CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Khái niệm bài 19 lịch sử 11

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Khái niệm bài 19 lịch sử 11 I_icon_minitimeWed Apr 06, 2011 3:32 pm

phangxehana
lịch sử

Thành viên cấp 1

phangxehana

Thành viên cấp 1

Họ & tên Họ & tên : Nguyẽn Thị Én
Ngày tham gia Ngày tham gia : 11/10/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 32
Đến từ Đến từ : Nam Định
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : lịch sử
Điểm thành tích Điểm thành tích : 68
Được cám ơn Được cám ơn : 4

Bài gửiTiêu đề: Khái niệm bài 19 lịch sử 11

 
- Khủng hoảng, suy yếu: Chế độ phong kiến ở vào giai đoạn suy sụp về nhiều mặt: Chính quyền trung ương đã bạc nhược, không còn đủ khả năng cai trị đất nước; giai cấp thống trị sa đọa, thối nát; kinh tế nông nghiệp đình trệ; công thương bị kìm hãm; nông dân đói kém triền miên phải bỏ làng mạc, ruộng đồng đi phiêu tán; mâu thuẫn xã hội sâu sắc, phong trào nông dân khởi nghĩa diễn ra khắp mọi nơi chống lại triều đình.
- Chính sách “bế quan, tỏa cảng”: Chính sách của triều đình nhà Nguyễn vào nửa đầu thế kỉ XIX thực hiện không giao du, buôn bán, quan hệ hoặc trao đổi với người nước ngoài, nhất là người phương Tây.
- Chính sách “trọng nông, ức thương”: Chính sách của triều đình nhà Nguyễn vào nửa đầu thế kỉ XIX, xuất phát từ tư tưởng lấy nông nghiệp làm chính sách căn bản của quốc gia, nên đã coi trọng nông nghiệp, hạn chế sự phát triển của thương nghiệp.
- Giáo sĩ: Người đi truyền đạo Thiên Chúa (để chuẩn bị cho quá trình xâm lược nước ta, thực dân Pháp đã sử dụng bọn giáo sĩ đến truyền đạo, qua đó tìm hiểu tình hình Việt Nam, báo cáo cho tư bản Pháp chuẩn bị hành động xâm lược).
- Can thiệp: Việc một nước hay một số nước dùng sức mạnh tự ý xen vào công việc nội bộ của nước khác không chính đáng. Sự can thiệp này có thể tiến hành bằng quân sự (vũ trang can thiệp) hoặc bằng kinh tế, ngoại giao, tư tưởng,… Ở nước ta vào cuối thế kỉ XVIII, khi phong trào Tây Sơn nổ ra, Nguyễn Ánh đã cầu cứu các thế lực nước ngoài giúp đỡ để khôi phục lại quyền lực. Giám mục Bá Đa Lộc đã nắm cơ hội đó, tạo điều kiện cho tư bản Pháp can thiệp vào Việt Nam (thông qua Hiệp ước Véc-xai 1878).
- Duyên cớ: Đối phương dựa vào một sự việc đã xảy ra (đôi khi không quan trọng) để làm cái cớ gây sự, để làm bùng nổ cho một sự kiện có nguồn gốc sâu xa khác. Sau khi lấy cớ triều đình nhà Nguyễn cấm đạo, không trả lời quốc thư của nước Pháp, sáng ngày 1/9/1858, thực dân Pháp cùng liên quân Tây Ban Nha đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà – Đà Nẵng, nổ súng chính thức xâm lược Việt Nam.
- Tối hậu thư: Lá thư gửi lần cuối cùng nêu lên những yêu cầu, điều kiện bắt buộc đối phương phải thực hiện theo, nếu không sẽ bị dùng vũ lực tấn công. Sáng ngày 1-9-1858, Pháp gửi tối hậu thư, đòi quan trấn thủ thành Đà Nẵng trả lời trong vòng 2 giờ. Nhưng không đợi hết hạn trả lời, liên quân Pháp – Tây Ban Nha đã đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà, nổ súng chính thức mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam.
- Kế hoạch “Đánh nhanh thắng nhanh”: Kế hoạch xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp và Tây Ban Nha. Dựa vào ưu thế ban đầu về sức mạnh quân sự, Pháp và Tây Ban Nha định tấn công chớp nhoáng nước ta trong vòng một tháng, kết thúc nhanh chóng cuộc chiến, giành thắng lợi để tránh gặp phải những khó khăn khi chiến tranh kéo dài. Tuy nhiên, do tinh thần anh dũng kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta, kế hoạch Đánh nhanh thắng nhanh của chúng bị thất bại, Pháp phải chuyển sang kế hoạch Chinh phục từng gói nhỏ (còn gọi là kế hoạch Tằm ăn lá dâu).
- Hiệp ước (Nhâm Tuất – 1862): Loại văn bản quan trọng do chính phủ hai bên hoặc nhiều nước kí kết để cùng có trách nhiệm thực hiện những điều đã thỏa thuận. Sau khi chiếm được 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường và Biên Hòa) và một tỉnh miền Tây (Vĩnh Long), triều đình nhà Nguyễn đã lo sợ và kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất – 1862 với nhiều điều khoản nặng nề, làm cho nhân dân ta bất bình, phản đối hành động bán nước của triều đình và nêu cao tinh thần quyết đánh cả triều lẫn Tây.
- Phong trào “Tị địa”: Phong trào của nhân dân Nam Kì không nghe theo yêu cầu của triều đình nhà Nguyễn (ra lệnh cho nhân dân bỏ vũ khí, không đánh Pháp để hi vọng chuộc lại đất chúng đã chiếm), bỏ đi nơi khác sinh sống (vùng tự do do triều đình kiểm soát) để tiếp tục đánh Pháp, quyết không chịu cộng tác với Pháp.
Chữ ký của phangxehana




 

Khái niệm bài 19 lịch sử 11

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: TRI THỨC PHỔ THÔNG :: Lịch sử :: Khối Trung học phổ thông :: Lớp 11-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất