




 

Thời đại Đá cũ và dấu vết Người Vượn ở Việt Nam

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: VIỆT SỬ :: Lịch sử Việt Nam cổ - trung đại :: Thời Tiền Sử đến thời dựng nước-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất