Đọc Tuần san “SGGP Thứ Bảy” mình thấy có bài viết hay hay về Xu hướng tiêu dùng của người Sài Gòn và người Hà Nội, có thể tóm tắt như thế này:
Ở Sài Gòn, bạn có thể mặc quần short, dép lê tự nhiên bước vào khách sạn 5 sao nhưng ở Hà Nội, ngay cả các bác xe ôm cũng mặc đồ vest lịch sự đứng chờ đón khách. Nếu hai cô gái đi chợ và cùng thích một món đồ, cô gái Hà Nội sẽ vui vẻ nói: “Tớ với ấy cùng mua nó nhé?” nhưng cô gái Sài Gòn thì lắc đầu: “Không, bạn đã mua rồi nên tôi chọn thứ khác”. Ở Hà Nội, bạn được coi là giàu có khi bạn có nhiều tiền nhưng người Sài Gòn chỉ đánh giá bạn giàu có khi bạn tiêu xài nhiều.
Người Sài Gòn - thích thì mua
- Kinh tế ở TP.HCM phát triển mạnh, mật độ siêu thị và trung tâm mua sắm dày đặc, đời sống cao, thu nhập khá nên người Sài Gòn khá mạnh tay và rộng rãi trong việc chi tiêu, mua sắm. Cái gì mới nhất, lạ nhất thường có mặt ở Sài Gòn đầu tiên.
- Người tiêu dùng Sài Gòn có thói quen thay đổi theo xu thế, dễ chấp nhận cái mới chứ không gắn bó lâu dài với một nhãn hiệu và dòng sản phẩm cố định. Người Sài Gòn có “gu” mua nhiều món và giá trị mỗi món hàng ở mức trung bình nhưng họ lại mua nhiều lần vì thích sự mới mẻ.
- Người tiêu dùng ở Sài Gòn cực kỳ nhạy cảm và rất thích các chương trình khuyến mãi.
- Giới trẻ sành điệu ở Sài Gòn, đi mua sắm là một thú vui. Với họ, thích thì mua, ít nghĩ đến vấn đề đắt, rẻ.
Người Hà thành – “sộp” nhưng khó tính!
- Người tiêu dùng Hà Nội khi đã quen với thương hiệu nào thì thường có xu hướng sử dụng thương hiệu đó dài lâu, ít muốn thay đổi hay sử dụng sản phẩm của nhiều hãng cùng một lúc.
- Tuy khó tính nhưng một khi đã chấp nhận cái mới thì nhu cầu thị trường Hà Nội nóng lên nhanh chóng theo tâm lý chạy đua, không muốn bị coi là chậm chân.
- Giới trẻ sành điệu Hà Nội - những người chưa làm ra tiền nhưng vẫn sính dùng hàng hiệu, có thể chi “thả tay” để sở hữu các sản phẩm thời trang thương hiệu nổi tiếng khi mới ra đời với giá lên đến hàng trăm triệu.
Những “người Sài Gòn”, “người Hà Nội” và cả những người không phải Sài Gòn hay Hà Nội hãy cùng nhau lý giải vấn đề này dưới góc nhìn văn hóa nhé!