cho mjnh hoi vd nay: tai sao cac cuoc cai cach minh tri o nhat ban, cai cach cua rama V o Xiem lại thành công, còn các cuộc cải cách ở VN thời điểm đó lại ko thành công? ạ biết thì giúp mjnh vs nha cam on!!!
Tue Dec 21, 2010 8:41 am
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Thành viên năng động
Thanhsamkhach
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích : 679
Được cám ơn : 106
Tiêu đề: Re: tai sao cai cach o vn ko thanh cong
Thời điểm đó ở VN là các cuộc cải cách gì vậy, nghe lạ quá ha? Đồng thời với Minh trị ở Nhật thì ở VN hình như là thời Tự đức
Vậy xin hỏi ngược lại bạn: -Vì sao ng khác học giỏi được mà có kẻ học mãi vẫn dốt? -Vì sao ng khác làm giàu được mà 1 số ng thì ko dù họ cũng quyết tâm lắm? -Vì sao có ng bồ bịch tùm lum còn có ng kiếm mãi ko ra dù họ cũng ko phải đui què mẻ sứt gì cho cam
Tue Dec 21, 2010 2:11 pm
Đã là con người thì ai cũng muốn hạnh phúc; song để đạt được điều đó, cần phải bắt đầu bằng việc hiểu hạnh phúc là gì ?
Thành viên cấp 1
minhdh
Họ & tên : Duong hung minh
Ngày tham gia : 23/05/2009
Tổng số bài gửi : 27
Đến từ : Binhphuoc city
Sở trường/ Sở thích : Đã là con người thì ai cũng muốn hạnh phúc; song để đạt được điều đó, cần phải bắt đầu bằng việc hiểu hạnh phúc là gì ?
Điểm thành tích : 52
Được cám ơn : 20
Tiêu đề: Re: tai sao cai cach o vn ko thanh cong
Thanhsamkhach đã viết:
Vậy xin hỏi ngược lại bạn: -Vì sao ng khác học giỏi được mà có kẻ học mãi vẫn dốt? -Vì sao ng khác làm giàu được mà 1 số ng thì ko dù họ cũng quyết tâm lắm? -Vì sao có ng bồ bịch tùm lum còn có ng kiếm mãi ko ra dù họ cũng ko phải đui què mẻ sứt gì cho cam
hay hay. Nhưng theo tôi, cải cách nó mang tính quy mô, toàn diện, còn như thachsamkhach hỏi ngược lại thế kia, đâu có thể ví như nhau được. 1 bên là đòi hỏi phải mang tính tập thể thì mới thành công, 1 bên còn lại đòi hỏi 1 cá nhân nỗ lực và cố gắng mới bằng người. Còn về VN tại sao cải cách ko thành công, tôi chỉ có thể gói gọn trong mấy chữ "KHÔNG TRIỆT ĐỂ" và KHÔNG CÓ TINH THẦN ĐOÀN KẾT
Tue Dec 21, 2010 4:19 pm
Thành viên cấp 3
Nam_Thuan
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cựu Phó chủ nhiệm CLB (từ 10-2008 đến 5-2009)
Ngày tham gia : 29/06/2008
Tổng số bài gửi : 193
Điểm thành tích : 157
Được cám ơn : 12
Tiêu đề: Re: tai sao cai cach o vn ko thanh cong
nếu chúng ta thành công thì xã hội của cúng ta sẽ khác rùi mà....
Tue Dec 21, 2010 4:24 pm
Thể thao, Online, Nghe nhạc.
Thành viên cấp 2
nguyenductoan
Họ & tên : Nguyễn Đức Toàn
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 06/02/2010
Tổng số bài gửi : 48
Đến từ : Trường Đại học Cần Thơ
Sở trường/ Sở thích : Thể thao, Online, Nghe nhạc.
