Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu
Thu Jun 19, 2008 7:19 pm
Lịch sử,....
Thành viên mới gia nhập
Guest
Họ & tên : David Tien
Ngày tham gia : 19/06/2008
Tổng số bài gửi : 5
Sở trường/ Sở thích : Lịch sử,....
Điểm thành tích : 8
Được cám ơn : 8
Tiêu đề: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu
XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU
1. Liên Xô lâm vào tình trạng “trì trệ” và công cuộc cải tổ
Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ nghiêm trọng chưa từng có bùng nổ rồi nhiều cuộc khủng hoảng chính trị, kinh tế, tài chính, tiền tệ… tiếp diễn theo sau đó, mở đầu cuộc khủng hoảng chung của toàn thế giới, đặt ra cho toàn thể nhân loại những vấn đề bức thiết phải giải quyết như: sự bùng nổ dân số và hiểm hoạ vơi cạn dần những tài nguyên thiên nhiên cung cấp cho sự sống của con người; yêu cầu đổi mới, thích nghi về kinh tế, chính trị, xã hội trước sự phát triển vượt bậc của cách mạng khoa học – kỹ thuật và sự giao lưu, hợp tác quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ theo xu thế quốc tế hoá cao… Chính trong bối cảnh lịch sử đó, những người lãnh đạo Đảng, nhà nước Liên Xô chủ quan cho rằng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa không chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng chung toàn thế giới, do đó chậm thích ứng, chậm sửa đổi. Trong những điều kiện mới, mô hình và cơ chế cũ của chủ nghĩa xã hội về kinh tế, chính trị, xã hội được hình thành trong những hoàn cảnh lịch sử đặc biệt trước kia, vốn đã tồn tại những thiếu sót và sai lầm, nay càng trở nên không còn phù hợp và cản trở sự phát triển về mọi mặt của xã hội Xô viết. Mặt khác, những hiện tượng thiếu dân chủ, thiếu công bằng xã hội, vi phạm nghiêm trọng pháp chế xã hội chủ nghĩa và những tệ nạn quan liêu, độc đoán dần dần hình thành cơ chế quan liêu độc đoán với những tầng lớp đặc quyền, đặc lợi đã gây nên sự bất mãn của nhân dân, làm cho đất nước dần dần lâm vào tình trạng “trì trệ”, “tiền khủng hoảng”.
Từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 80, mặc dù một số ngành công nghiệp của Liên Xô vẫn sản xuất ổn định, như dầu mỏ, than, quặng, kim loại, máy móc thiết bị công nghiệp, ô tô… nhưng kỹ thuật, chiến lược sản phẩm ngày càng sút kém so với các nước phương Tây. Liên Xô vẫn luôn luôn phải nhập lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và các máy tinh vi, chính xác của phương Tây. Bước sang nửa sau những năm 80, tình hình kinh tế càng trở nên khó khăn, sản xuất công nông nghiệp trì trệ, lương thực, thực phẩm thiếu thốn, hàng tiêu dùng không đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, mức sống của nhân dân ngày càng giảm sút, càng xa cách so với đời sống nhân dân của các nước tư bản phương Tây.
Trong bối cảnh đó, năm 1985, M.Goocbachôp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô, tiến hành công cuộc cải tổ nhằm sửa chữa những thiếu sót và sai lầm trước đây, đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng và xây dựng một chủ nghĩa xã hội dân chủ, nhân văn đúng như bản chất của nó. Trong gần 6 năm, cuộc cải tổ chủ yếu được tiến hành về mặt chính trị, xã hội như: thực hiện đa nguyên về chính trị (tức nhiều đảng - tức Đảng Cộng sản, giữ vai trò lãnh đạo Nhà nước Liên Xô), thực hiện dân chủ và công khai… Về kinh tế, chính phủ Liên Xô cũng đưa ra nhiều phương án nhằm chuyển biến nền kinh tế Liên Xô sang cơ chế thị trường nhưng trong thực tế, chưa thực hiện được gì, trong khi đó các quan hệ kinh tế cũ bị phá vỡ mà các quan hệ kinh tế mới thì chưa hình thành. Công cuộc cải tổ đã vấp phải rất nhiều khó khăn trở ngại: sự suy sụp về kinh tế kéo theo những khó khăn về chính trị và những tệ nạn xã hội; sự xung đột giữa các dân tộc và sắc tộc dẫn đến hiện tượng li khai của một số nước cộng hoà ra khỏi Liên bang Xô viết (ba nước Ban Tích, Grudia, Mônđôva…), sự chia rẽ và tách thành nhiều phe phái trong nội bộ Đảng Cộng sản Liên Xô, sự ngóc đầu dậy của các thế lực chống lại chủ nghĩa xã hội với những hoạt động chống phá của nó v.v… Đất nước Liên Xô đứng trước những khó khăn và thử thách nghiêm trọng chưa từng có.
Ngày 19 – 8 – 1991, một số người lãnh đạo Đảng, Nhà nước Xô viết đã tiến hành cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Goocbachốp. Cuộc đảo chính bị thất bại ngày 21 – 8 và đã gây ra những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng đối với đất nước Xô viết: Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động trong toàn liên bang; chính phủ Xô viết bị giải thể; 11 nước cộng hoà tuyên bố độc lập, tách khỏi liên bang; một làn sóng chống Đảng Cộng sản, chống chủ nghĩa xã hội dâng lên khắp mọi nơi.
Ngày 21 – 12 – 1991, những người lãnh đạo 11 nước cộng hoà trong Liên bang Xô viết đã kí hiệp định thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (tiếng Nga viết tắt là SNG), bao gồm: Nga, Ucraina, Bêlarut, Cadăcxtan, Udơbêkixtan, Tatgikixtan, Cưrơgưxtan, Tuôcmênixtan, Adecbaigian, Acmênia, Mônđôva. Sự ra đời của SNG buộc Tổng thống Liên Xô M. Goocbachốp phải từ chức ngày 25 – 12 – 1991, và cùng ngày này, lá cờ đỏ búa liềm trên nóc điện Kremli bị hạ xuống.
Như thế, chế độ xã hội chủ nghĩa đã bị sụp đổ ở Liên Xô và Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết, ra đời năm 1922, đã bị tan vỡ.
2. Cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu từ cuối năm 1988 đến 1991
Năm 1985, Liên Xô đã bước vào cải tổ, tuy rằng quá muộn, nhưng các nước Đông Âu vẫn chưa hề chuyển động: Anbani vẫn bảo thủ giữ nguyên những cơ chế cũ của 30 năm trước đây và “khép kín cửa” đối với bên ngoài; các nhà lãnh đạo Rumani, Cộng hoà dân chủ Đức, Bungari thì cho rằng nước mình chẳng có gì sai sót để cải tổ hoặc cải cách; ở Ba Lan, ngay từ đầu những năm 80, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội đã trở nên căng thẳng, phức tạp; ở Hunggari, Tiệp Khắc, các thế lực chống chủ nghĩa xã hội ráo riết tập hợp lực lượng, chờ đợi cơ hội. Ở một số nước Đông Âu, hiện tượng tách rời quần chúng và tha hoá của một số nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã làm biến dạng chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước này và làm nhân dân rất bất bình.
Ở Rumani, vợ chồng Xêauxexcu đã biến nhà nước xã hội chủ nghĩa thành một chế độ độc tài “gia đình trị” với cuộc sống vương giả, sa đoạ. Ở cộng hoà dân chủ Đức, Bungari, một số uỷ viên Bộ chính trị Đảng đã lạm dụng quyền lực, hưởng thụ những đặc quyền đặt lợi để đến nỗi bị khai trừ khỏi Đảng và truy tố trước pháp luật.
