Trồng cây sậy để xử lý nguồn nước sông ô nhiễm Với sự hỗ trợ kỹ thuật của tập đoàn Ebara (Nhật Bản), nhiều khu dân cư, khu du lịch, làng nghề và khu công nghiệp tại một số địa phương thuộc lưu vực sông Hồng và sông Cửu Long đã triển khai phương pháp làm sạch nước sông bị ô nhiễm bằng cách trồng cây sậy.
Trong quá trình sinh trưởng, cây sậy - loài thực vật thuộc họ lúa mọc khá phổ biến ở sông ngòi Việt Nam - có khả năng làm sạch nước và hấp thụ một khối lượng lớn khí CO2, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước.
Bên cạnh đó, thân cây sậy trưởng thành có thể tận dụng làm nguồn nguyên liệu thay thế cho bột giấy gỗ.
Cùng với phương pháp làm sạch nước nhờ tự nhiên trên, Ebara cũng đang chuyển giao công nghệ tái chế và xử lý nước hiện đại cho Việt Nam. Công nghệ này có khả loại bỏ nitơ và một lượng nhỏ các chất hữu cơ trong nước đã lọc, đồng thời tách các kim loại nặng và điôxin, đảm bảo chất lượng nước có thể tái sử dụng.
Hệ thống cũng có thể xử lý nước thải, nước mưa để tái sử dụng trong nhà vệ sinh, nước làm mát để rửa xe và dùng cho mục đích cứu hỏa.
Anh Đặng Trần Đông, kỹ sư hệ thống của Công ty Ebara Hải Dương, cho biết đây là công nghệ tái chế nước đã và đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng./
theokhoahoc