Điểm thành tích : 122
Được cám ơn : 40
Tiêu đề: Re: tai sao cai cach o vn ko thanh cong
cauvong đã viết:
cho mjnh hoi vd nay: tai sao cac cuoc cai cach minh tri o nhat ban, cai cach cua rama V o Xiem lại thành công, còn các cuộc cải cách ở VN thời điểm đó lại ko thành công? ạ biết thì giúp mjnh vs nha cam on!!!
Tôi xin đưa ra một vài ý kiến nhỏ như thế này:
Trào lưu cải cách Duy Tân vào nửa cuối thế kỉ 19 ở Việt Nam do các học giả có tư tưởng tiến bộ đề xướng với mong muốn đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng lạc hậu, suy yếu và đang bị Pháp từng bước xâm lược.
Cuối thế kỉ 19, Việt Nam rơi vào tình trạng suy thoái trầm trọng. Triều đình nhà Nguyễn tiếp tục sử dụng chính sách đối nội đối ngoại lạc hậu như tăng cường bóc lột nhân dân để thảo mãn cuộc sống xa hoa, lãng phí chốn cung đình làm nền kinh tế trì trệ. Thực dân Pháp đang từng bước đánh chiếm Việt Nam. Dưới nạn ngoại xâm của thực dân Pháp và sự cai trị của nhà Nguyễn, nhân dân điêu đứng, mùa màng thất bát, giặc cướp nổi lên khắp nơi. Trước tình cảnh rối ren của xã hội thời bấy giờ, đã xuất hiện trào lưu cải cách Duy Tân với những học giả tiêu biểu như Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Đinh Văn Điền...
Đáng chú ý nhất trong những nhà cải cách chính là Nguyễn Trường Tộ (1830 - 1871). Ông là một người thông minh và được mọi người gọi là Trạng Tộ, theo Thiên Chúa Giáo. Trong quá trình xâm chiếm và bình định Việt Nam, để bắt đầu thực hiện chính sách đồng hoá nhân dân Việt Nam, Pháp đã chỉ định Nguyễn Trường Tộ làm thông dịch viên cho chúng tại Việt Nam, do ông theo Công giáo đồng thời rất giỏi tiếng Pháp. Từ năm 1863 đến 1871 tức là đến lúc mất, ông vẫn kiên trì gửi lên vua Tự Đức 60 bản điều trần xin canh tân đất nước. Đáng chú ý nhất là Cấp tế bát điều với nội dung chủ yếu là chấn chỉnh bộ máy nhà nước, điều chỉnh một số hoạt động ngoại thương, công nông nghiệp đất nước...
Dù mang tư tưởng tiến bộ và tức thời, thậm chí một số cải cách có thể thực hiện được tức thời nhưng những bản điều trần trên vẫn không được vua quan nhà Nguyễn chấp nhận. Những đề xướng cải cách đó đơn giản chỉ là một đống giấy tờ được xếp vào kho lưu trữ. Chính vua Tự Đức khi đọc bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ đã ngỏ ý mỉa mai: :Tộ ta quá coi trọng vào những gì mình nghĩ, chính sách của ta cũng đã đủ để cai trị. Điều này chứng tỏ rằng triều đình nhà Nguyễn không muốn thực hiện những cải cách của Nguyễn Trường Tộ; Có thể dẫn ra một vài lý do sau:
- Sự nhu nhược, bảo thủ của triều đình phong kiến, mà đứng đầu là vua Tự Đức
- Chế độ phong kiến và những hệ tư tưởng của nó đã tồn tại hàng ngàn năm ở Việt Nam, không dễ gì thay đổi
- Tình hình xã hội rối ren, không ổn định, giữa triều đình và nhân dân không có tiếng nói chung, tình đoàn kết dân tộc bị rạn nứt
- Các bản điều trần còn bộc lộ ít nhiều hạn chế, chưa suy xét đến tình hình nước ta thời bấy giờ, thiếu tính khả thi, mang tính cá nhân, xa rời nhân dân
- Chưa giải quyết được hai mâu thuẫn hàng đầu của xã hội bấy giờ : Đó là mâu thuẫn giữa nhân dân Việt nam và thực dân Pháp, giữa nông dân và địa chủ phong kiến.
Tue Dec 21, 2010 6:03 pm
Thích đủ thứ trên đời này (Thích Mọi Thứ)
Thành viên cấp 2
jushin1993
Họ & tên : Jushin
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 23/10/2010
Tổng số bài gửi : 69
Đến từ : Sóc Trăng
Sở trường/ Sở thích : Thích đủ thứ trên đời này (Thích Mọi Thứ)
Và dưới đây là một số điều tôi trích ra từ mớ Di thảo của ông ta: (nói trước, tớ thuộc phái xét lại, nhưng không phải dạng Béc-xtanh như Đ/c 6 Lê-nin (V.I Lenin) mắng nhé :)) )
Trích tạm trong bài Di Thảo 1 của ông ta:
Trích dẫn :
người Pháp đến đây, một là hỏi ta vì sao giết hại giáo sĩ, hai là hỏi vì sao không chịu giao thiệp, ba là xin ta cắt cho một vài chỗ để làm đường giao thương như các nước thường làm. Lúc đầu họ không có ý định cướp nước người. Nếu những yêu sách của họ được thỏa mãn, họ sẽ chấm dứt những hành động gây hấn như đã ước định chứ đâu đến nỗi dây dưa lan rộng ra như thế.
Trích dẫn :
Tôi thường nghiên cứu sự thế trong thiên hạ mà biết rằng hòa với Pháp là thượng sách. Hơn nữa ở Châu Âu việc võ bị chỉ có nước Pháp là đứng hạng nhất, hùng mạnh nhất không thua ai cả. Họ lại có tính khẳng khái, hiếu chiến, với uy phong của một quân đội có xe sắt. Tuy dụng binh nhưng cũng biết trọng nghĩa giữ lời, không như các nước chỉ chuyên thủ lợi. Khi kéo quân đi đánh thì khí thế hiên ngang, thái độ hân hoan. Khi lâm trận thì xông pha tới trước, không chịu tụt lùi. Khi thắng trận thì cả nước hoan hô, dù tổn thất nghìn muôn người cũng chẳng tiếc, chỉ sao cho uy danh hùng tráng, quốc thể được bảo toàn làm trọng. Các tướng thì gan dạ, nhiều mưu trí, thạo binh pháp, thuỷ chiến, lục chiến đều rất giỏi. Thật đúng như sách DOANH HOÀN CHÍ LƯỢC đã chép vậy.
Trích dẫn :
Nếu như ngày kia Pháp đưa quân đến thì việc vượt biển cũng như đi trên đất bằng, trèo non như đi trên đường bộ. Nước ta tự núi kề biển, địa thế như một con rắn dài. Nếu họ dùng hỏa thuyền chia nhau đánh cắt các tỉnh dọc bờ biển, lại cho các tàu đậu ngoài cửa sông lớn để triệt sự vận tải đường biển của ta, lại cho một đạo quân đóng giữ ở Hoành Sơn để chặn đường tiếp tế bằng đường bộ và cắt đường qua lại của đội quân Cần Vương, rồi lại đổ bộ tiến đánh các chỗ xung yếu, gấp rút truyền hịch khắp Nam Bắc, chiêu mộ bọn giặc cướp ẩn náu dùng làm bọn dẫn đường, thì thuỷ binh của ta sẽ trở thành vô dụng. Bộ binh thì đại lộ không thông. Chỉ còn đường Vạn Tượng, Ai Lao, Trấn Ninh và đất Cao Miên thì lại hiểm trở khó đi mất nhiều ngày tháng đầu đuôi không liên lạc được với nhau. Nếu họ đánh một trận thì ta đã bị cái thế chia năm xẻ bảy [5]. Dù cho có trí dũng cũng không kịp ra mưu. Đại thế đã mất, lòng quân sĩ đã lìa thì còn ai đánh giặc nữa? Địa lợi như thế thì không thể trông cậy vào đâu được.
Trích dẫn :
Sự thế hiện nay chỉ có hòa. Hòa thì trên không cưỡng lại ý trời, dưới có thể làm cho dân khỏi khổ, chấm dứt được sự dòm ngó của bọn gian nghịch, ngăn chặn được sự tranh giành của nước ngoài, thật là hay không thể kể xiết. Còn việc binh đao thì thật là tai họa nó là cho vợ goá con côi, tổn thương hòa khí của trời đất, sinh ra hạn hán lụt lội. Thánh nhân bất đắc dĩ mới phải dụng binh dẹp loạn. Nếu không đánh mà khuất phục được binh lính người mới là đánh giỏi. Nay có đánh họ cũng không đi, hòa họ cũng không đi.
Trích dẫn :
...Hoặc giả có người nói đất đai tổ tiên để lại không được đưa gang tấc nào cho kẻ khác. Như vậy là quá câu chấp mà để hỏng việc nước.... Xưa nay chưa có ai buôn bán mà âm mưu chiếm nước ngừơi ta bao giờ...
Kính các bác xem và ngẫm nghĩ.
Tue Dec 21, 2010 6:06 pm
Thích đủ thứ trên đời này (Thích Mọi Thứ)
Thành viên cấp 2
jushin1993
Họ & tên : Jushin
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia : 23/10/2010
Tổng số bài gửi : 69
Đến từ : Sóc Trăng
Sở trường/ Sở thích : Thích đủ thứ trên đời này (Thích Mọi Thứ)
Điểm thành tích : 106
Được cám ơn : 32
Tiêu đề: Re: tai sao cai cach o vn ko thanh cong
@nguyenductoan: các vấn đề mờ anh liệt kê ra, giống như chỉ cầm bút viết lên giấy vậy, viết thì dễ, mà phân tích, mà giải thích, mà tìm kế thì quá đỗi khó, tóm lại là chung chung. Sức nước bấy giờ đã cạn, có cải cách cũng không biết đường đâu mà lần, mất nước là tất yếu, từ vua quan tới dân chúng, từ Sĩ Nông Công Thương, cả đàn, cả nhóm, cả một dân tộc tự đào mồ chôn mình.
Wed Dec 22, 2010 11:56 am
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Thành viên năng động
Thanhsamkhach
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích : 679
Được cám ơn : 106
Tiêu đề: Re: tai sao cai cach o vn ko thanh cong
minhdh đã viết:
Nhưng theo tôi, cải cách nó mang tính quy mô, toàn diện, còn như thachsamkhach hỏi ngược lại thế kia, đâu có thể ví như nhau được. 1 bên là đòi hỏi phải mang tính tập thể thì mới thành công, 1 bên còn lại đòi hỏi 1 cá nhân nỗ lực và cố gắng mới bằng người. Còn về VN tại sao cải cách ko thành công, tôi chỉ có thể gói gọn trong mấy chữ "KHÔNG TRIỆT ĐỂ" và KHÔNG CÓ TINH THẦN ĐOÀN KẾT
Tập thể cũng là 1 tập hợp các cá nhân thôi Đơn giản hoá vấn đề để các bạn dễ phân tích và tìm VD từ bản thân Sau khi phân tích vd cá nhân sẽ khái quát lên vd của đất nước
Wed Dec 22, 2010 11:59 am
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Thành viên năng động
Thanhsamkhach
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích : 679
Được cám ơn : 106
Tiêu đề: Re: tai sao cai cach o vn ko thanh cong
cauvong đã viết:
tai sao cac cuoc cai cach minh tri o nhat ban, cai cach cua rama V o Xiem lại thành công, còn các cuộc cải cách ở VN thời điểm đó lại ko thành công?
Như vậy ở VN chỉ là các đề xướng cải cách thôi, đâu có cuộc cải cách nào Nếu có 1 cuộc cải cách Tự Đức thì chắc đã thành công rồi Minh trị ở Nhật, Rama V ở Xiêm đều là vua khởi xướng cải cách thì mới được
Wed Dec 22, 2010 4:11 pm
SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
CỐ VẤN CHUYÊN MÔN
ChauTienLoc
Họ & tên : CHÂU TIẾN LỘC
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Sáng lập viên, Cựu Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ (từ tháng 06/2008 đến 01/2011)
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi : 823
Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
Điểm thành tích : 1969
Được cám ơn : 665
Tiêu đề: Re: tai sao cai cach o vn ko thanh cong
Trong những điều kiện, bối cảnh, không gian, thời gian và thách thức tương tự Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, vương quốc Xiêm đã thực hiện thành công tư tưởng cải cách, trong khi những tư tưởng canh tân ở Việt Nam lại không được hiện thực hoá là do :
1- Công cuộc cải cách ở Xiêm và những đề nghị canh tân đất nước ở Việt Nam tuy diễn ra trong cùng một thời kỳ, khi mà chủ nghĩa thực dân phương Tây đang có nhu cầu và âm mưu mở rộng ảnh hưởng, tìm kiếm thị trường phục vụ cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, nhưng ở vào những thời điểm khác nhau. Nếu như ở Xiêm, nhà nước trung ương tập quyền đã được xây dựng và củng cố từ giữa thế kỷ XVIII thì quá trình này ở Việt Nam chỉ mới hoàn thành vào đầu thế kỷ XIX. 2- Những cơ sở chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, giáo dục của vương quốc Xiêm so với Việt Nam vào thế kỷ XIX có nhiều thuận lợi hơn cho việc hình thành, phát triển và thực hiện các chủ trương cải cách. Mặc dù cả Xiêm và Việt Nam đều là chế độ phong kiến trung ương tập quyền, nhưng so với Việt Nam, xã hội Xiêm là một xã hội thống nhất, cởi mở hơn. Tuy nền kinh tế của cả hai nước đều lấy canh tác nông nghiệp làm cơ sở phát triển, nhưng yếu tố hàng hoá, thị trường ở Xiêm phát triển mạnh hơn nhiều so với Việt Nam. Nói tóm lại, ở Xiêm, những tiền đề cho xu hướng cải cách được định hình và phát triển đầy đủ hơn so với ở Việt Nam. 3- Tầng lớp lãnh đạo tối cao, mà đại diện là các ông vua từ Rama I đến Rama V và các quan chức cao cấp trong bộ máy hành chính, vừa là những người chủ xướng đưa ra ý tưởng, vừa là những người có quyền lực để thực thi những chủ trương đó. Tầng lớp này được đào tạo, bồi dưỡng một cách chủ động, phát huy được tính kế thừa, tiếp diễn, tạo thành một lực lượng và sức mạnh chủ đạo, vượt trội, có khả năng lãnh đạo cải cách đi đến thắng lợi. Trong khi ở Việt Nam, lực lượng cải cách ít về số lượng, kém về chất lượng. Trong triều đình nhà Nguyễn, chưa có sự đồng thuận từ trên xuống dưới, sự ủng hộ của đông đảo dân chúng, nhân dân nên không thể thực hiện. Bên cạnh đó, triều đình nhà Nguyễn mà đứng đầu là vua Tự Đức bảo thủ, có chấp, khư khư ôm lấy cái cũ, không chịu đổi mới, có bản điều trần khi đưa ra bàn luận đã bị các quan lại trong triều phê là chưa hợp thời thế. Có bản được vua khen là hay nhưng rồi lại để đấy, không làm gì. Có những bản điều trần sâu sắc, có tình có lý (như điều trần của Nguyễn Trường Tộ) được nhiều người tán đồng thì triều đình chỉ cho thi hành chiếu lệ và không căn bản, rốt cuộc cơ hội duy tân đã bị bỏ qua. Triều đình nhà Nguyễn lẽ ra phải chủ động cải cách (như Thiên hoàng Minh Trị ở Nhật, Rama V ở Xiêm) song lại cự tuyệt cải cách. 4- Trong quan hệ quốc tế, tầng lớp lãnh đạo Xiêm có nhận thức đúng đắn về tình hình khu vực và quốc tế, biết tận dụng một cách triệt để thời cơ, biết khai thác mâu thuẫn giữa các đối thủ, biết hy sinh những lợi ích trước mắt, phục vụ cho những mục tiêu lâu dài. (Xiêm thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo, nước Xiêm vừa lợi dụng được vị trí nước “đệm” giữa hai thế lực đế quốc Anh – Pháp, vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc – vốn là lãnh thổ của Campuchia, Lào và Mã Lai). Trên cơ sở đó, họ đã đề ra đường lối đối ngoại phù hợp, cởi mở, thực dụng. => Tóm lại, trong bối cảnh chung của châu Á, Thái Lan đã thực hiện một đường lối cải cách, chính nhờ đó mà Thái Lan thoát khỏi thân phận thuộc địa, giữ được độc lập. Trong khi đó, những đề nghị cải cách ở Việt Nam không được thực hiện dẫn đến hậu quả Việt Nam là thuộc địa của thực dân Pháp.
Thu Dec 23, 2010 7:11 am
Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Thành viên năng động
Thanhsamkhach
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên năng động
Ngày tham gia : 22/07/2010
Tổng số bài gửi : 511
Sở trường/ Sở thích : Tôi yêu sử và tôi yêu văn. Cho tôi tâm hồn, cho tôi ý chí. Có nhiều lúc ngã lòng rơi lệ. Vịn câu thơ tôi đứng dậy mà đi
Điểm thành tích : 679
Được cám ơn : 106
Tiêu đề: Re: tai sao cai cach o vn ko thanh cong
jushin1993 đã viết:
Đây là một loạt bài của ông Bùi Kha viết về Nguyễn Trường Tộ và cải cách Khá là dài, nhưng xin hãy đọc từ từ, không có gì “đột phá” ngoại trừ việc bác lại quan điểm: Nguyễn Trường Tộ là một nhà canh tân, đúng với nghĩa của nó. Ông ta chỉ là một kẻ cơ hội, một người Công giáo không biết gì về thời thế hơn các ông quan bên Viện Thương Bạc: Kính các bác xem và ngẫm nghĩ.
Dù NTT là người thế nào cũng ko phải là nguyên nhân chính để VN ko cải cách được vì còn nhiều ng khác cùng thời có tư tưởng canh tân
Đất nước kiệt quệ cũng ko phải ng nhân chính. Có khủng hoảng mới phải cải cách. Và nhớ rằng năm 45 sau nạn đói Ất Dậu, nước ta vẫn làm CM thành công
Theo tôi ng nhân chính là VN hồi đó đã vớ phải 1 ông vua bất lực (cả về nghĩa đen và nghĩa bóng)
Có ví von rằng nhà nước phong kiến như 1 cỗ xe bò trong đó dân quê là bò kéo xe, lớp quan lại, sĩ phu là ng đẩy còn vua là ng đánh xe Nghe cay đắng và hạ thấp vai trò của nhân dân nhưng có lẽ sự thực đúng như vậy
Nếu kẻ đánh xe đi sai đường, cỗ xe sẽ lao xuống vực dù cho bò và ng có khoẻ đến mấy Khi đó bò vì bị mắc vào xe nên sẽ chết chìm theo ko chạy được Còn ng đẩy xe có thể ráng níu kéo và chết theo xe, cũng có thể buông tay Như khi các tỉnh miền Nam bị cắt cho Pháp, dân thì ở lại còn quan thì về và lại làm quan nơi khác