Cuộc khủng hoảng nổ ra sớm nhất ở Ba Lan, từ cuối năm 1988, sau đó lan sang Hunggari, Tiệp Khắc, Cộng hoà dân chủ Đức, Rumani, Bungari, Nam Tư, Anbani. Các thế lực chống chủ nghĩa xã hội, với sự tiếp sức của các nước phương Tây, ra sức hoạt động, kích động công nhân bãi công, quần chúng biểu tình, đấu tranh đòi Đảng và Nhà nước các nước Đông Âu phải cải cách kinh tế, chính trị, thực hiện chế độ đa nguyên về chính trị, xoá bỏ độc quyền lãnh đạo của một Đảng Cộng sạn, tiến hành tổng tuyển cử tự do… Những hoạt động trên đây làm tê liệt mọi sinh hoạt của đất nước, đẩy chế độ xã hội chủ nghĩa lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện và trầm trọng. Đảng và Nhà nước các nước Đông Âu lần lượt buộc phải chấp nhận xoá bỏ độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản, thực hiện chế độ đa nguyên và tiến hành tổng tuyển cử tự do.
Kết quả, qua tổng tuyển cử tự do, ở hầu hết các nước Đông Âu (Ba Lan, Hunggari, Tiệp Khắc, Cộng hoà dân chủ Đức), các thế lực chống chủ nghĩa xã hội đều đã thắng cử, nắm được chính quyền Nhà nước, còn Đảng Cộng sản bị thất bại, để rơi mất chính quyền khỏi tay mình. Ở Rumani, ngày 16 – 12 – 1989, quần chúng nhân dân thành phố Timisoara tiến hành biểu tình hoà bình phản đối nhà cầm quyền bắt giam một mục sư Tin lành và đưa ra những khẩu hiệu chống lại chính phủ Xêauxexcu. Cảnh sát đến đàn áp, quần chúng càng thêm phẫn nộ. Ngày 22 – 12 – 1989, quần chúng đã nổi dậy, làm chủ được tình hình ở Bucaret. Hội đồng Mặt trận cứu nước Rumani tuyên bố xoá bỏ chế độ độc tài Xêauxexcu; ngày 25 – 12 – 1989, vợ chồng Xêauxexcu bị xử tử, toàn thể Bộ chính trị Đảng Cộng sản Rumani và các thành viên nội các (60 người) bị bắt giữ. Toàn bộ hệ thống Đảng, chính quyền của chế độ Xêauxexcu đã bị sụp đổ. Ở Bungari, Nam Tư, Anbani, lúc này chính quyền tuy còn ở trong tay Đảng của giai cấp công nhân, nhưng khủng hoảng vẫn tiếp diễn ngày càng thêm trầm trọng: nội chiến đã diễn ra trọng nội bộ Liên bang Nam Tư giữa các nước cộng hoà Crôatia, Xecbia; chính quyền ở Bungari, Anbani đang lầm vào khủng hoảng sâu sắc trước những cuộc bãi công của công nhân, biểu tình của quần chúng và tình hìh kinh tế trở nên ngày càng khó khăn, căng thẳng.
Như thế, trong những năm 1989 – 1991, cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu đã dẫn tới những biến đổi lớn: Ba Lan, Hunggari, Tiệp Khắc… quay trở lại đi theo con đường tư bản chủ nghĩa; Cộng hoà dân chủ Đức sáp nhập vào Cộng hoà liên bang Đức để trở thành một quốc gia thống nhất với tên Cộng hoà liên bang Đức; hầu hết các đảng của giai cấp công nhân ở các nước Đông Âu đều đổi tên đảng và chia rẽ thành nhiều phe phái, nhiều tổ chức với tên gọi khác nhau; tên nước, quốc kì, quốc huy và ngày quốc khánh đều phải thay đổi lại.
Đây là một bước thụt lùi và một thất bại nặng nề của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, dẫn đến hệ thống thế giới của chủ nghĩa xã hội trên thực tế không còn tồn tại nữa.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô: 1 – Đã xây dựng nên một mô hình về chủ nghĩa xã hội chưa đúng đắn, chưa phù hợp (không phù hợp với quy luật khách quan trên nhiều mặt phát triển kinh tế - xã hội, chưa dân chủ, chưa công bằng và nhân đạo…); 2 - Chậm sửa chữa, thay đổi trước những biến động lớn của tình hình thế giới, và khi đã sửa chữam thay đổi thì lại rời bỏ những nguyên lí đúng đắn của chủ nghĩa Mác – Lênin; 3 - Những sai lầm và sự tha hoá về phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng của một số người lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong một số nước xã hội chủ nghĩa; 4 – Hoạt động chống phá của các thế lực chống chủ nghĩa xã hội trong và ngoài nước (cuộc tấn công hoà bình mà họ thường gọi là cuộc “cách mạng nhung”).
Nhưng đây chỉ là sự sụp đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học, chưa nhân văn và một bước lùi tạm thời của chủ nghĩa xã hội – như V.I. Lênin đã nói: “Nếu người ta nhận xét thực chất của vấn đề thì có bao giờ người ta thấy rằng trong lịch sử có một phương thức sản xuất mới nào lại đứng vững ngay được, mà lại không liên tiếp trải qua nhiều thất bại, nhiều sai lầm và tái phạm không?”(1).
(1): V.I. Lênin toàn tập, “Sáng kiến vĩ đại”, tập 29.
Wed Jul 15, 2009 10:32 am
Thành viên thân thiện
fudo85
Họ & tên : Ngô Văn Dương
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 15/07/2009
Tổng số bài gửi : 394
Đến từ : Hà Nội
Điểm thành tích : 1101
Được cám ơn : 244
Tiêu đề: Re: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu
Hay dấy
Wed Jul 15, 2009 11:20 am
Văn - Sử - Địa - Tin - CTXH
Thành viên cấp 3
toiyeuVietNam
Họ & tên : Trần Nguyễn Ngọc Phượng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Huy chương Cống hiến :
Ngày tham gia : 27/06/2009
Tổng số bài gửi : 140
Đến từ : TP Hồ CHí Minh
Sở trường/ Sở thích : Văn - Sử - Địa - Tin - CTXH
Điểm thành tích : 302
Được cám ơn : 113
Tiêu đề: Re: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu
Trích dẫn :
Nhưng đây chỉ là sự sụp đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học, chưa nhân văn và một bước lùi tạm thời của chủ nghĩa xã hội – như V.I. Lênin đã nói: “Nếu người ta nhận xét thực chất của vấn đề thì có bao giờ người ta thấy rằng trong lịch sử có một phương thức sản xuất mới nào lại đứng vững ngay được, mà lại không liên tiếp trải qua nhiều thất bại, nhiều sai lầm và tái phạm không?”(1).
Câu này có thể sử dụng làm đề thi ĐH được ấy nhỉ? VD như là: sự sụp đổ của Liên Xô có phải là sự sụp đổ của hệ thống chủ nghĩa xã hội không? tại sao? HS trung bình sẽ dễ dàng nói phải, HS khá sẽ nói là không, HS giỏi sẽ giải thích được vì sao!
Wed Jul 15, 2009 11:22 am
Không có gì đặc biệt !
Thành viên cấp 3
Min
Họ & tên : Min
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Nguyên Uỷ viên Ban điều hành, Phát ngôn viên Diễn đàn
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 22/04/2009
Tổng số bài gửi : 167
Đến từ : Bình Dương
Sở trường/ Sở thích : Không có gì đặc biệt !
Điểm thành tích : 554
Được cám ơn : 125
Tiêu đề: Re: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu
Thông tin hay chứ nhỉ, thanks !
Wed Jul 15, 2009 12:22 pm
Thành viên thân thiện
fudo85
Họ & tên : Ngô Văn Dương
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 15/07/2009
Tổng số bài gửi : 394
Đến từ : Hà Nội
Điểm thành tích : 1101
Được cám ơn : 244
Tiêu đề: Re: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu
Cần mở rong them về tuong lai cua CNXH ngày nay nua, ve thang loi cua CNXH o Trung Quoc va Việt Nam.
Sponsored content
Tiêu đề: Re: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu
Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu