CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Tư sản dân quyền
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Hiệp định Pa-ri về Việt Nam và ý nghĩa của nó (Tác giả : Hà Đăng)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Hiệp định Pa-ri về Việt Nam và ý nghĩa của nó (Tác giả : Hà Đăng) I_icon_minitimeThu Jun 19, 2008 3:58 pm

ChauTienLoc
SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

ChauTienLoc

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

https://suhoctre.forumvi.net
Họ & tên Họ & tên : CHÂU TIẾN LỘC
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Sáng lập viên, Cựu Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ (từ tháng 06/2008 đến 01/2011)
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Hiệp định Pa-ri về Việt Nam và ý nghĩa của nó (Tác giả : Hà Đăng) 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Hiệp định Pa-ri về Việt Nam và ý nghĩa của nó (Tác giả : Hà Đăng) Laodong1 Hiệp định Pa-ri về Việt Nam và ý nghĩa của nó (Tác giả : Hà Đăng) DHVgioi Hiệp định Pa-ri về Việt Nam và ý nghĩa của nó (Tác giả : Hà Đăng) Medal124 Hiệp định Pa-ri về Việt Nam và ý nghĩa của nó (Tác giả : Hà Đăng) 36Hiệp định Pa-ri về Việt Nam và ý nghĩa của nó (Tác giả : Hà Đăng) 40Hiệp định Pa-ri về Việt Nam và ý nghĩa của nó (Tác giả : Hà Đăng) 102Hiệp định Pa-ri về Việt Nam và ý nghĩa của nó (Tác giả : Hà Đăng) 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 823
Đến từ Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1969
Được cám ơn Được cám ơn : 665

Bài gửiTiêu đề: Hiệp định Pa-ri về Việt Nam và ý nghĩa của nó (Tác giả : Hà Đăng)

 
Tác giả : Hà Đăng

Hiệp định Pa-ri về Việt Nam và ý nghĩa của nó

Việc ký kết Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là thắng lợi tổng hợp trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ của dân tộc ta, nhất là trên các mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao. Với thắng lợi này, dân tộc ta đã thực hiện được mục tiêu "đánh cho Mỹ cút", tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện mục tiêu "đánh cho ngụy nhào", hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Ba mươi lăm năm đã qua kể từ ngày 27-1-1973, ngày Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết.

Như đối với bất cứ sự kiện lịch sử nào, đối với Hiệp định Pa-ri về Việt Nam cũng vậy, độ lùi về thời gian càng xa, sự đánh giá càng trở nên toàn diện, đầy đủ và sâu sắc hơn. Cho đến nay, vẫn còn như mới nguyên những câu hỏi từng được đặt ra, từng được giải đáp và ngày nay, tiếp tục được khẳng định một cách mạnh mẽ hơn, chắc chắn hơn. Đó là: Con đường nào dẫn tới cuộc đàm phán Pa-ri? Đâu là thực chất của cuộc đàm phán? Đâu là nội dung và ý nghĩa của Hiệp định Pa-ri, nhất là đối với Đại thắng mùa Xuân năm 1975? Và, một câu hỏi mới không kém phần quan trọng: Đâu là tầm vóc phát triển của đất nước ta ngày nay?

Con đường nào dẫn đến cuộc đàm phán?

Có thể nói gọn, đó là con đường đấu tranh quyết liệt giữa ta và địch trên chiến trường và chỉ có thắng lợi trên chiến trường mới buộc địch phải tới bàn đàm phán.

Cuối năm 1964 đầu năm 1965, trước những đòn tiến công mãnh liệt của quân và dân miền Nam, cả về quân sự và chính trị, chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của Mỹ đã phá sản. Ngụy quân và ngụy quyền Sài Gòn đứng trước nguy cơ sụp đổ. Để hòng cứu vãn tình thế, Mỹ thay đổi chiến lược, từ "chiến tranh đặc biệt" chuyển thành "chiến tranh cục bộ", thực chất là "Mỹ hóa" cuộc chiến tranh. Một mặt, Mỹ ồ ạt đưa quân chiến đấu vào miền Nam; mặt khác, tiến hành chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân chống lại miền Bắc, đưa chiến tranh xâm lược ra cả nước ta. Ba năm 1965, 1966, 1967 là thời gian Mỹ điên cuồng leo thang chiến tranh. Để lừa bịp dư luận, chính quyền Giôn-xơn rêu rao "miền Bắc xâm lược miền Nam" và mở cuộc vận động "ngoại giao hòa bình", đòi "miền Bắc đình chỉ thâm nhập người và dụng cụ chiến tranh vào miền Nam, rút quân khỏi miền Nam" và "đàm phán không điều kiện với Mỹ".

Về phía ta, ngay từ đầu, Đảng ta đã nhận định rằng, Mỹ buộc phải "Mỹ hóa" cuộc chiến tranh là vì chúng đang ở trong thế bị động về chiến lược. Mặc dù Mỹ đưa vào miền Nam mấy chục vạn quân và đánh phá ác liệt miền Bắc, nhưng lực lượng so sánh giữa ta và địch không có thay đổi lớn. Ta có cơ sở chắc chắn để giữ vững thế chủ động trên chiến trường, đánh bại âm mưu trước mắt và lâu dài của địch. Trên thực tế, Mỹ càng leo thang chiến tranh thì càng vấp phải những đòn giáng trả mãnh liệt của ta, cuối cùng, càng thấy đất trời mù mịt. Về mặt ngoại giao, ta nêu cao chính nghĩa của cuộc chiến đấu, bóc trần bộ mặt xâm lược và tính chất nguy hiểm của các hành động leo thang chiến tranh cùng thủ đoạn đàm phán hòa bình giả hiệu của địch. Ta kiên quyết đòi Mỹ chấm dứt xâm lược, rút hết quân ra khỏi miền Nam, chấm dứt vô điều kiện mọi hành động chiến tranh chống miền Bắc. Điều kiện tiên quyết của ta cho đàm phán là: chỉ khi nào Mỹ chịu chấm dứt ném bom, Việt Nam dân chủ cộng hòa mới nói chuyện với Mỹ.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân miền Nam trong Tết Mậu Thân năm 1968 cùng với thắng lợi của miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại đã làm lung lay ý chí xâm lược của Mỹ. Đêm ngày 31-3-1968, phát biểu ý kiến trên đài truyền hình Mỹ, Tổng thống Giôn-xơn thừa nhận thảm bại trong Tết Mậu Thân và thông báo, đã ra lệnh chấm dứt mọi cuộc tiến công bằng máy bay và tàu chiến chống miền Bắc Việt Nam, trừ khu vực phía Bắc khu phi quân sự. Ông ta còn cam kết "sẵn sàng đi bước đầu tiên trên con đường xuống thang" và không ra tranh cử tổng thống thêm một nhiệm kỳ nữa.

Trong tình thế đã thay đổi có lợi cho ta, bằng một đòn tiến công ngoại giao mới, ta chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với Mỹ.
Chữ ký của ChauTienLoc






Được sửa bởi Abraham Chow ngày Thu Jun 19, 2008 4:21 pm; sửa lần 4.


Hiệp định Pa-ri về Việt Nam và ý nghĩa của nó (Tác giả : Hà Đăng) I_icon_minitimeThu Jun 19, 2008 4:02 pm

ChauTienLoc
SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

ChauTienLoc

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

https://suhoctre.forumvi.net
Họ & tên Họ & tên : CHÂU TIẾN LỘC
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Sáng lập viên, Cựu Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ (từ tháng 06/2008 đến 01/2011)
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Hiệp định Pa-ri về Việt Nam và ý nghĩa của nó (Tác giả : Hà Đăng) 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Hiệp định Pa-ri về Việt Nam và ý nghĩa của nó (Tác giả : Hà Đăng) Laodong1 Hiệp định Pa-ri về Việt Nam và ý nghĩa của nó (Tác giả : Hà Đăng) DHVgioi Hiệp định Pa-ri về Việt Nam và ý nghĩa của nó (Tác giả : Hà Đăng) Medal124 Hiệp định Pa-ri về Việt Nam và ý nghĩa của nó (Tác giả : Hà Đăng) 36Hiệp định Pa-ri về Việt Nam và ý nghĩa của nó (Tác giả : Hà Đăng) 40Hiệp định Pa-ri về Việt Nam và ý nghĩa của nó (Tác giả : Hà Đăng) 102Hiệp định Pa-ri về Việt Nam và ý nghĩa của nó (Tác giả : Hà Đăng) 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 823
Đến từ Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1969
Được cám ơn Được cám ơn : 665

Bài gửiTiêu đề: Trang 2

 
Cuộc đàm phán dài nhất để chấm dứt một cuộc chiến tranh dài nhất trong thế kỷ XX

Ngày 13-5-1968, cuộc đàm phán giữa Việt Nam dân chủ cộng hòa và Mỹ bắt đầu tại Pa-ri và gần 6 tháng sau đi đến thỏa thuận về việc Mỹ chấm dứt mọi hành động chiến tranh chống nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ ngày 31-10-1968, đồng thời thỏa thuận về việc triệu tập tại Pa-ri một hội nghị để bàn việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, gồm các bên: Việt Nam dân chủ cộng hòa, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, Mỹ và chính quyền Sài Gòn.

Ngày 25-1-1969, Hội nghị Pa-ri về Việt Nam họp phiên đầu tiên, mở ra giai đoạn "vừa đánh, vừa đàm".

Hội nghị Pa-ri về Việt Nam là cuộc đàm phán dài nhất để chấm dứt một cuộc chiến tranh dài nhất trong thế kỷ XX, cuộc chiến tranh diễn ra trên phạm vi một nước nhưng lại là tiêu điểm của những mâu thuẫn và xung đột mang tính thời đại: giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động, giữa hòa bình với chiến tranh. Đó là cuộc đối thoại giữa hai thế lực đối đầu trên chiến trường, một bên là lực lượng xâm lược có thế mạnh vượt trội về quân sự và kinh tế nhưng lại có thế yếu về chính trị, tinh thần; một bên là lực lượng bảo vệ Tổ quốc, tuy có điểm yếu tương đối về quân sự và kinh tế nhưng lại có thế mạnh tuyệt đối về chính trị, chính nghĩa. Đó còn là cuộc đối chọi giữa hai nền ngoại giao, một bên là nền ngoại giao nhà nghề của một siêu cường; một bên là nền ngoại giao của một nhà nước cách mạng còn non trẻ. ở Pa-ri đã diễn ra một cuộc đấu quyết liệt giữa hai ý chí, hai trí tuệ, hai loại pháp lý và đạo lý, hai thứ mưu lược khác nhau.

Cả ta và đối phương đều đến Hội nghị với những mục đích và đòi hỏi đối lập nhau. Ta đòi Mỹ chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội và vũ khí ra khỏi miền Nam Việt Nam, xóa bỏ chính quyền bù nhìn tay sai, tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam. Mỹ cũng nói muốn chấm dứt chiến tranh, nhưng lại đòi miền Bắc và Mỹ cùng rút quân; đòi khôi phục lại khu phi quân sự và duy trì chính quyền Sài Gòn. Có nghĩa là Mỹ tiếp tục thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam, điều Mỹ không làm được trên chiến trường.
Chính vì những đòi hỏi khác nhau đó mà đàm phán vừa mở ra mấy tháng đã dẫm chân tại chỗ. Để khai thông, ngày 8-5-1969, Đoàn Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam đưa ra giải pháp toàn bộ 10 điểm về việc giải quyết vấn đề Việt Nam. Đáp lại, ngày 14-5-1969, Tổng thống Mỹ R. Ních-xơn, qua diễn văn đọc trên truyền hình Mỹ, đã đưa ra 8 điểm của giải pháp cho vấn đề Việt Nam. Giải pháp của hai bên vẫn đối chọi nhau như nước với lửa.

Ngày 6-6-1969, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập. Ngày 8-6, Tổng thống Ních-xơn công bố chính sách "Việt Nam hóa chiến tranh", chủ trương tìm một con đường khác chứ không phải thông qua đàm phán để rút được quân Mỹ ra khỏi chiến tranh mà vẫn giữ được chính quyền và quân đội Sài Gòn. Thực chất của "Việt Nam hóa chiến tranh" là dùng người Việt đánh người Việt, "thay đổi màu da của xác chết". Để thực hiện, Mỹ triển khai một kế hoạch toàn diện về quân sự, chính trị, kinh tế, trong đó quan trọng nhất là chuyển giao vũ khí hiện đại cho quân đội Sài Gòn, củng cố chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, ngăn chặn mọi âm mưu đảo chính. Trên chiến trường, Mỹ tiến hành bình định quyết liệt, đồng thời mở rộng chiến tranh sang Cam-pu-chia và Lào nhằm ngăn chặn tiếp tế của miền Bắc vào miền Nam, cô lập lực lượng cách mạng miền Nam từ bên ngoài. Về ngoại giao, chính quyền Ních-xơn xây dựng một chiến lược toàn cầu mới trong khuôn khổ "học thuyết Ních-xơn", tìm cách lợi dụng mâu thuẫn Xô - Trung trong quan hệ với Việt Nam, tìm kiếm một giải pháp thương lượng theo điều kiện có lợi cho Mỹ.

Thực tiễn cho thấy, những gì Mỹ không làm được thời kỳ "Mỹ hóa" cao độ cuộc chiến tranh thì cũng không làm được trong thời kỳ "Việt Nam hóa chiến tranh". Những năm 1969 - 1972 là những năm giằng co quyết liệt giữa hai bên trên chiến trường cũng như tại bàn đàm phán. Đàm phán thực chất chỉ diễn ra sau khi Mỹ đã cảm nhận được thất bại của chính sách "Việt Nam hóa chiến tranh", nhất là sau thắng lợi của ta ở đường 9 - Nam Lào và trong chiến dịch Đông Xuân 1971 - 1972, giải phóng thêm được nhiều vùng rộng lớn.
Từ cuối năm 1971 đến những tháng cuối năm 1972, cả ta và Mỹ đều đưa ra những đề nghị mới, thông qua đàm phán công khai và đàm phán riêng, cuối cùng đi đến thỏa thuận về một văn bản hiệp định.

Hội nghị Pa-ri về Việt Nam, nếu kể từ cuộc đàm phán giữa Việt Nam dân chủ cộng hòa và Mỹ (tháng 5-1968) cho đến khi ký được Hiệp định đã kéo dài trong 4 năm 9 tháng, qua 202 phiên họp công khai và 24 phiên họp riêng.

Mặc dù ngoan cố đến phút cuối cùng, ngày 27-1-1973, Mỹ đã buộc phải ký "Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam". Hiệp định Pa-ri được sự công nhận và bảo đảm của một hội nghị quốc tế về Việt Nam, thông qua Định ước quốc tế, ký ngày 2-3-1973 cũng tại Pa-ri.

Hiệp định Pa-ri với Đại thắng mùa Xuân năm 1975

Nội dung cơ bản của Hiệp định Pa-ri và các nghị định thư kèm theo là:

- Mỹ và các nước khác phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

- Chấm dứt mọi hoạt động quân sự của Mỹ chống lãnh thổ Việt Nam dân chủ cộng hòa. Rút hết quân Mỹ và đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam, để nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình.

- Hai bên trao trả hết tù binh và những người bị bắt trong chiến tranh.


- Mỹ và chính quyền Sài Gòn phải công nhận Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là một bên của "hai bên miền Nam Việt Nam"; công nhận trên thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội và hai vùng kiểm soát.

- Mỹ đóng góp vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh và công cuộc xây dựng sau chiến tranh ở Việt Nam.

Hiệp định Pa-ri đáp ứng những yêu cầu cơ bản, có tính nguyên tắc mà Việt Nam đã nêu lên trong đàm phán.

Việc ký kết Hiệp định là thắng lợi tổng hợp của cuộc chiến tranh trên các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao; là cơ sở pháp lý không cho phép Mỹ tiếp tục dính líu và can thiệp trở lại.

Với việc ký Hiệp định, nhân dân Việt Nam đã thực hiện được mục tiêu "đánh cho Mỹ cút", tạo ra so sánh lực lượng mới, thuận lợi cho việc thực hiện tiếp mục tiêu "đánh cho ngụy nhào", hoàn thành giải phóng miền Nam. Điều chủ yếu nhất trong các điều khoản về quân sự là Mỹ phải rút quân nhưng Việt Nam vẫn giữ nguyên lực lượng chính trị và vũ trang ở miền Nam Việt Nam.

Sau gần 20 năm xâm lược và sa lầy ở Việt Nam, ngày 29-3-1973, đội quân viễn chinh Mỹ đã phải lặng lẽ cuốn cờ về nước, không trống, không kèn. Đây là lần đầu tiên từ hơn một trăm năm, sự chiếm đóng của quân đội nước ngoài đã chấm dứt trên đất nước ta.

Nếu như việc ký kết Hiệp định Pa-ri là thắng lợi lớn của nhân dân ta thì đó lại là thất bại lớn của Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Chính vì vậy, ta kiên quyết đấu tranh để Hiệp định được thi hành nghiêm chỉnh, trước hết là Mỹ phải thực hiện các điều khoản về ngừng bắn, rút hết quân và chấm dứt dính líu. Ta cũng đấu tranh để chính quyền Sài Gòn ngồi lại bàn đàm phán với Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại La Xen-xanh-clu để giải quyết các vấn đề chính trị ở miền Nam. Còn Mỹ và chính quyền Sài Gòn tuy buộc phải ký kết Hiệp định nhưng vẫn tìm mọi cách phá hoại việc thi hành. Mỹ rút hết quân nhưng vẫn tiếp tay cho chính quyền Sài Gòn tiếp tục các hành động chiến tranh, mưu toan xóa bỏ thực tế ở miền Nam Việt Nam đã được Hiệp định thừa nhận, đẩy lùi các lực lượng cách mạng, giành giật lại những gì chúng đã mất. Chính vì vậy, cuộc đấu tranh của nhân dân ta để thi hành Hiệp định Pa-ri, thực chất là cuộc đấu tranh để tiếp tục hoàn thành những nhiệm vụ của cách mạng dân tộc, dân chủ ở miền Nam, đã tiếp diễn quyết liệt và kéo dài hơn hai năm nữa mới kết thúc được.

Tháng 6-1973, năm tháng sau khi Hiệp định Pa-ri được ký kết, tại Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương, Đảng ta đã nhận định tình hình miền Nam có thể phát triển theo hai khả năng: Một là, ta từng bước buộc địch phải thi hành Hiệp định Pa-ri về Việt Nam. Hai là, xung đột quân sự ngày càng tăng cường và mở rộng, ta phải tiếp tục chiến tranh cách mạng một thời gian nữa để đánh bại Mỹ - ngụy, giành thắng lợi hoàn toàn.

Hội nghị chỉ rõ: Dù tình hình phát triển theo khả năng nào cũng đều phụ thuộc vào thực lực và sự đối phó của ta, và điều quyết định trước hết là cách mạng miền Nam chỉ có thể giành được thắng lợi bằng con đường cách mạng không ngừng, bằng bạo lực, dựa vào sức mạnh chính trị và sức mạnh vũ trang của nhân dân, tận dụng và phát huy những nhân tố mới, thuận lợi mới do Hiệp định Pa-ri đưa lại.

Thực tế tình hình miền Nam đã diễn ra theo khả năng thứ hai.

Cuối năm 1973 đầu năm 1974, phối hợp với đấu tranh chính trị, ngoại giao, ta kiên quyết phản công và tiến công, đập tan những âm mưu và hành động lấn chiếm của địch, tạo được thế mạnh mới trên nhiều mặt: giành quyền chủ động trên khắp các chiến trường, củng cố và hoàn chỉnh thế chiến lược liên hoàn từ Bắc vào Nam, xây dựng và tăng cường các binh đoàn chủ lực cơ động ở rừng núi; cải thiện được tình hình nông thôn ở đồng bằng. Ta cũng phát động được phong trào đấu tranh chính trị sôi nổi trong các thành thị dưới khẩu hiệu "hòa bình, độc lập, hòa hợp dân tộc", đồng thời tiếp tục tranh thủ thêm được sự đồng tình và ủng hộ mạnh mẽ của các lực lượng cách mạng và nhân dân tiến bộ trên thế giới.

Tháng 10-1974, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ta họp bàn nhiệm vụ chống Mỹ, cứu nước trong 2 năm 1975 - 1976. Kết thúc đợt I của Hội nghị, Bộ Chính trị nhận định: "Đây là thời cơ thuận lợi nhất để nhân dân ta giải phóng miền Nam, giành thắng lợi trọn vẹn cho cách mạng dân tộc, dân chủ...". Bộ Chính trị quyết định: "Ngay từ giờ, phải tiến hành mọi công việc chuẩn bị thật khẩn trương, tạo điều kiện và cơ sở vật chất đầy đủ nhất để đánh mạnh, đánh nhanh, thắng gọn và thắng triệt để trong 2 năm 1975, 1976".

Tình hình phát triển hết sức nhanh chóng. Ba tháng sau, ngày 7-1-1975, kết thúc đợt II của Hội nghị, Bộ Chính trị nêu quyết tâm: Tranh thủ thời cơ lớn, kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh cứu nước trong năm 1975.

Điều thần kỳ đã xảy ra sớm hơn dự định. Ngày 30-4-1975, với một cuộc tiến công và nổi dậy chưa từng có, kết thúc bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, quân và dân ta đã đánh đổ toàn bộ quân đội và chính quyền Sài Gòn và chế độ thực dân mới của Mỹ ở miền Nam. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đã toàn thắng!
Chữ ký của ChauTienLoc





Hiệp định Pa-ri về Việt Nam và ý nghĩa của nó (Tác giả : Hà Đăng) I_icon_minitimeThu Jun 19, 2008 4:03 pm

ChauTienLoc
SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

ChauTienLoc

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

https://suhoctre.forumvi.net
Họ & tên Họ & tên : CHÂU TIẾN LỘC
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Sáng lập viên, Cựu Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ (từ tháng 06/2008 đến 01/2011)
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Hiệp định Pa-ri về Việt Nam và ý nghĩa của nó (Tác giả : Hà Đăng) 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Hiệp định Pa-ri về Việt Nam và ý nghĩa của nó (Tác giả : Hà Đăng) Laodong1 Hiệp định Pa-ri về Việt Nam và ý nghĩa của nó (Tác giả : Hà Đăng) DHVgioi Hiệp định Pa-ri về Việt Nam và ý nghĩa của nó (Tác giả : Hà Đăng) Medal124 Hiệp định Pa-ri về Việt Nam và ý nghĩa của nó (Tác giả : Hà Đăng) 36Hiệp định Pa-ri về Việt Nam và ý nghĩa của nó (Tác giả : Hà Đăng) 40Hiệp định Pa-ri về Việt Nam và ý nghĩa của nó (Tác giả : Hà Đăng) 102Hiệp định Pa-ri về Việt Nam và ý nghĩa của nó (Tác giả : Hà Đăng) 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 823
Đến từ Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1969
Được cám ơn Được cám ơn : 665

Bài gửiTiêu đề: Trang 3

 
Tầm vóc phát triển của đất nước ngày nay

Kỷ niệm 35 năm ngày ký kết Hiệp định Pa-ri về Việt Nam, chúng ta nhớ lại chiến công to lớn và cả những bài học quý giá của nền ngoại giao Việt Nam thời chống Mỹ cứu nước. Chúng ta nhận thức một cách sâu sắc rằng, trong chiến tranh cũng như trong xây dựng hòa bình, để tạo nên sức mạnh tổng hợp của quốc gia, ngoại giao luôn là một mặt trận.

Kể từ mùa Xuân năm 1975, lịch sử đã sang trang. Cả nước bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Những thành tựu đạt được trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua là ngoạn mục, về công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chưa bao giờ thế và lực của đất nước lớn mạnh và vị thế quốc tế của nước ta được nâng cao như ngày nay. Nếu kể từ đầu thế kỷ XXI đến nay thì trong 7 năm liền, GDP bình quân hằng năm tăng từ 7,5% đến 8%; riêng 3 năm 2005, 2006 và 2007 là trên 8%. Năm 2007, nước ta trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và là Ủy viên không Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008 - 2009.

Năm 2008 này, mục tiêu phấn đấu của chúng ta là đạt mức tăng trưởng GDP cả năm từ 8,5% đến 9%. Có nghĩa là đến cuối năm nay, GDP bình quân đầu người sẽ đạt khoảng 960 USD, vượt qua cái ngưỡng "nước đang phát triển có thu nhập thấp".

Vậy là mùa Xuân Mậu Tý này, dân tộc ta sẽ bước vào năm cuối cùng của trận chiến quyết liệt để đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, trận chiến mà Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010 dự kiến sẽ kéo dài trong 10 năm, nay rút xuống còn 8 năm.

Hà Đăng
Nguồn : Tạp trí Cộng Sản Số 2 (146) năm 2008
Chữ ký của ChauTienLoc





Hiệp định Pa-ri về Việt Nam và ý nghĩa của nó (Tác giả : Hà Đăng) I_icon_minitimeWed May 26, 2010 1:46 pm

ku_bin
hát

Thành viên mới gia nhập

ku_bin

Thành viên mới gia nhập

Họ & tên Họ & tên : nguyễn thị hồng vân
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Thành viên
Ngày tham gia Ngày tham gia : 26/05/2010
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 1
Đến từ Đến từ : thành phố điện biên phủ
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : hát
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1
Được cám ơn Được cám ơn : 0

Bài gửiTiêu đề: Re: Hiệp định Pa-ri về Việt Nam và ý nghĩa của nó (Tác giả : Hà Đăng)

 
nhưng về hiệp định pari thì phải trả lời cả hoàn cảnh nữa chứ ạ. ;huh
Chữ ký của ku_bin





Hiệp định Pa-ri về Việt Nam và ý nghĩa của nó (Tác giả : Hà Đăng) I_icon_minitime



Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: Hiệp định Pa-ri về Việt Nam và ý nghĩa của nó (Tác giả : Hà Đăng)

 
Chữ ký của Sponsored content




 

Hiệp định Pa-ri về Việt Nam và ý nghĩa của nó (Tác giả : Hà Đăng)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: VIỆT SỬ :: Lịch sử Việt Nam cận – hiện đại :: Giai đoạn 1954 – 1975-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất