CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Tổng quan văn hoá Nhật Bản .

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tổng quan văn hoá Nhật Bản . I_icon_minitimeWed Nov 19, 2008 10:27 am

Thành Hưng
Sử học , Sinh Học và Địa lý

Thành viên năng động

Thành Hưng

Thành viên năng động

http://truongtructuyen.vn/
Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Thành Hưng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cộng tác viên
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Tổng quan văn hoá Nhật Bản . 32
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Tổng quan văn hoá Nhật Bản . 102
Ngày tham gia Ngày tham gia : 09/11/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 585
Đến từ Đến từ : Thành phố Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Sử học , Sinh Học và Địa lý
Điểm thành tích Điểm thành tích : 627
Được cám ơn Được cám ơn : 108

Bài gửiTiêu đề: Tổng quan văn hoá Nhật Bản .

 
Văn hoá Nhật Bản ngày nay là kết tinh thành quả lao động hàng ngàn năm của những cư dân trên quần đảo Nhật Bản, là sự kết hợp sáng tạo những giá trị văn hoá bản địa và các giá trị văn hoá nước ngoài, cũng do vậy, là nơi hội tụ của văn hoá phương Đông và phương Tây.
Trước khi có tiếp xúc văn hoá đầu tiên với Trung Quốc trên quần đảo này đã tồn tại những cộng đồng người với những đặc trưng sinh hoạt văn hoá riêng. Những giá trị tinh thần thể hiện nhân sinh quan và thế giới quan độc đáo của những cư dân cổ xưa trên quần đảo này còn lưu lại khá rõ nét trong các vật phẩm chế tác, các truyền thuyết, nhất là trong những tín ngưỡng đa thần mà sau này được gọi chung là Thần đạo.
Sự ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc, đặc biệt là chữ Hán, Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo bắt đầu vào thế kỷ thứ IV sau công nguyên đã làm thay đổi to lớn diện mạo văn hoá Nhật Bản từ lối sống trong triều đình Thiên hoàng đến sinh hoạt ngoài dân chúng. Cùng với thời gian các giá trị văn hoá này đã dần dần biến đổi, kết hợp với các giá trị văn hoá bản địa, nhất là với Thần đạo để tồn tại, phát triển và tạo nên những nét đặc trưng riêng của văn hoá Nhật Bản.
Khoảng giữa thế kỷ XVI đã xuất hiện những người phương Tây đầu tiên đến Nhật Bản đem theo sự ảnh hưởng của những tri thức khoa học phương Tây và Kitô giáo. Tuy nhiên phải đến cuộc cải cách Minh Trị (1868) thì tiếp xúc của Nhật Bản với văn hoá phương Tây mới trở nên đậm nét. Với đường lối mở cửa đất nước để học hỏi phương Tây, chỉ trong vài thập kỷ sau đó Nhật Bản đã trở thành một quốc gia hùng mạnh với cơ sở kinh tế, thể chế chính trị và mô hình xã hội, văn hoá hiện đại- điều mà phương Tây đã phải mất hàng thế kỷ mới có được.
Sau kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ II, mặc dù là một nước bại trận với nền kinh tế kiệt quệ song nhờ tinh thần quyết tâm cao độ Nhật Bản đã tạo nên một kỳ tích trong phục hồi kinh tế. Đến giữa những năm 1960 Nhật Bản đã có đủ sức mạnh để cạnh tranh trên trường quốc tế. Theo đó, nền văn hoá hiện đại cũng nhanh chóng phát triển ngày một đa dạng trên cơ sở phát huy những giá trị truyền thống và tiếp thu những thành quả tiến bộ của văn hoá nước ngoài.
Tuy là là một nền văn hoá phát triển mang tính hỗn dung, song việc tiếp thu các thành quả văn hoá nước ngoài của Nhật Bản không phải là việc vay mượn, sao chép cứng nhắc, mà luôn luôn là quá trình tiếp thu có cải biến. Tư tưởng, tín ngưỡng, lối sống nước ngoài một khi được du nhập vào Nhật Bản đều buộc phải biến đổi để phù hợp với hệ giá trị văn hoá bản địa và tồn tại như là cái có tính độc đáo Nhật Bản. Chính nhờ vậy mà ngày nay Nhật Bản không chỉ là một cường quốc hàng đầu thế giới về kinh tế mà còn là đất nước có nền văn hoá phát triển đa dạng và giàu bản sắc
Tư tưởng và Tôn giáo
Thần đạo (Shintò) là một tôn giáo đa thần, có nguồn gốc từ những tín ngưỡng thời cổ xưa ở Nhật Bản. Người ta thờ cúng các sự vật, hiện tượng được coi là có năng lực linh thiêng trong tự nhiên và xã hội, như đỉnh núi, con sông, biển, mặt trời, mưa, dông bão, các vị anh hùng và tổ tiên để mong được sự phù hộ, chở che trong cuộc sống hiện tại. Những truyền thuyết về nguồn gốc thần linh của Hoàng tộc đã trở thành một phần quan trong của giáo lý Thần đạo. Từ Thần đạo (Shintò) chỉ những nghi lễ tế thần và đền thờ được thấy xuất hiện rất sớm, nhưng phải đến tận cuối thế kỷ thứ XII thuật ngữ này mới mang ý nghĩa chỉ một loại giáo lý tôn giáo nhất định. Thần đạo có một quá trình kết hợp lâu dài với Phật giáo dưới dạng tín ngưỡng Thần Phật tập hợp. Đầu thế kỷ XIX một phong trào Thần đạo phục cổ đã nổi lên và dần chiếm ưu thế, Phật giáo bị tách ra khỏi Thần đạo vì bị coi là một tôn giáo ngoại lai. Sau cải cách Minh Trị và đặc biệt trong Chiến tranh Thế giới thứ II, Thần đạo được các nhà chức trách đưa lên thành quốc giáo. Kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ II quân Đồng Minh đã chiếm đóng Nhật Bản, giải thể Thần đạo Nhà nước- một tổ chức Thần đạo được coi là có liên quan đến việc cổ súy tư tưởng dân tộc cực đoan và chủ nghĩa quân phiệt. Theo Hiến pháp Nhật Bản sau chiến tranh, Thần đạo không còn được hưởng bất kỳ một đặc quyền nào và tồn tại bình đẳng như các tôn giáo khác. Ngày nay trong ý thức dân chúng Thần đạo tồn tại song song và đôi khi hoà trộn với Phật giáo. Nhiều người Nhật kết hôn theo nghi thức Thần đạo và được mai táng theo nghi thức Phật giáo.
Phật giáo được truyền vào Nhật Bản khoảng năm 552 sau công nguyên từ vương quốc Bách Tế (nay thuộc Triều Tiên). Lúc bấy giờ quốc vương Bách Tế đã cử một sứ đoàn mang đến biếu Thiên hoàng Nhật Bản một pho tượng Phật quý và một số sách kinh điển nhà Phật. Tuy lúc đầu có gặp một số khó khăn, song nhờ được sự bảo trợ của Nữ hoàng Suiko (593-628), đặc biệt là của Thái tử Shotoku (574- 622), Phật giáo được truyền bá rộng khắp đất nước. Đầu thế kỷ thứ IX Phật giáo Nhật Bản chủ yếu phục vụ cho giới quý tộc cung đình. Đến thời Hei-an (794- 1185) đã xuất hiện và phát triển hai tông phái lớn là Chân Ngôn tông và Thiên Thai tông. Bước vào thời Kamakura (1185-1333) Phật giáo trên quần đảo này phát triển rực rỡ với sự truyền bá của hàng loạt các tông phái mới khác từ Trung Quốc như Thiền tông (Zen), Tào Động tông, Tịnh Thổ tông... đem lại hy vọng được giải thoát cho đông đảo các tầng lớp dân chúng. Dưới thời Tokugawa (1603-1867), do sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Kitô giáo, Phật giáo và sinh hoạt của hệ thống chùa chiền trên khắp Nhật Bản cũng gặp nhiều trở ngại. Trong thời Minh Trị, chính sách quốc giáo hoá Thần đạo đã làm cho Phật giáo phải trải qua một giai đoạn đầy khó khăn, không ít chùa chiền, tượng Phật bị huỷ hoại. Sau Thế chiến thứ II, xuất hiện hàng loạt tổ chức tôn giáo mới với tư cách những phong trào Phật giáo mà một số tổ chức lớn trong đó là Soka Gakkai, Risshò Kòseikai, Reiyùkai...Trong suốt lịch sử phát triển lâu dài ở Nhật Bản, Phật giáo không chỉ đơn thuần là một tôn giáo mà còn góp phần đáng kể vào việc làm giàu nền nghệ thuật và vốn tri thức của Nhật Bản.
Kitô giáo đươc truyền vào Nhật Bản từ nửa cuối thế kỷ XVI và được phát triển đến đầu thế kỷ XVII. Những tín đồ đầu tiên là những người đang cần một biểu tượng tinh thần mới trong một xã hội có nhiều biến động rối ren, những người hy vọng làm giàu trong buôn bán hay muốn có kỹ nghệ mới, nhất là kỹ nghệ sản xuất vũ khí của phương Tây. Tuy nhiên, chính quyền Tokugawa (1603-1867) cho rằng Kitô giáo là nguy cơ đe doạ sự ổn định của trật tự vừa được thiết lập nên đã cấm nó hoạt động. Kitô giáo bị cấm cho đến tận giữa thế kỷ XIX- khi Nhật Bản lại mở cửa ra thế giới bên ngoài. Trong số tín đồ Kitô giáo ở Nhật Bản hiện nay tín đồ Tin lành nhiều hơn tín đồ Thiên chúa.
Lễ hội (Matsuri) và những ngày lễ hàng năm (Nenchù gyòji)
Ở Nhật Bản trong một năm có rất nhiều những ngày diễn ra các sự kiện sinh hoạt văn hoá lễ nghi có tính định kỳ. Những ngày này được chia một cách tương đối làm hai loại: Lễ hội (Matsuri) và ngày lễ hàng năm (Nenchù gyòji). Lễ hội (Matsuri) là cái vốn có của Nhật Bản, bắt nguồn từ những tín ngưỡng Thần đạo, còn ngày lễ hàng năm (Nenchù gyòji) là khái niệm rộng hơn chỉ các sự kiện văn hoá diễn ra định kỳ theo mùa trong năm, rất nhiều trong số đó là những ngày lễ có nguồn gốc từ Phật giáo hay từ Trung Quốc. Ngày lễ hàng năm (Nenchù gyòji) được diễn ra gắn với từng mùa tạo thành một thứ lịch về các ngày lễ hàng năm. Có những lễ hội (Matsuri) cũng là những sự kiện trong lịch những ngày lễ hàng năm, nhiều sự kiện ngày lễ trong năm mang cả tính chất của lễ hội. Sau đây là một vài trong số những lễ hội và ngày lễ hàng năm điển hình.
Chữ ký của Thành Hưng





Tổng quan văn hoá Nhật Bản . I_icon_minitimeWed Nov 19, 2008 10:29 am

Thành Hưng
Sử học , Sinh Học và Địa lý

Thành viên năng động

Thành Hưng

Thành viên năng động

http://truongtructuyen.vn/
Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Thành Hưng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cộng tác viên
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Tổng quan văn hoá Nhật Bản . 32
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Tổng quan văn hoá Nhật Bản . 102
Ngày tham gia Ngày tham gia : 09/11/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 585
Đến từ Đến từ : Thành phố Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Sử học , Sinh Học và Địa lý
Điểm thành tích Điểm thành tích : 627
Được cám ơn Được cám ơn : 108

Bài gửiTiêu đề: Re: Tổng quan văn hoá Nhật Bản .

 
Năm mới (Shògatsu) là lễ hội lớn nhất trong năm của người Nhật. Tuy mỗi vùng ở Nhật Bản có nghi thức đón năm mới với những nét độc đáo riêng, nhưng nhìn chung vào dịp này mọi người đều quét dọn và trang trí lại nhà cửa. Người ta thường dựng kadomatsu (tùng và tre) trước cổng nhà để chào đón các vị thần (kami) và chăng những sợi thừng rơm có trang trí những băng giấy cắt ngụ ý bảo vệ cổng nhà khỏi những gì không tinh khiết. Các thành viên gia đình tụ tập lại để chúc tết nhau, đi lễ cầu may đầu năm ở đền Thần đạo hay ở chùa, người ta cũng đến thăm hoặc gửi bưu thiếp chúc tết gia đình bè bạn và những người thân thích khác. Lễ năm mới diễn ra trong 3 ngày từ mồng một đến mồng ba tháng Một dương lịch. Trong thời gian này tất cả các công sở và hầu hết các công ty đều nghỉ việc.
Lễ hội búp bê( Hina matsuri) được tổ chức vào ngày mồng 3 tháng Ba. Các gia đình có con gái bày một bộ búp bê Hina (gồm có búp bê hình Thiên hoàng, Hoàng hậu, những người hầu và nhạc công trong bộ trang phục cung đình cổ xưa), tổ chức ăn bánh hishimochi và uống rượu shirosake (sake trắng) để mừng ngày hội.
Ngày trẻ em (Kodomo no Hi) diễn ra vào mồng 5 tháng Năm. Ngày xưa gọi là tết Đoan ngọ và trở thành ngày nghỉ toàn quốc ở Nhật Bản từ năm 1948. Mặc dù gọi là ngày trẻ em nhưng thực ra đó là ngày lễ dành cho các bé trai. Các gia đình có con trai thường treo trên nóc nhà mình những dải cờ hình cá chép tượng trưng cho sức mạnh và trong nhà bày búp bê hình võ sĩ và áo giáp.
Lễ Bon (Urabon, Obon) được tổ chức vào tháng Bảy (có vùng lại tổ chức vào tháng Tám) từ ngày 13 đến 15. Đây là dịp để người Nhật tưởng nhớ linh hồn tổ tiên đã khuất. Theo nghi lễ truyền thống, người ta chuẩn bị đón tổ tiên về nhà bằng cách lau chùi nấm mộ, dọn đường đi từ mộ về nhà và cúng những con ngựa và trâu bằng rơm bện như phương tiện đi lại rồi đốt lửa hay thắp đèn lồng từ mộ đến nhà để chỉ lối cho linh hồn tổ tiên và người thân đã chết biết lối đi về, làm cỗ cúng gia tiên tại nhà và cử hành điệu nhảy Bon đặc biệt có tên là odori quanh khu vực cư dân. Bon là một dịp lễ quan trọng trong năm, các thành viên trong gia tộc dù có sống xa nhau bao nhiêu thì ngày này cũng cố trở về tụ họp bên nhau để làm lễ cúng tổ tiên ông bà.
Trà đạo(Sado) là một nghi thức pha trà tiếp khách có tính hệ thống rất chặt chẽ. Trà đạo bao gồm từ việc chuẩn bị đón khách và mời uống trà cũng như việc nghiên cứu và khai thác vẻ đẹp của kiến trúc, tạo vườn, đồ gốm cùng với những tri thức về lịch sử và tôn giáo. Tại đây có sự tổng hợp của tính sáng tạo nghệ thuật, tính cảm thụ tự nhiên, tư tưởng tôn giáo và sự xã giao.
Phong tục uống trà xuất hiện ở Nhật Bản khoảng đầu thế kỷ thứ VIII cùng với sự ảnh hưởng của Phật giáo. Khoảng từ thế kỷ XII, khi các thiền sư Nhật Bản từ Trung Quốc trở về mang theo lối uống trà mới kiểu Tống với một loại trà xanh được tán mịn gọi là mạt trà (matcha) thì tục uống trà trở thành phổ biến. Suốt thời Trung thế, việc uống trà đã lan rộng từ các thiền viện tới nơi dân chúng với những phong cách mang tính thẩm mỹ khác nhau. Các hội uống trà và thi hương vị trà đã thu hút chú ý của cả Thiên hoàng và các tướng quân, các nhà buôn giàu có. Mặc dù việc uống trà không phải dành riêng cho các thiền viện, nhưng trà lễ (Sarei) với tư cách là các quy tắc và nghi thức tỉ mỉ cho việc pha và uống trà là do các thiền sư tạo ra. Sarei mang nhiều đặc tính của Thiền, trong đó sự thanh tịnh, tính giản dị và mộc mạc đã trở thành những đặc trưng thẩm mỹ và uống trà, do đó, dần dần trở thành một nghi lễ có tính nghệ thuật. Trà đạo với những đặc tính thẩm mỹ mà chúng ta được biết đến ngày nay đã đạt được sự phát triển đầy đủ từ thế kỷ thứ XVI.
Cắm hoa nghệ thuật (Ikebana).
Cắm hoa nghệ thuật (Ikebana) ở Nhật Bản còn được gọi là Hoa đạo (Kadò), có nguồn gốc từ nghi lễ dâng hoa trong các chùa chiền từ thế kỷ thứ VI, rồi dần dần phát triển thành một nghệ thuật vào khoảng thế kỷ thứ XV với nhiều nghi thức và trường phái khác nhau. Hoa đạo khác với cắm hoa thông thường ở chỗ nó đem lại sự nhận thức về mối liên quan giữa không gian xung quanh với hoa và cành lá, cách bố cục cành lá, việc lựa chọn hoa cũng như cây được sử dụng làm vật liệu.
Một phong cách cắm hoa cổ điển và phức tạp có từ xưa, gọi là rikka (hoa đứng). Phong cách này tìm tòi sự thể hiện vẻ tráng lệ của thiên nhiên, quy ước rằng hoa phải được cắm theo hình núi Sumeru, một ngọn núi huyền thoại của thế giới nhà Phật tượng trưng cho toàn vũ trụ. Các vật liệu được sử dụng cho lối cắm hoa này đều có tính tượng trưng. Phong cách này đạt tới độ hoàng kim vào thế kỷ XVII, nay không còn phổ biến nữa.
Từ thế kỷ thứ XV xuất hiện lối cắm hoa tự nhiên. Các ngôi nhà dù nhỏ đều có kotonoma- một không gian nhỏ thụt vào của căn phòng để đặt các đồ mỹ nghệ hay để cắm hoa. Các luật lệ cắm hoa theo đó trở nên giản đơn để mọi người đều có thể thưởng thức được. Cuối thể kỷ XVI có lối cắm hoa tự nhiên gọi là nageire (quăng vào) như là một phần của nghi lễ trà đạo. Hoa được sử dụng trong trà đạo được gọi là chabana (trà hoa), chỉ cần một bông hoa trong một bình hoa tạo nên cảm giác giản dị, thuần khiết, thanh tao. Cắm hoa hiện đại mang ảnh hưởng nhiều của văn hoá phương Tây. Phong cách cắm hoa moribana (một rừng hoa) đã mở đường tự do cho nghệ thuật cắm hoa, tìm cách thu nhỏ một phong cảnh hay một mảnh vườn. Đó là phong cách cắm hoa có thể thưởng thức được ở bất cứ đâu và thích hợp với mọi khung cảnh. Ngày nay ở Nhật Bản có khoảng 3000 trường phái ikebana, trong số đó 3 trường phái có tiếng nhất là Ikenobò, Ohara và Sògetsu.
nguồn : http://diendan.nguoihanoi.net
Chữ ký của Thành Hưng




 

Tổng quan văn hoá Nhật Bản .

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT :: Văn hóa nghệ thuật thế giới-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất