CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Ẩm thực bốn phương

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Ẩm thực bốn phương I_icon_minitimeMon Nov 17, 2008 6:41 pm

avatar

Khách viếng thăm

Khách v

Bài gửiTiêu đề: Ẩm thực bốn phương

 
AntonBinh đã viết:


Nguồn từ Website Món ngon Hà Nội

Những món ăn độc đáo ở các nước





Mỗi quốc gia đều có những món ăn truyền thống độc đáo, và không phải bất cứ du khách nào khi viếng thăm đã muốn thưởng thức hoặc ngay lúc đầu đã cảm thấy ngon miệng.

Ở Mỹ hiện nay và nhiều nước phương tây, có một món ăn được xem là cực kỳ sang trọng, đó là kẹo côn trùng. Những chú dế hay ấu trùng ong bò vẽ xinh xinh bọc sôcôla hoặc giả thành một cái kẹo ngọt, một chiếc kem đây từ lâu đã là món ăn ưa thích của dân bang Texas Mỹ.

Người dân Châu Phi đặc biệt chuộng ăn côn trùng vì nhiều chất dinh dưỡng, lại là thức ăn dùng trong trường hợp khẩn cấp khi thiếu thực phẩm. Tại một số nhà hàng, côn trùng như châu chấu, mối, kiến hoặc nhộng ong bầu được dùng làm món điểm tâm, trang trí rất đẹp mắt và chấm với nước xốt.

Ẩm thực bốn phương Anuongthegioi

Tại Bắc Phi, mắt cừu, mắt dê là một đặc sản, cậy ăn trực tiếp từ đầu cừu dê đã qua chế biến.

Pháp có món ốc sên, nấu bỏ chất dơ và ăn cùng rau thơm, mùi vị béo ngon.

Kỳ vị ở Australia là nhộng mối. Hàng nghìn năm nay người bộ tộc Aborigin ăn món này. Hiện nay, món nhộng mối được phục vụ khá phổ biến tại nhiều nhà hàng trong thành phố, với nhiều thực đơn như rán, xào với rau ngon. v Anh có món ăn cổ truyền là má lợn hun khói, luộc ăn vào bữa trưa cùng với thịt heo muối, biccốt, lòng phổi, dạ dày, lươn chần, lưỡi và óc cừu luộc.

Rượu nhộng là thức uống cực kỳ đặc biệt của Mêxicô được chế từ các con mối con, nấu và ủ thành rượu trong vòng một năm, người ta coi rượu này hoàn toàn vô hại và làm tăng tính cách đàn ông.

Đặc sản của Thái Lan là chuột non rán giòn, chấm nước xốt cay, nước mắm và giấm. Món ăn ngon nhất vào mùa gặt từ tháng 11 đến tháng giêng, lúc này chuột đồng béo mập vì ăn gạo.

Hàn quốc có kỳ sản là châu chấu, cào cào, bọ muỗm và dế ăn tươi, phơi khô, rán, nướng, luộc hay trộn với patê. Món ăn đặc biệt bọc trong bánh đa có kèm giá đỗ và rau thơm, dùng trong bữa điểm tâm.

Dơi kèm salát là món ăn cổ truyền ở Philipin, người ta nhai cả con vì rất ít mỡ. Món này được xem là rất tốt cho thị lực. Món ăn cần phải đảo qua tỏi để khử mùi hôi nặng.

Singapore từ lâu lại rất nổi tiếng vì món ăn độc đáo: bọ cạp nướng hay rán giòn ăn với măng tây, có mùi vị bùi, thơm.

Trung Quốc có món sụn tai bò, lợn nấu với tỏi và giá đỗ. Đặc biệt món ăn rất tuyệt khi nhâm nhi cùng mấy chén rượu bổ ngâm ngũ dương vật của rắn, bò, cừu, nai, cẩu.
Chữ ký của Khách v





Ẩm thực bốn phương I_icon_minitimeMon Nov 17, 2008 6:42 pm

avatar

Khách viếng thăm

Khách v

Bài gửiTiêu đề: Re: Ẩm thực bốn phương

 
Khám phá bàn ăn của người Nga





Một đất nước nổi tiếng với mùa thu vàng đẹp tuyệt vời, vậy còn đồ ăn của họ thì sao nhỉ??? Thời điểm này ở bên Nga, thời tiết khá đẹp, và nếu được người bản xứ mời đến nhà “dùng cơm” thì còn gì bằng nhỉ? Bởi đất nước Nga vẫn được coi là nước có truyền thống ẩm thực độc đáo nhất mà.

Đầu tiên, để khai cuộc, chúng ta sẽ được nếm thử mùi vị của súp củ cải đỏ hoặc với thời tiết như hiện nay thì cũng là món súp được nấu từ nước luộc củ cải đỏ. Nhưng có một điều thú vị, súp củ cải đỏ tuy là món ăn yêu thích của người Nga nhưng đó lại là món ăn truyền thống của nước “anh em” Ukraina. Củ cải đỏ đóng vai trò là thành phần chủ yếu tạo nên màu sắc cũng như hương vị đặc trưng của món súp nổi tiếng này. Cách nấu súp củ cải đỏ nhanh nhất là bạn chỉ cần cho củ cải đã thái nhỏ vào nước xương đã ninh và thêm vài lá nguyệt quế vào nữa là xong. Nhưng bạn cũng nên chú ý nhé, nên chọn loại củ cải đỏ là có vỏ và ruột đều là màu đỏ, tóm lại là đỏ toàn phần, chứ đừng nên dùng loại củ cải be bé, hơi tròn có vỏ màu đỏ nhưng ruột bên trong lại trắng. Màu của món súp sẽ không đẹp đâu. Ngoài ra, súp củ cải đỏ vẫn còn nhiều “version” lắm!

Ẩm thực bốn phương Khamphabanannguoinga0

Do ở Nga có rất nhiều sông, hồ, rừng rậm nên trong ẩm thực của nước này có một số lượng lớn các món ăn từ cá, thịt rừng, nấm và quả rừng. Vì vậy, món ăn chính trong bữa ăn của người Nga chắc chắn phải có 1 trong những thứ này. Thường thì sẽ là cá, thịt bò, thịt cừu hầm hoặc nướng được ăn kèm với rau và khoai tây. Mà dân ở đây thích ăn khoai tây lắm, họ có cả thảy hơn 1000 món làm từ khoai tây! Ngoài những món đơn giản như khoai tây rán, khoai tây luộc, còn có khoai tây nhồi thịt băm và nấm, thịt băm viên tẩm khoai tây rán, bánh nướng làm bằng khoai tây…

Ẩm thực bốn phương Khamphabanannguoinga1

Và cũng thật thiếu xót khi chúng ta quên mất 2 món nổi tiếng là bánh mì đen và salad Nga. Trong tục ngữ của nước Nga, bánh mì đen được ví như là cha ruột của mỗi người vậy. Điều quan trọng khi làm bánh mì đen là phải mua được bột mì đen chứ không phải bột mì vàng như bình thường, còn đâu thì tùy thuộc vào công thức ở mỗi nơi mà có cần ủ chua hay không thôi.

Ẩm thực bốn phương Khamphabanannguoinga2

Món salad Nga có bí quyết lại nằm ở việc có mua được đúng loại Mayonaise của Nga hay không? Còn về cách làm thì chắc là ai chẳng biết, đơn giản là rau củ quả luộc chín rồi trộn với mayonaise.

Ẩm thực bốn phương Khamphabanannguoinga3

Sau khi ăn uống xong xuôi rồi, chúng ta sẽ được chủ nhà mời uống café và ăn bánh tráng miệng. Café của Nga có đặc điểm là loãng vô cùng đến nỗi mỗi người uống tầm 1 lít café là chuyện bình thường. Bên cạnh đó, bánh trái của Nga có nhiều loại lắm, đặc trưng nhất là món bánh Pirog (một loại bánh nướng) hay Vatrushka (bánh có nhân phomat tươi). Phần lớn bánh ở đây sẽ được làm từ bột mì và nhân bên trong thì đủ loại, có thể là mứt, hoa quả, phomat… tùy vào sở thích của mỗi người!

Ẩm thực bốn phương Khamphabanannguoinga4

Thêm một điều chú ý cuối cùng, đó là khi được mời đến ăn ở nhà của một người Nga, bạn đừng nên đến tay không mà hãy mang theo một chiếc bánh gatô hoặc sang hơn thì thêm một chai rượu vang nhé!
Chữ ký của Khách v





Ẩm thực bốn phương I_icon_minitimeMon Nov 17, 2008 6:44 pm

avatar

Khách viếng thăm

Khách v

Bài gửiTiêu đề: Re: Ẩm thực bốn phương

 
Foie Gras: Niềm tự hào nước Pháp





Người Nhật tự hào với món cơm gói rong biển (sushi) chấm mù tạt wasabi cay nồng. Người Trung Quốc hãnh diện với món vịt quay Bắc Kinh trứ danh. Người Ý ngẩng cao đầu với “họ hàng” pasta đa dạng. Người Pháp - chủ nhân của nền ẩm thực đặc sắc, cái nôi của ẩm thực châu Âu, tự tin giới thiệu với thế giới món gan ngỗng béo có một không hai của mình.

Món gan ngỗng của Pháp hiện diện ở hầu hết những nhà hàng cao cấp đạt chuẩn quốc tế, bởi không phải nhà hàng nào cũng có thể phục vụ, không phải thực khách nào cũng dễ dàng thưởng thức được món ăn trứ danh này. Người sành điệu phải gọi món này là foie gras.

Ẩm thực bốn phương Foie-Gras1

Foie gras mới mang đậm đặc trưng nước Pháp, mới là tên gọi của loại gan ngỗng hảo hạng xuất xứ tại Pháp. Một số quốc gia châu Âu cũng nuôi được loài ngỗng lấy gan, gan cũng to nhưng chất lượng thì không thể theo kịp vị ngon tinh túy của foie gras chính hiệu Pháp quốc bởi khi áp chảo chiên, gan “nhái” bở bạt và tứa dầu chứ không ráo, chắc, không đẹp như gan “hiệu”. Mà nguồn hàng ở đâu để có được loại gan ngỗng hảo hạng thì chịu!

Người viết bài này có dịp thưởng thức nhiều phong cách chế biến foie gras tại nhiều nhà hàng, nhưng thích thú và tận hưởng món foie gras áp chảo chiên hơn cả. Cả khối gan ngỗng được cạo nhớt, lấy gân sạch sẽ và cắt thành từng miếng be bé dầy chưa đầy vuông tay, sau đó được áo một lớp bột mỏng cho ráo, đoạn cho vào chảo chiên sơ.

Chỉ chiên sơ thôi, một mặt áp trên chảo chừng vài ba phút thôi, chiên cho khéo là cả một nghệ thuật: non lửa gan bở, già lửa gan khét mặt, chảy thành dầu mất cả ngon. Bởi vậy, nhà hàng năm sao có phục vụ món này chỉ dám cho đầu bếp chính trổ tài. Thực khách cao cấp thì khẩu vị lắm khó khăn, non già gì là biết ngay.

Foie gras chiên xong, thấm cho bớt dầu, xếp vào đĩa. Món gan ngỗng áp chảo muốn bật được hết vị ngon, vị béo của nó phải được thưởng thức cùng món ngòn ngọt đi kèm. Nhiều nơi phục vụ với mứt trái sung, sốt dâu rừng, riêng tôi lại mê mẩn khi thưởng thức gan ngỗng cùng với táo xanh đút lò, rưới thêm chút xi rô grenadine, bánh mì briche (loại bánh lên men đặc ruột có vị ngọt) cùng một ít xà lách non trộn dầu giấm.

Ẩm thực bốn phương Foie-Gras2

Ẩm thực Pháp phối hợp tinh tế giữa thức ăn và rượu vang: ăn phải kèm uống, uống giúp ăn thăng hoa trọn vẹn, ăn giúp uống phát huy tiềm năng. Nếu như Việt Nam thường dùng câu “Nồi nào úp vung nấy” thì Pháp cũng có câu tương tự: Foie gras come with Sauterne (gan ngỗng phải dùng kèm rượu Sauterne). Thưởng thức Foie gras phải nhấm nháp chút rượu Sauterne mới đúng nghĩa: “huynh đệ song hành”.

Sauterne là loại rượu vang trắng làm từ quả nho để chín nẫu trên cành, độ đường kết tinh cao nên khi làm ra, rượu ngọt lừ, sóng sánh thơm mùi mật ong. Các bạn thử tưởng tượng: trong không gian lãng mạn với ánh nến lung linh của nhà hàng 5 sao, thong thả cắt một miếng gan ngỗng nhỏ kèm miếng táo ngâm xiro, nhấm thêm chút bánh mì ngọt và xà lách hơi hăng hăng. Nhâm nhi từng chút, từng chút…

Vị béo ngậy của gan ngỗng được vị ngọt của táo, của bánh mì khơi dậy lên, ngon tê cả lưỡi! Khẽ hớp một ngụm rượu Sauterne ướp lạnh, bạn có cảm giác mình đang thưởng thức cả bản giao hưởng của hương vị, vị ngon cứ vương vấn nơi đầu lưỡi, mãnh liệt đến nỗi chỉ cần được nếm một lần thôi để mỗi khi nhớ lại cứ thấy vị ngon vẫn phảng phất đâu đây…
Chữ ký của Khách v





Ẩm thực bốn phương I_icon_minitimeMon Nov 17, 2008 6:45 pm

avatar

Khách viếng thăm

Khách v

Bài gửiTiêu đề: Re: Ẩm thực bốn phương

 
Wagashi - nghệ thuật ẩm thực độc đáo của xứ Phù tang (Phần I)





Luôn xem cái đẹp là một trong những chuẩn mực cao nhất, nên trong ẩm thực, người Nhật cũng coi trọng mỹ cảm khi ăn ngang với giá trị dinh dưỡng của món ăn . Điều đó thể hiện rõ nhất trong cách thức chế biến và trang trí món bánh Wagashi…



Hương vị tinh tế, màu sắc phong phú... và mang đầy ý nghĩa, xung quanh câu chuyện những chiếc bánh cổ truyền của xứ Phù Tang, gọi chung là Wagashi (Hòa quả tử - Bánh ngọt Nhật bản) có nghĩa là bánh ngọt có rất nhiều điều thú vị.

Phần I : Lịch sử lâu đời của những chiếc bánh

Ẩm thực bốn phương Wagaghi0
Ảnh: flckr

Xa xưa, Wagashi được dùng để cúng tế các vị thần. Từ triều đại Edo thế kỷ 16 chúng được đưa vào các lễ trà đạo. Vị ngọt nhẹ nhàng của wagashi sẽ làm giảm vị chát của trà xanh. Vì thế người ta luôn dọn Wagashi vào bữa trà, dùng với một cây xiên nhỏ. Ngoài ý nghĩa là món tráng miệng, Wagashi cũng là biểu tượng của sự hiếu khách, thường dùng làm quà tặng trong các dịp lễ, đặc biệt là lễ cưới hay sinh nhật…

Ẩm thực bốn phương Wagaghi1
Ảnh: flckr

Wagashi xuất hiện từ thời Yayoi (300 TCN - 300), nhưng khi đó chúng không khác nhiều so với các loại hoa quả, dâu và các hạt tự nhiên. Cho đến thời Edo (1603-1867), nghệ thuật làm Wagashi mới trở nên thịnh hành. Ngành kinh doanh buôn bán Wagashi đã trải qua và phát triển mạnh mẽ tại Kyoto, Edo cũng như các vùng khác. Các loại Wagashi hảo hạng đã xuất hiện trong giai đoạn này. Mục đích sử dụng Wagashi cũng đa dạng hơn.

Ẩm thực bốn phương Wagaghi2
Ảnh: flckr

Đến cuối thời Taisho (1912-1926), từ " Wagashi" mới hình thành để phân biệt với các loại bánh Tây khác. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi nhiều nền văn hoá ngoại lai trong nhiều thế kỷ nhưng Wagashi vẫn luôn mang trong mình ý thức nghệ thuật của dân tộc Nhật.

Ẩm thực bốn phương Wagaghi3
Ảnh: flckr

Ẩm thực bốn phương Wagaghi4
Ảnh: flckr
Chữ ký của Khách v





Ẩm thực bốn phương I_icon_minitimeMon Nov 17, 2008 6:47 pm

avatar

Khách viếng thăm

Khách v

Bài gửiTiêu đề: Re: Ẩm thực bốn phương

 
Muôn hương ngàn sắc trong nghệ thuật ẩm thực Nhật Bản (Phần II)





Nguyên liệu làm nên Wagashi chủ yếu là thực vật: azuki (đậu), kanten (thạch rong biển), wasambon (đường mía), gạo nếp (mochi)… Mỗi chiếc bánh là một bức tranh, một tác phẩm nghệ thuật tinh xảo, độc đáo, là món quà ý nghĩa, gần gũi với thiên nhiên. Lấy cảm hứng từ chính cuộc sống đầy sắc, chúng mang những cái tên đậm chất trữ tình của thơ Nhật.



Ẩm thực bốn phương Wagaghi5
Ảnh: flckr

Sự chuyển đổi về mùa được đánh dấu qua mỗi loại Wagashi đặc trưng: Sakura Mochi (bánh hoa anh đào làm từ gạo) và Kashiwa Mochi (bánh bột gạo gói lá sồi) chỉ có trong mùa xuân.

Ẩm thực bốn phương Wagaghi6
Ảnh: flckr

Các loại wagashi mùa hạ thì mang hình dáng của những bông hoa tú cầu, hay chứa nhiều độ ẩm (như Mizuyokan) để xua đi tiết trời oi ả những ngày nắng nóng.

Ẩm thực bốn phương Wagashi1
Ảnh: myopera

Vào mùa thu, Wagashi lại chuyển tải vẻ nhẹ nhàng lãng mạn của thiên nhiên qua kiểu dáng của những bông loa kèn, bông cúc hay những chiếc lá cây vàng đỏ.

Ẩm thực bốn phương Wagashi5
Ảnh: myopera

Trong khi đó, hoa trà, hoa thuỷ tiên hay tuyết trắng,… lại là đề tài để thể hiện xuyên suốt trong những ngày đông chí.

Ẩm thực bốn phương Wagashi4
Ảnh: myopera

Trên thực tế, người ta không thể thống kê hết các loại Wagashi vì mỗi loại đều có cách thể hiện độc đáo, riêng biệt. Các kỹ thuật làm bánh bằng tay truyền thống cũng giúp người thợ có thể tự do chuyển tải cảm xúc, thể hiện ý tưởng của mình và tô điểm thêm cho vẻ ngoài của Wagashi khiến chúng trở thành đóa hoa muôn hương ngàn sắc trong nghệ thuật ẩm thực Nhật Bản. Riêng bản thân Wagashi cũng thể hiện nhiều vẻ đẹp khác nhau của thiên nhiên qua hình dạng nhỏ bé của mình.

Ẩm thực bốn phương Wagashi0
Ảnh: myopera
Chữ ký của Khách v





Ẩm thực bốn phương I_icon_minitimeMon Nov 17, 2008 6:48 pm

avatar

Khách viếng thăm

Khách v

Bài gửiTiêu đề: Re: Ẩm thực bốn phương

 
Bản hợp xướng của cả năm giác quan (Phần III)





Thưởng thức Wagashi là cả một nghệ thuật. Người Nhật ăn Wagashi ko phải chỉ để no mà để thỏa mãn cả 5 giác quan.



Đối với người Nhật, đây là yếu tố vô cùng quan trọng, bởi điều đầu tiên mà họ quan tâm chính là cách trình bày những chiếc bánh. Trong nền văn hóa Nhật Bản, nghệ thuật sáng tạo hình dạng Wagashi ko hề thua kém sự sáng tạo trong thi ca, văn học hay bất cứ một hình thức nghệ thuật nào. Mỗi chiếc bánh thường là những bức tranh rất đẹp mô tả thiên nhiên.

Ẩm thực bốn phương Wagaghi11
Ảnh: flickr

Wagashi thường gợi lên những hình ảnh liên tưởng về thiên nhiên: lá cây, hoa cỏ, chim thú, mặt hồ,… Hình dạng, màu sắc và kiểu dáng Wagashi không chỉ bắt mắt mà còn đầy cảm hứng sáng tạo cũng như văn chương, hội hoạ hay các hoa văn, hoạ tiết Nhật Bản.

Vị giác

Vì Wagashi được làm phần lớn từ các loại đậu và ngũ cốc, nguyên liệu truyền thống và bổ dưỡng nên khi thưởng thức, ta có thể cảm nhận được những hương vị đặc trưng của những nguyên liệu này. Có ai đó đã từng nói: “Thưởng thức Wagashi là ta đang nếm thử mùi vị thiên nhiên Nhật Bản”.

Ẩm thực bốn phương Wagaghi9
Ảnh: flickr

Xúc giác

Ta có thể cảm nhận được độ mềm mại, độ ẩm cũng như độ giòn khi cầm trên tay một miếng Wagashi, khi cắt bánh mời bạn bè hoặc khi cho vào miệng thưởng thức. Tất cả đều thể hiện sự tươi ngon và tính độc đáo của các nguyên liệu.

Ẩm thực bốn phương Wagaghi10
Ảnh: flickr

Khứu giác

Wagashi có hương thơm thanh đạm, vị ngọt dịu dàng, không lẫn vào hương vị của các loại thức uống khác khi được dọn cùng.

Ẩm thực bốn phương Wagaghi8
Ảnh: flickr

Yếu tố quan trọng góp phần tạo nên hương thơm phảng phất, dễ chịu không lẫn của Wagashi chính là nguyên liệu làm bánh. Mùi thơm thoang thoảng, ngọt dịu của Wagashi vừa gia tăng hương vị của món ăn, vừa giữ được vị của đồ uống đi kèm.

Thính giác

Sức lôi cuốn của Wagashi đối với thính giác xuất phát từ những tên gọi trữ tình của chúng. Nhiều tên gọi bắt nguồn từ văn thơ kinh điển, một số khác lại gợi nhớ về một mùa nào đó trong năm.

Ẩm thực bốn phương Wagaghi7
Ảnh: flickr

Tên gọi của các loại bánh Wagashi đều rất trang nhã, dễ nghe. Đó thường là tên gọi những loài hoa đẹp, những cảnh thiên nhiên thanh tịnh, được rút ra từ những bài thơ trữ tình Nhật.

Không nổi tiếng như sushi, wagashi vẫn mang trong mình niềm tự hào thầm lặng và là một đại diện không thể vắng mặt khi nói đến sự tài hoa, sức sáng tạo cũng như óc thẩm mỹ tinh tế của người đầu bếp xứ Phù Tang. Ngày nay, trước sự du nhập ồ ạt của các loại bánh tây, Wagashi vẫn xuất hiện trong các tiệc trà Nhật Bản. Bằng vẻ đẹp riêng, bánh ngọt thuần tuý Nhật Bản vẫn không thôi góp phần điểm sắc thêm hương cho nền ẩm thực truyền thống vốn rất phong phú của xứ sở hoa anh đào.

(Hết)
Chữ ký của Khách v





Ẩm thực bốn phương I_icon_minitimeMon Nov 17, 2008 6:49 pm

avatar

Khách viếng thăm

Khách v

Bài gửiTiêu đề: Re: Ẩm thực bốn phương

 
Cách chế biến món lươn của người Nhật





Lươn là món ăn đặc biệt của người Nhật trong mùa hè. Không những có hương vị rất đặc trưng, nó còn cung cấp nhiều vitamin và tăng cường sức để kháng cho cơ thể.

Một món lươn ngon thường có mùi thơm gần giống mùi patê với hương vị rất đặc biệt, da lươn giòn mà thịt bên trong mềm. Để có được món lươn đạt tiêu chuẩn, quá trình chế biến phải rất công phu: đầu tiên, lươn được nướng trên than hoa, sau đó hấp lên để loại bỏ bớt mỡ lươn, tiếp tục phết một chút sốt ngọt và nướng lại trên than hoa lần thứ hai. Tại vùng Kansai (Osaka), người ta kéo dài thời gian nướng để loại bỏ mỡ lươn thay vì công đoạn hấp, cách làm này làm cho da lươn giòn hơn.

Ẩm thực bốn phương Luonnhat3
Một mâm cơm của người Nhật

Các thành phần trong sốt ngọt phết lên miếng thịt lươn trước khi nướng rất quan trọng, nó quyết định hương vị của món lươn. Mỗi nhà hàng lại có bí quyết riêng để làm món sốt ngọt này. Hơn thế, chất lượng của than hoa cũng rất quan trọng. Loại than hoa lý tưởng nhất là than từ gỗi sồi, khói của loại than này có mùi thơm rất đặc trưng và chính mùi khói đó tạo ra hương vị khác biệt cho món lươn khi nướng. Ngoài ra, để có được món lươn ngon, con lươn dùng để chế biến phải là lươn tự nhiên, có độ dài từ 30 đến 50cm. Vì hiện nay lươn còn được nuôi ở những trang trại, và thịt lươn nuôi thì không ngon như lươn tự nhiên. Những nhà hàng chuyên về lươn thường bảo quản lươn sống trong những thùng lớn và chỉ chế biến lươn khi khách đã gọi món. Tuy phải mất rất nhiều thời gian, nhiều thực khách sẵn sàng chờ đợi để được thưởng thức món lươn hoàn hảo này. Để nhận ra một nhà hàng chuyên về lươn rất dễ dàng, bạn chỉ cần nhìn thấy chữ U – chữ cái đầu tiên của chữ Unagi (lươn) trong tiếng Nhật – trên biển hiệu, chữ này được kéo dài ra và cách điệu thành hình con lươn rất đẹp mắt và độc đáo.

Ẩm thực bốn phương Luonnhat2
Kabayaki - Ảnh: wikimedia

Lươn nướng không ăn kèm với cơm được gọi là Kabayaki và thường được phục vụ như một món khai vị cùng đồ uống. Lươn nướng ăn với cơm lại là một món ăn chính, được gọi là Unajuu hay Unagi donburi. Mỗi món trên có thể được làm theo kích thước to nhỏ khác nhau.

Người ta gọi món lươn được nướng mà không phết sốt là Shirayaki, cách chế biến này giữ được hương vị thuần túy của thịt lươn. Món lươn này hợp với người thích thưởng thức lươn nguyên vị. Nếu bạn chọn thực đơn lươn trọn gói, bạn sẽ được phục vụ món Kimosui, một loại súp nấu từ gan của lươn. Gan lươn rất bổ dưỡng, tuy nhiên không phải ai cũng thích mùi vị của nó. Một số nhà hàng chuyên lươn còn phục vụ món DojO (cá chạch), một loại cá cùng họ với lươn. Khi phục vụ các món lươn, bạn nên rắc sansho (một loại hạt tiêu xay của Nhật bản) lên lươn để tăng thêm mùi vị cho món ăn này.

Ẩm thực bốn phương Luonnhat0
Ảnh: v-ndc.com

Lươn không chỉ nổi tiếng bởi hương vị đặc biệt mà còn vì tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Thông thường, người Nhật ăn các món lươn vào ngày nắng nhất của mùa hè để bổ sung vitamin và sự đề kháng cho cơ thể trong suốt cả năm.
Chữ ký của Khách v





Ẩm thực bốn phương I_icon_minitimeMon Nov 17, 2008 6:50 pm

avatar

Khách viếng thăm

Khách v

Bài gửiTiêu đề: Re: Ẩm thực bốn phương

 
Món ăn quê hương





Ở Bắc Kinh - Trung Quốc, có tiệm tương cà Lục Tất nổi tiếng. Không cao lương mỹ vị, chỉ bán tương, cà muối, dưa muối mà thành danh từ đời ông đời cha cho đến đời con cháu, đến mức một vị Thủ tướng Nhật qua thăm Trung Hoa phải ghé ăn thử cho biết, thì phải nói rất đáng khâm phục.

Trong bộ tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng có kể món cà muối hấp hơi thịt gà. Cà muối cắt sợi để trên vỉ, phía dưới là nồi gà hầm nhỏ lửa. Đợi cho hương vị thịt gà hầm ngấm vào cà thì đem cà phơi nắng sớm cho se mặt. Phải làm đi làm lại tới bốn mươi lần như thế mới xong món cà muối! Tôi không nghĩ tiểu thuyết gia Tào Tuyết Cần bịa chuyện. Chẳng phải quý tộc Trung Hoa vẫn cầu kỳ tới mức cực đoan đó sao?

Ẩm thực bốn phương Caphao1
Ảnh: vietnamsingle

Ẩm thực phương Tây thì có món cà chua xanh muối. Quả cà chua khi còn xanh, cứng, mang muối, đến lúc ngả vị chua là dùng được. Món này rất lành, ăn kèm với thịt bò rán vừa đỡ ngán, vừa lạ miệng. So với bắp cải muối chua chẳng hạn, cà chua xanh muối có vẻ là món rau dưa cao cấp và hấp dẫn hơn.

Còn ở nước ta ta, bữa cơm của người dân Việt thường có những món ăn kèm cho "mặn miệng", mà cà muối là ví dụ tiêu biểu. Quả cà đĩa (cà bát) được muối nén dẹt mới nhìn đã hấp dẫn, bỏ ruột, thái miếng mỏng rồi dầm nước mắm pha ớt, tỏi, đường, trộn đều để khoảng một vài giờ đồng hồ cho thật ngấm.

Món này so với món cà muối hấp hơi thịt gà nói trên hay món kim chi đặc sản nổi tiếng của người Hàn thì vô cùng giản dị, nhưng chắc chắn tốn cơm hơn nhiều. Ngày nay, cà pháo muối có vẻ phổ biến hơn cà bát có lẽ vì dễ chế biến, dễ ăn hơn.

Cà pháo thật ngon phải là cà Nghệ An. Giống cà của xứ Nghệ rất đặc ruột và dày cùi, khi muối cho thêm vài lát riềng, và phải nén chặt đến mức nhăn nhúm, nhưng khi cho vào miệng thì giòn tan.

Ẩm thực bốn phương Caphao2
Ảnh: Tathy

Còn khi muối xổi, những quả cà trắng tinh tròn xoe, chấm với mắm tôm hay mắm ruốc, không ai nỡ lòng từ chối. Mùa nắng nóng, mâm cơm có bát nước rau muống dầm sấu xanh hay vắt chanh, có đĩa cà pháo muối, không gì thích hợp bằng. Trước đây, cà chỉ có vào mùa hè, nhưng nay nhờ có kĩ thuật nhân giống hiện đại mà chúng ta được ăn quả cà muối quanh năm.

Nhưng để hợp với quả cà muối thì không gì sánh cho được với bát canh rau muống luộc được dầm với quả sấu xanh hay miếng chanh vắt cùng. Cái nắng, cái nóng của mùa hè như được xua tan bớt bởi món ăn đạm bạc nhưng vẫn có giá trị đặc biệt của nó. Vì vậy, dù đi đâu thì những người con của đất Việt đều đau đáu về quê hương với nỗi nhớ da diết: "Anh đi anh nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương".


Opera
Chữ ký của Khách v





Ẩm thực bốn phương I_icon_minitimeMon Nov 17, 2008 6:50 pm

avatar

Khách viếng thăm

Khách v

Bài gửiTiêu đề: Re: Ẩm thực bốn phương

 
Bánh truyền thống của Colombia





Ẩm thực Colombia là sự kết hợp độc đáo của hương vị truyền thống pha trộn nét hiện đại. Đặc biệt, trong bữa ăn, người ta không bao giờ quên món bánh.

Đối với người Colombia, chất bột là thành phần chính rất quan trọng trong mỗi bữa ăn. Với nguyên liệu chủ yếu là bột ngô và các loại hoa quả sẵn có, người dân nơi đây chế biến các loại bánh có hương vị đặc biệt thơm ngon và bổ dưỡng.

Ẩm thực bốn phương Colombia2
Một món bánh của Colombia.

Bánh truyền thống nơi này là Arepa được làm bằng bột ngô trộn với muối, nước vừa đủ để nhồi thành một khối bột đặc, sau đó nướng trên một miếng sắt tròn phết đầy mỡ. Bánh Arepa có màu sắc hấp dẫn và hương vị đậm đà, không quá nhiều chất béo.

Ẩm thực bốn phương Colombia1

Ngoài ra, khi tham dự bữa tối ở Colombia, bạn còn được thưởng thức món Mogollo, loại bánh bột mì nhân nho khô, có hương vị thơm và màu sắc đẹp mắt. Bạn cũng sẽ thú vị với Roscome, một kiểu bánh bao bên trong chứa mứt ổi và rắc đường lên trên. Món Almojabana, loại bánh nướng xốp bằng bột ngô cho thêm pho mai mềm cũng rất được ưa chuộng trong các bữa ăn truyền thống của người dân nơi này.
Chữ ký của Khách v





Ẩm thực bốn phương I_icon_minitimeMon Nov 17, 2008 6:51 pm

avatar

Khách viếng thăm

Khách v

Bài gửiTiêu đề: Re: Ẩm thực bốn phương

 
Phong tục thưởng trà





Ngày nay, tại Quảng Đông, Phúc Kiến có một phương pháp thưởng trà rất thú vị được gọi là “công phu trà”. Loại “công phu trà” này rất có thể là một hoạt động có xuất phát điểm từ tục “đấu trà” mà thành…


Vào thời cổ đại, thưởng trà là một hoạt động cao quý, văn nhân và các hoạ gia đều không thể thiếu trà, họ cho rằng, trà có thể khiến họ nghĩ ra những ý thơ, những tác phẩm tuyệt vời. Trà Phương Hương được coi là loại trà có thể tạo ra một loại cảm hứng đặc biệt đối vơi các văn nhân và các hoạ gia, khiến cho con người ta có một loại linh cảm đặc biệt. Các văn nhân thích trà, còn có thể viết ra những bài thơ về trà. Lịch sử thời cổ đại có hàng nghìn bài thơ viết về trà.


Thời Đường Tống, các văn nhân rất thích “đấu trà”, mọi người cùng nhau uống trà, bàn luận về những cái tốt, cái chưa tốt của trà, xem trà của ai ngon nhất, người đó sẽ cảm thấy vô cùng hãnh diện. Còn nếu ai bị thua trong cuộc đấu trà, tức là trà của mình không ngon bằng trà của người khác, thì cảm thấy rất mất thể diện. Trong hoàng cung thời Tống có hoạt động đấu trà. Theo ghi chép sử sách, thì Hoàng đế Triệu Cô là người vô cùng yêu thích hoạt động đấu trà.


Ngày nay, tại Quảng Đông, Phúc Kiến có một phương pháp thưởng trà rất thú vị được gọi là “công phu trà”. Loại “công phu trà” này rất có thể là một hoạt động có xuất phát điểm từ tục “đấu trà” mà thành. Muốn hãm được “công phu trà” ngon, cần phải dùng loại trà Ô Long. Thế nhưng, ngon nhất vẫn là dùng trà Thiết Quan Âm. Nước để hãm trà, tốt nhất là dùng nước suối, chứ không dùng nước giếng khoan.


Dụng cụ để pha trà, tinh tế nhất là nên dùng loại bình gốm được sản xuất tại Nghi Hưng, thuộc Giang Tây. Chén uống trà là loại chén nhỏ, thường thì là loại chén chỉ đủ để uống một ngụm trà mà thôi. Về dụng cụ để pha trà, người ta thường nói đồ của trấn Cảnh Đức, Giang Tây là loại tốt nhất.

Ẩm thực bốn phương Thuongtra1
Ảnh: Longdinh.com.vn

Để hãm được “công phu trà” thành công, cần phải tuân thủ những quy tắc nghiêm ngặt như sau :


Thứ nhất, sau khi khách đã đến đông đủ và ổn định chỗ ngồi, chủ nhân lấy lá trà ra, giới thiệu tên, đặc điểm của lá trà. Các khách mời sẽ truyền nhau xem và ngửi hương của lá trà đó.


Thứ hai, chủ nhân sẽ bỏ lá trà vào trong một chiếc bình đã được tráng qua nước sôi, số lượng lá trà bỏ vào bình chỉ bình 2 phần 3 dung lượng của bình, nếu bỏ nhiều hơn, khách khứa sẽ tỏ ra vô cùng kinh ngạc.


Thứ ba, dâng trà được coi là cao trào của “công phu trà”, bởi nó đòi hỏi một sự tinh tế. Cần phải đổ 25ml nước đã đun sôi vào trong bình trà, sau đó, dùng nắp ấm gạt bỏ những lá trà trôi nổi trên bề mặt ra ngoài.. Tiếp theo là đậy nắp ấm lại. Khi hãm trà, vẫn nên đặt bình trà vào trong một chậu nước ấm , vì như vậy sẽ luôn giữ cho ấm trà nóng và đồng thời, làm cho các chất dinh dưỡng cũng như những tinh hoa trong trà được thoát ra ngoài.


Thứ tư, bỏ những chiếc cốc trà nhỏ làm từ sứ đã được tráng qua nước sôi xếp thành một hàng. Người chủ nhân nhấc chiếc bình trà lên, miệng bình kề sát với miệng chén trà, dựa vào đó để rót trà. Làm như vậy có thể khiến cho mức độ đậm nhạt trong các chén trà là như nhau. Khi nước trong bình trà sắp hết, cũng cần phải rót từng giọt, từng giọt vào trong từng chén để có thể khiến cho các chén trà có vị giống nhau, không phân biệt.


Thứ năm, chủ nhân kính trà tới các quan khách và mọi người. Chén trà đầu tiên cần phải mời những những vị khách quý, hoặc những người cao tuổi để bày tỏ sự kính trọng.


Thứ sáu là thưởng trà. Đây là phần đòi hỏi sự tinh tế tỉ mỉ của người thưởng trà. Chủ nhân và các vị khách đỡ lấy chén trà và đưa lên mũi ngửi mùi hương của trà. Quan sát màu sắc, nếm thử vị trà rồi mới cẩn thận thưởng thức cái nét tinh tế và kỳ diệu của “công phu trà”.


Sau khi uống xong bình trà thứ nhất, mọi người sẽ tiếp tục uống đến bình trà thứ hai, bình trà thứ ba….Những người đã từng thưởng thức qua “công phu trà” đều nói rằng “công phu trà là một kiểu thưởng thức nghệ thuật quý giá.”

Theo Zhongguo wenhoa
Chữ ký của Khách v





Ẩm thực bốn phương I_icon_minitimeMon Nov 17, 2008 6:51 pm

avatar

Khách viếng thăm

Khách v

Bài gửiTiêu đề: Re: Ẩm thực bốn phương

 
Buôn chuyện về văn hóa ẩm thực của đất nước "ăn bốc"





Mỗi dân tộc lại có một đặc trưng ăn uống khác nhau, người Việt Nam chúng mình thì dùng đũa để gắp thức ăn này, mấy bác châu Âu thì lại có cả một bộ dao dĩa, còn người Ấn thì lại dùng chính đôi bàn tay của mình để “xử lý” đồ ăn đấy.

Ẩm thực bốn phương Monanando1(1)
Ảnh: Kênh 14

Mọi người cũng có thể dễ dàng nhận thấy các món ăn Ấn Độ đều có dạng sệt sệt và gia vị được coi là yếu tố cực kỳ quan trọng để tạo ra như vậy. Chúng có tác dụng làm sánh đặc thức ăn và hơn nữa còn tạo mùi vị “không đụng hàng” cho từng món ăn nữa.Trong đó, loại gia vị đặc trưng nhất trong các món ăn Ấn là cari. Có đủ cả một “thế giới cari” trong bữa ăn của người Ấn nhé, nào là cari trứng, cari hải sản, thịt bằm cari, cari gà…rồi lại còn có cả cari rau củ nữa chứ và tất cả các món cari đều được nấu ở dạng “thiếu nước” (để tiện cho việc…bốc í mà). Ngoài ra thì còn phải kể đến các loại gia vị khác được làm từ trái cây như dừa, me, xoài…đều được người Ấn khai thác triệt để để tạo độ chua, cay, béo cho món ăn nữa đó!

Ẩm thực bốn phương Monanando2(1)
Ảnh: Kênh 14

Teens biết hem? Ở Ấn Độ, thịt bò là thức ăn cấm đấy vì 80% người Ấn theo đạo Hindu mà bò lại là linh vật đối với tôn giáo Hindu mà. Vì lẽ đó mà các ấy cũng đừng ngạc nhiên khi bất cứ quán ăn nào ở đây cũng đều có thức ăn chay. Còn nữa đồ ăn chay cũng không phải là “rẻ bèo” đâu, thông thường chỉ có người thuộc tầng lớp “đại gia” ở Ấn Độ mới “được” thỏa sức với các món chay thôi, người nghèo thì “phải” ăn thịt. Nghe trái khoáy nhỉ? Tuy nhiên, teens Việt mình mà có ghé chân sang Ấn Độ thì cũng khó lòng thưởng thức thoải mái được các món ăn ở đây dù là có tiền đi nữa. Vì người Ấn hầu như không dùng đường hay bột ngọt nên thức ăn thường có vị mặn chát, đặc thù nhất là hương vị masala nồng nặc mà phần lớn dân Việt mình đều bị…dị ứng.

Ẩm thực bốn phương Monanando3(2)
Chè Ấn Độ, Ảnh: krfilm

Và nhắc đến Ấn Độ là không thể lãng quên được một món bánh cực kỳ quen thuộc của xứ sở này – bánh Chapati. Và có một điều “hay ho” là món bánh này được nướng bằng phân bò đấy, nghe kinh dị quá!!! Họ thường nắn phân bò thành từng bánh, ốp lên tường để phơi khô và để dùng thay củi. Tuy là món ăn chính trong bữa cơm hàng ngày, nhưng chapati cũng phân hóa thành chapati cho người giàu, người nghèo đấy. Với người nghèo, chapati chỉ đơn giản là bột nướng lên thôi, còn ở nhà giàu, họ còn cho thêm sữa hay bơ gì đấy cơ.

Mà người dân ở đây có cách nấu cơm lạ lắm í! Hem giống bọn mình nấu đâu. Trước tiên là họ xào gạo với dầu ăn hay bơ, rùi mới cho nước vào để nấu, đến khi cơm gần chín thì còn cho thêm nhiều hương liệu khác như quế, hạt tiêu, hạt cumin!? Ngoài ra, ở đây còn có cơm nấu với cá, thịt gà và rau củ…ghê gớm thật!

Ẩm thực bốn phương Monanando4
Ảnh: krfilm

Còn một điều cuối cùng mà Kênh14 muốn “nhắc nhở” teens, đó là nếu có ý định sang Ấn Độ du học thì nhớ phải chuẩn bị thật kĩ “hành trang” cho cái dạ dày đấy, bởi đồ ăn ở Ấn vẫn được coi là khó ăn nhất thế giới mà. Đặc biệt là dân châu Âu í, chỉ cần ngửi mùi thôi cũng là một nỗ lực phi thường đối với họ rồi… Nhưng dù sao thì văn hóa ẩm thức cảu đất nước bên dòng sông Hằng này cũng đem lại cho chúng mình những điều thú vị đúng không?

Kênh 14
Chữ ký của Khách v





Ẩm thực bốn phương I_icon_minitimeMon Nov 17, 2008 6:52 pm

Thành Hưng
Sử học , Sinh Học và Địa lý

Thành viên năng động

Thành Hưng

Thành viên năng động

http://truongtructuyen.vn/
Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Thành Hưng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cộng tác viên
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Ẩm thực bốn phương 32
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Ẩm thực bốn phương 102
Ngày tham gia Ngày tham gia : 09/11/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 585
Đến từ Đến từ : Thành phố Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Sử học , Sinh Học và Địa lý
Điểm thành tích Điểm thành tích : 627
Được cám ơn Được cám ơn : 108

Bài gửiTiêu đề: Re: Ẩm thực bốn phương

 
Muôn màu m,uôn vẻ đẹp quá .
Chữ ký của Thành Hưng





Ẩm thực bốn phương I_icon_minitimeMon Nov 17, 2008 6:52 pm

avatar

Khách viếng thăm

Khách v

Bài gửiTiêu đề: Re: Ẩm thực bốn phương

 
8 trường phái ẩm thực Trung Quốc






Trung Quốc có khá nhiều trường phái nấu ăn. Trong đó, những trường phái có ảnh hưởng và mang tính đại diện nhất được cả xã hội công nhận là các món ăn của Sơn Đông, Tứ Xuyên, Quảng Đông, Phúc Kiến, Giang Tô, Chiết Giang, Hồ Nam và An Huy.

Sự hình thành của một trường phái có lịch sử lâu dài không thể tách rời với việc nấu ăn đặc sắc và độc đáo. Đồng thời, nó cũng chịu sự ảnh hưởng của địa dư, điều kiện khí hậu, đặc sản tài nguyên, thói quen ăn uống... Có người đã ví một cách nhân cách hóa về 8 trường phái món ăn này như sau: món ăn của Giang Tô, Chiết Giang có khác nào người đẹp; Giang Nam thanh tú; món ăn của Sơn Đông, An Huy là một trang nam nhi mộc mạc chất phác; món ăn của Quảng Đông, Phúc Kiến thì nhã nhặn như vị công tử phong lưu còn món ăn của Tứ Xuyên, Hồ Nam thì chẳng khác nào một vị danh sĩ tài ba.

Món ăn Sơn Đông.

Ẩm thực bốn phương Truongphaitrunghoa4

Trường phái: Gồm hai loại món ăn Tế Nam và Dao Đông.

Đặc điểm: Vị nồng đậm, nặng mùi hành tỏi, nhất là món hải sản, có sở trường làm món canh và nội tạng động vật.

Món ăn có tiếng: ốc kho, cá chép chua ngọt.

Món ăn Tứ Xuyên


Ẩm thực bốn phương Truongphaitrunghoa1

Trường phái: Gồm hai trường phái Thành Đô và Trùng Khánh.

Đặc điểm: Lắm mùi vị và nồng đậm.

Món ăn có tiếng: vây cá kho khô, cua xào thơm cay.

Món ăn Giang Tô

Trường phái: Gồm món ăn của các địa phương Dương Châu, Tô Châu và Nam Kinh.

Đặc điểm: Nổi tiếng về các món hầm, ninh, tần. Chú trọng về món canh, bảo đảm nguyên chất nguyên vị.

Món ăn có tiếng: món thịt và thịt cua hấp.

Món ăn Chiết Giang


Trường phái: Gồm các món ăn của Hàng Châu, Ninh Ba, Thiệu Hưng. Nhưng có tiếng tăm nhất là món ăn của Hàng Châu.

Đặc điểm: món ăn tươi mềm, thanh đạm, không ngấy.

Món ăn có tiếng: tôm nõn Long Tỉnh, cá chép Tây Hồ.

Món ăn Quảng Đông

Ẩm thực bốn phương Truongphaitrunghoa2
Ảnh theo: my.opera.com


Trường phái: Gồm ba trường phái Quảng Châu, Triều Châu và Đông Giang, món ăn Quảng Châu nổi tiếng nhất.

Đặc điểm: Rất sành về các món chiên, rán, hầm. Khẩu vị thơm giòn và tươi.

Món ăn có tiếng: Tam xà long hổ phượng, lợn quay.

Món ăn Phúc Kiến

Ẩm thực bốn phương Truongphaitrunghoa3
Ảnh theo: Huylongvien.com


Trường phái: Gồm các món ăn Phúc Châu, Tuyền Châu và Hạ Môn. Nhưng chủ yếu là món ăn Phúc Châu.

Đặc điểm: Nguyên liệu chủ yếu là hải sản, chú trọng vị ngọt chua mặn thơm, màu đẹp vị tươi.

Món ăn có tiếng: Kim phúc thọ, cá kho khô...

Món ăn Hồ Nam


Trường phái: Chú trọng thơm cay, tê cay, chua, cay và tươi. Nhưng chua cay là nhiều nhất.

Món ăn có tiếng: kho vây cá.

Món ăn An Huy


Ẩm thực bốn phương Truongphaitrunghoa5

Trường phái: Gồm các món ăn của miền nam An Huy, cũng như khu vực dọc sông Trường Giang và Hoài hà. Nhưng với các món ăn của vùng miền nam An Huy là chính.

Đặc điểm: Có sở trường về các món ninh, hầm. Rất chú trọng về mặt dùng lửa.

Trong 8 trường phái ẩm thực của TQ thì món ăn của Tứ Xuyên là được phổ biến rộng rãi nhất. Món ăn Tứ Xuyên có lịch sử lâu dài, hương vị độc đáo, rất có tiếng tăm ở trong và ngoài nước. Nó đặc biệt chú trọng về sắc, hương, vị, hình, nhất là có khá nhiều vị và nồng đậm gồm: tê, cay, mặn, ngọt, chua, đắng, thơm, trộn lẫn khéo léo, biến hóa linh hoạt, đã pha chế ra mấy chục vị phức hợp rất độc đáo như: tê cay, chua cay, dầu đỏ, dầu trắng... Nhiều khẩu vị lại khéo chế biến, nên đã được xếp hàng đầu trong các món ăn ở trong và ngoài nước, được gọi là mỗi món một khác, trăm món trăm vị.
Đặc sản Tứ Xuyên.

Phương pháp nấu của các món ăn Tứ Xuyên là khéo dựa vào các điểu kiện nhiên liệu, khí hậu và thực khách, vận dụng linh hoạt tình hình cụ thể, trong cách nấu ăn có hơn 30 phương pháp gồm: xào, rán, chiên, kho, ướp, nộm, muối...

Ẩm thực bốn phương Truongphaitrunghoa6

Theo đà sản xuất phát triển và kinh tế phồn vinh, các món ăn Tứ Xuyên trên cơ sở vốn có, đã hấp thu sở trường của các món ăn nam bắc, cũng như ưu điểm của các bữa tiệc quan chức và nhà buôn, hình thành đặc điểm món ăn miền bắc nấu theo kiểu Tứ Xuyên, món ăn miền nam mang hương vị Tứ Xuyên, nên mới được gọi là “Thực tại Trung Quốc, vị tại Tứ Xuyên”.

Các món ăn Tứ Xuyên rất coi trọng về thay đổi mùi vị, phân biệt rõ đậm nhạt, nặng nhẹ. Món ăn Tứ Xuyên không thể tách rời với ớt, hoa tiêu và hạt tiêu. Có khá nhiều cách sử dụng ớt và rất linh hoạt, khi thì dùng làm nguyên liệu chính, khi thì chỉ dùng làm phối liệu, nhưng phần lớn là dùng làm gia vị. Món ăn Tứ Xuyên cũng có khá nhiều kiểu cách đổi mùi vị, vừa phù hợp với từng khẩu vị của người ăn, cũng thích hợp với mỗi mùa khí hậu khác nhau như: mùa đông và mùa xuân khí hậu rét mướt thì dùng vị ớt nhiều hơn. Còn mùa hạ và mùa thu khí hậu nóng bức thì vị ớt phải giảm đi ba phần. Một đặc điểm lớn nhất của món ăn Tứ Xuyên là khéo điều chỉnh mùi vị, khẩu vị có nồng có nhạt, trong nhạt có nồng, nồng nhưng không ngấy, nhạt nhưng không bạc. Do đó, món ăn Tứ Xuyên không những lắm vị và nồng hậu, mà còn có sở trường về mặt thanh, tươi, đạm, nhã, khiến người ăn đều tấm tắc khen ngợi và thật khó quên.

VnExpress(Theo Chinabroadcast)
Chữ ký của Khách v





Ẩm thực bốn phương I_icon_minitimeMon Nov 17, 2008 6:53 pm

avatar

Khách viếng thăm

Khách v

Bài gửiTiêu đề: Re: Ẩm thực bốn phương

 
Những nhà hàng kỳ lạ trên thế giới





Đặt chân đến những nhà hàng đặc biệt này, thực khách không chỉ được thưởng thức các món ăn hấp dẫn mà còn có được những trải nghiệm hết sức độc đáo.



Nhà hàng Bagger's ở Đức để khách tự đặt món ăn qua màn hình cảm ứng trên bàn, sau đó máy tính sẽ thông báo cho khách thời gian chờ. Đồ uống và các đĩa thức ăn được chuyển đến bàn theo hệ thống đường xoắn ốc tự động mà không cần nhân viên bưng bê. (Ảnh: Trendhunte).



Quang cảnh trong nhà hàng Cabbages & Condoms (Bắp cải và Bao cao su) ở thủ đô Bangkok được bài trí hết sức đặc biệt, với vô số bao cao su đủ màu sắc và kích cỡ. Tại đây, du khách có thể vừa ăn các món đặc sản địa phương vừa có thêm kiến thức về tình dục an toàn. (Ảnh: NYT).



Nhà hàng D.S Music ở Đài Loan thì cho thực khách cảm giác như trong bệnh viện, với bàn ăn là giường bệnh và đồ uống được rót từ những chai truyền dịch. Tại đây, các nhân viên phục vụ cũng diện trang phục của y tá. (Ảnh: Trendhunter).



Dinner in the Sky là một nhà hàng độc đáo tại thủ đô Brussels của Bỉ. Nó có thể tiếp đón hai chục người ở độ cao 45m so với mặt đất. Toàn bộ khách cùng đầu bếp và phục vụ sẽ được cần cẩu nâng lên không trung. Hãy luôn nhớ thắt chặt dây bảo hiểm và đừng đánh rơi dao hay dĩa khi ăn ở đây để tránh nguy hiểm. (Ảnh: News.com.au).



Nhà hàng toilet với bàn ghế là các thiết bị vệ sinh, còn món ăn được phục vụ trong những chiếc bát có hình bồn cầu thu nhỏ. Hiện mô hình này đã được nhân lên ở nhiều nơi trên thế giới. Trên ảnh là nhà hàng mang tên Marton Theme ở đảo Đài Loan. (Ảnh: Reuters).



Ithaa là tên nhà hàng đặt ngầm dưới nước thuộc khu nghỉ dưỡng Hilton của quốc đảo Maldives. Nhà hàng nằm dưới lòng Ấn Độ Dương và cách mặt nước 5m, có sức chứa 14 khách. (Ảnh: mental-floss).



Tại nhà hàng O.Noir ở thành phố Montreal (Canada), thực khách sẽ được phục vụ trong bóng tối và thậm chí họ không thể nhìn thấy đồ ăn trước mặt. Toàn bộ nhân viên ở đây là người khiếm thị. Ý tưởng về kiểu nhà hàng này được bắt nguồn từ Thụy Sĩ. (Ảnh: Trendhunter).

Mai Nguyên (VnExpress)
Chữ ký của Khách v





Ẩm thực bốn phương I_icon_minitimeMon Nov 17, 2008 6:53 pm

avatar

Khách viếng thăm

Khách v

Bài gửiTiêu đề: Re: Ẩm thực bốn phương

 
Văn hóa ẩm thực Phật Giáo của Người Hàn Quốc





Văn hóa ẩm thực nói chung và của những người theo đạo phật nói riêng ở Hàn Quốc là những món ăn có từ lâu đời, có tác dụng chữa bệnh rất tốt và là những món ăn mang tính tự nhiên

Chuyện kể rằng cách đây lâu lắm rồi, Siddhartha Gautama, một triết gia ở miền bắc Ấn Độ, người có thể nhìn thấy mọi vấn đề trong cuộc sống như sinh, lão, bệnh, tử đã rời quê tìm sự khai sáng, giã thoát những nỗi đau khổ cho nhơn loại chúng sinh và áp dụng một cách điều trị đặc biệt, ngồi thiền suốt 6 năm dưới gốc cây Bodhi, hằng ngày sống bằng hạt vừng và lúa mạch. Lối sống khổ hạnh nói trên bị gián đoạn bởi một ngày kia khi có một người phụ nữ mang đến cho Siddhartha một bát cháo gạo, ông chấp nhận và 21 ngày sau Gautama đã tìm được sự khai sáng và trở thành triết gia hay Phật Bddha.

Ẩm thực bốn phương Monanhan1

Nguồn gốc văn hóa ẩm thực của nhà chùa được bắt nguồn từ sự tích nói trên, đặc biệt làm tù món cháo loãng ăn dưới gốc cây Budhi. Trong Phật giáo, phàm ăn được xem là thói xấu cần tránh và tôn vinh phương pháp thực hành khổ hạnh, động tác nhận bát cháo của Buddha chứng tỏ con người phải cần đến dưỡng chất để thúc đẩy thủ pháp dưỡng sinh có hiệu quả, đây chỉ là một khía cạnh rất nhỏ và đơn giản trong văn hóa ẩm thực của đạo Phật, chính điều này là một nhà sư nổi tiếng Wonhyo (617-686 sau CN) đã răn dạy: “Mỗi nhà sư cần phải thỏa mãn cơn đói khát của mình bằng các loại thức ăn từ vỏ và rễ cây”.

Nguyên lý chế biến của các loại thực phẩm của nhà chùa là bảo toàn chất lượng nguyên thủy của thực phẩm càng cao càng tốt, để tăng cường độ thơm, ngon, tự nhiên của các dưỡng chất vốn có trong thiên nhiên, tạo sự ngon miệng, khoái khẩu mang tính tự nhiên. Tại Hàn Quốc, các phương pháp chế biến này cũng rất đa dạng và phong phú, tùy thuộc theo phong tục, tập quán của từng vùng, miền nhưng tựu chung vẫn hướng tới 3 tiêu chí chính: thứ nhất là sạch sẽ; đặc biệt quan tâm tới yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm, từ khâu gieo trồng cho đến khâu chế biến, không dùng các loại phân bón hóa học hay thuốc trừ sâu. Hai là sự nhẹ nhàng, nhẹ nhàng ở đây là nói về hương vị, sử dụng gia vị mắm muối, mì chính làm sao cho ngon miệng. dễ tiêu hóa, nhưng lại không quá mặn, quá chua, quá cay, hay quá hắc, gây ảnh hưởng tới bộ phận nội tạng cơ thể khi các nhà sư thực hành thiền. Riêng mì chính hay bột nêm chỉ cho vừa phải, một ít để kết hợp giữa vị ngọt và vị mặn với các hương vị khác. Ba là chú ý đến những lời Buddha dạy, có nghĩa là không nên sắp quá nhiều, đủ dùng cho một bữa, hạn chế đồ thừa và lượng dưỡng chất vượt quá so với nhu cầu cần thiết.

Ẩm thực bốn phương Monanhan2

Tại các nhà chùa ở Hàn Quốc hiện nay, bữa ăn được chuẩn bị khá chu đáo, nhằm cung cấp vừa đủ năng lượng để thực hành thiền, chính vì vậy các món ăn đều được tính toán và chế biến kỹ lưỡng để mang lại giá trị dinh dưỡng cao nhất. Trong văn hóa Phật Giáo, ý tưởng “tinh thần và thể chất là một”, bởi vậy thức ăn là một yết tố vô cùng quan trọng nhằm mang lại ý tưởng khai sáng giúp con người trở nên thông thái về tinh thần và khỏe mạnh về thể chất. Với quan điểm nhất quán như vậy, văn hóa ẩm thực trong các nhà chùa ở Hàn Quốc người ta quan tâm nhiều đến thành phần dinh dưỡng của thực phẩm bất luận đó là mùa hè hay mùa đông, như vậy cơ thể mới hấp thụ hết chất bổ có trong thực phẩm, đặc biệt người ta chú ý đến thời gian chế biến, thời gian nấu, tất cả duy trì ở ở mức thích hợp, đây là điều quan trọng trong văn hóa ẩm thực Phật giáo của người Hàn Quốc. Ví dụ việc thiếu hụt các chất khoáng có thể gây hiện tượng thiếu máu, cơ thể suy nhược. Nói đến văn hóa ẩm thực Phật giáo ở xứ Hàn, người ta lại liên tưởng đến một số món ăn nổi tiếng như kim chi, Bugak hay món Jangjji truyền thống.

Món kim chi là món bắp cải muối lên men cho thêm các loại gia vị, ăn thơm và rất ngon miệng, từ Kim chi người ta có thể chế ra nhiều món khác, kể cả món ăn kiểu như bánh đa nem của Việt Nam, bên trong có bột gạo, bột mì, rau bina, rau diếp biển…với rất nhiều màu sắc hấp dẫn, hoặc món kim chi cuốn, bên trong có chứa nhiều loại rau như nấm enoki, có tác dụng rất tốt trong việc cung cấp năng lượng cho các nhà sư khi thực hành thiền.

Ẩm thực bốn phương Monanhan3

Món Bugak và Jangajji là những món ăn phổ thông truyền thống tại các nhà chùa. Bugak được chế từ các loại nấm khô hoặc rong biển nhưng trong bột gạo và sau đó rán trong dầu. Thời gian và phương pháp rán tùy thuộc vào sở thích và cách chế biến của mỗi vùng, còn món Jangajji lại là món cũng rất phổ biến trong đó thực đơn chính lại là nước cốt độn hành xay

Ẩm thực 365
Chữ ký của Khách v





Ẩm thực bốn phương I_icon_minitimeMon Nov 17, 2008 6:54 pm

avatar

Khách viếng thăm

Khách v

Bài gửiTiêu đề: Re: Ẩm thực bốn phương

 
Những quán ăn quái dị nhất thế giới





Cuộc sống đôi khi cũng có lúc trở lên nhàm chán, khi đó con người luôn có xu hướng đi tìm những điều kỳ quặc, lạ thường để làm tươi mới lại cảm xúc của bản thân.

Vì thế mà những nhà hàng khác thường cứ liên tiếp mọc lên trên thế giới để đáp ứng những nhu cầu ngày một cao hơn của các thực khách.

1. Nhà hàng “Clothing Optional Dinner” - chỉ dành cho thực khách “nude” ở New York.

Để câu khách, John Ordover, chủ một quán ăn không mấy tiếng tăm ở khu Manhattan (New York), đã tổ chức những “Bữa tối ăn mặc tùy ý” (Clothing Optional Dinner), mà ở đó chỉ có các nhân viên phục vụ mới được mặc quần áo để đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, còn các thực khách thì phải “nude” hoàn toàn.

Ẩm thực bốn phương Nhahangdoc2

Khi bước vào hiệu ăn, các thực khách bỏ mũ, cởi áo khoác, khăn quàng, tháo găng tay. Vẫn chưa đủ, họ tiếp tục cởi bỏ áo sơ mi, váy hoặc quần, kể cả quần áo lót, tất... cho tới lúc hoàn toàn không có một mảnh vải che thân. Những trang phục sẽ được nhân viên phục vụ cho vào túi ni lông bảo quản cẩn thận và sẽ trả lại cho khách lúc họ ra về. Tuy nhiên, các vị thực khách New York chuộng thời trang này vẫn giữ lại trên người họ các đồ trang sức như hoa tai, vòng cổ hoặc đôi giày sang trọng.

Một vị khách quen của quán ăn cho biết: “Những người đàn ông đến đây ăn uống phải học được cách giữ thái độ bình thản khi ngồi đối diện với các chị em. Thật là thú vị khi ngồi trong phòng ăn khỏa thân như thế này!”.

2. Nhà hàng “Cabbages & Condoms” (Bắp cải và Bao cao su), Thái Lan

Ẩm thực bốn phương Nhahangdoc3

Nhà hàng có cái tên độc đáo Cabbages & Condoms (Bắp cải và Bao cao su) ở Bangkok được mở ra với mục đích tuyên truyền cho mọi người sử dụng bao cao su. Cũng vì thế mà nhà hàng được trang trí một cách vô cùng đặc biệt: ngay trước cửa ra vào treo lơ lửng một bao cao su (BCS) to gần bằng bao gạo. Trên tấm áp phích lớn treo ở hành lang, có hình những đôi trai gái đang nhảy nhót vui nhộn và đối đáp nhau: "Use condom?" (Dùng BCS nhé?), "Ok!". Bên trong nhà hàng, BCS hiện diện một cách đĩnh đạc và khéo léo trên tất cả những vật dụng trang trí, thậm chí các nhân viên phục vụ bàn còn đội cả một chiếc mũ BCS trên đầu.

Ẩm thực bốn phương Nhahangdoc4

Thú vị hơn, nhà hàng còn treo rất nhiều bức tranh Mona Lisa khổ lớn, trên tay cầm BCS! Một số món ăn, thức uống ở đây được chế biến giống hình dạng BCS như món Blue Condom, Spicy Condom Salad... Lúc ra về, mỗi khách hàng đều được tặng BCS.

3. Buns and Guns - Nhà hàng súng đạn ở Libăng

Do chiến tranh tàn phá, một nhà hàng thức ăn nhanh ở thủ đô Beirut (Libăng) đã có cách thu hút khách hàng bằng cách trang trí giống như một lô cốt quân sự và các thực khách ăn uống trong tiếng súng thay vì tiếng nhạc.

Ẩm thực bốn phương Nhahangdoc5

Chủ của nhà hàng Yousef Ibrahim phục vụ những món “khoái khẩu” của người Li-băng và đặt lại tên cho chúng, như "đạn rocket" “(món gà nướng xiên) và “bánh mỳ khủng bố”. Các món khác gồm có (súng) Kalashnikov, (súng) Dragunov, (súng) Viper, (máy bay) B52. Thực khách vừa có thể thưởng thức các món ăn vừa chiêm ngưỡng các loại vũ khí và đạn dược trông giống như thật được trang trí tại các quầy.

Ẩm thực bốn phương Nhahangdoc6

Nhà hàng Buns & Guns (với khẩu hiệu: Một chiếc bánh sandwich có thể giết chết bạn) nằm trong khu vực ủng hộ Hezbollah do đó thực khách chính ở đây hầu hết là các chiến binh Hezbollah. Anh Ibrahim cho biết: "Mục đích của tôi là làm khách hàng mỉm cười trước khi hỏi tại sao lại đưa hình ảnh vũ khí vào đây. Điều quan trọng là họ mỉm cười trước đã”. Anh cũng không quên “đính chính” rằng món sandwich của anh chỉ có thể “giết” được những khách hàng ăn quá nhiều.

4. Nhà hàng Hitler's Cross, Mumbai, Ấn Độ


Cách bài trí cũng như thực đơn của nhà hàng chẳng có gì đặc biệt, song chính tên gọi khác thường gây tranh cãi mới là điểm nổi bật thu hút những vị thực khách tò mò. Nhà hàng Hitler's Cross nằm ngay gần trung tâm tài chính của Ấn Độ đã biết tạo sự nổi bật của riêng mình giữa vô vàn quán ăn sang trọng khác ở thành phố Mumbai (Bombay) bằng ngay chính tên gọi của mình cũng như tấm poster cỡ lớn ám chỉ hình ảnh nhà độc tài ngay trước cửa.

Ẩm thực bốn phương Nhahangdoc7

Punit Shablok, chủ nhà hàng, tiết lộ: "Sự độc đáo chính là bí quyết kinh doanh của chúng tôi. Cái tên sẽ ăn sâu vào tâm trí mọi người. Làm như vậy không phải để quảng bá cho Hitler. Đơn giản là chúng tôi muốn nói với mọi người rằng chúng tôi rất khác biệt, cũng như Hitler từng là người rất khác biệt trong quá khứ".

Tuy cái tên của nhà hàng còn gây nhiều tranh cãi, nhất là phản ứng từ những người gốc Do Thái ở Ấn Độ, nhưng nó cũng đã tạo được hiệu quả như mong muốn của chủ nhà hàng khi lượng khách đến đây ngày một đông hơn. Ông Fatima Kabani, quản lý nhà hàng cho hay: "Nơi đây không đề cập gì tới chiến tranh hay tội ác. Mọi người tìm đến để thư giãn và ăn uống". Ông còn tiết lộ thêm rằng, có kế hoạch biến tên gọi Hitler's Cross thành một thương hiệu và nhân rộng mô hình nhà hàng này ở Mumbai.

5. Nhà hàng Modern Toilets ở Đài loan

Với phong cách thiết kế và đồ đạc chủ đạo đều là hình bồn cầu, thậm chí cả khay đựng thức ăn cũng có hình bồn cầu hay bồn rửa mặt đã khiến cho nhà hàng với tên gọi cũng rất đặc biệt này, Modern Toilets, trở nên vô cùng nổi tiếng ở Đài Loan.

Ẩm thực bốn phương Nhahangdoc8

Bàn ghế trong nhà hàng này đều có hình những chiếc toilet, khăn ăn trên bàn cũng các cuộn giấy vệ sinh tròn, thậm chí còn có rất nhiều loại thức ăn được làm giống như "chất thải". Ông chủ nhà hàng giải thích: “Chúng tôi muốn tạo ra mọi thứ thật gần gũi với tự nhiên để thu hút các thực khách trẻ tuổi và những người thích cảm giác lạ”.

6. Nhà hàng Aurum ở Singapore - thưởng thức nghệ thuật ẩm thực trên xe lăn

Đã bao giờ bạn đã nảy sinh trong đầu ý tưởng về bữa tối cuối cùng ngay tại ngưỡng cửa cái chết chưa? Nếu có, hãy thử ghé thăm nhà hàng Aurum ở Singapore để tự mình trải nghiệm qua những cảm giác kỳ lạ đó.

Ẩm thực bốn phương Nhahangdoc9

Aurum là một nhà hàng chuyên phục vụ bữa ăn trong những chiếc xe lăn mạ vàng trong một căn phòng được thiết kế như nhà xác với những chiếc bàn thép phẫu thuật. Một không gian lạnh lẽo như muốn mời đón các thực khách về với chốn “thiên bồng”. Clement Lee, giám đốc nhà hàng, cho biết ông muốn nhà hàng có cái gì đó khác lạ, phù hợp với phương pháp nấu ăn tiến bộ (molecular gastronomy) để những món ăn có hương vị mới. Nghệ thuật nấu ăn này nổi tiếng với các đầu bếp như Ferran Adria của nhà hàng El Bulli (Tây Ban Nha) và Heston Blumenthal của nhà hàng Fat Duck tại thị trấn Bray nước Anh.

7. Dinner In The Sky - nhà hàng giữa lưng chừng trời ở Brussels, Bỉ

Ẩm thực bốn phương Nhahangdoc10

Nhà hàng này chỉ phù hợp với những người thích cảm giác mạnh bởi nó được treo chênh vênh ở độ cao 50 mét so với mặt đất. Thực chất, Dinner In The Sky chỉ có một chiếc bàn lớn được thiết kế đặc biệt để một chiếc cần trục lớn đưa lên trên không trung cùng với đầu bếp và các món ăn sành điệu. Vừa ăn, thực khách vừa được chu du trên không trung để ngắm nhìn thành phố từ trên cao.

8. Nhà hàng Le Zoo chez Felix ở Abidjan, châu Phi

Ẩm thực bốn phương Nhahangdoc11

Nhà hàng nổi tiếng với việc thiết đãi các thực khách bằng những món ăn quái dị khác xa so với những món ăn mà chúng ta thưởng thức hàng ngày bởi chúng được làm từ thịt động vật hoang dã như trăn, rắn, cá sấu, mèo rừng, chuột đồng và cả khỉ nữa. Tiếng tăm của nhà hàng này được nhiều người biết đến, từ bờ đông sang bờ tây, từ Bờ biển Ngà đến Kenya và Guinea.

9. Câu lạc bộ Count Dracula, Rumania

Ẩm thực bốn phương Nhahangdoc12

Câu lạc bộ Count Dracula nổi tiếng trên khắp đất nước Rumania bởi cung cách phục vụ cũng như cách bài trí không gian bên trong quán. Đến đây, thực khách có cảm giác như bước vào hang ổ chết chóc của vị bá tước huyền thoại chuyên hút máu người - Dracula.

10. Nhà hàng Twentyfour, Anh - một ly rượu ngắm nhìn cả thế giới xung quanh

Những ai thích được thưởng thức những điều thú vị của thế giới hiện đại thì không nên bỏ qua nhà hàng Twentyfour ở nước Anh. Đến đây, bạn sẽ gặp hết bất ngờ này đến thú vị khác. Thay vào những bức tường và góc phòng tối om là những màn hình khổng lồ trình chiếu các đoạn phim về tất cả các vùng trên thế giới, từ bãi biển Hawaii cho đến vườn quốc gia Grand Canyon (Mỹ). Chưa hết, những chiếc máy hồng ngoại sẽ phát hiện ra khách hàng đang đứng trước một màn hình nào để thông báo cho quầy bar biết bạn muốn thưởng thức thứ đồ uống gì.

Ẩm thực bốn phương Nhahangdoc13

Khi bạn đặt một chiếc cốc lên quầy bar, một chiếc máy sẽ quét qua để nhận biết được thứ đồ uống còn sót lại trong cốc và phục vụ đúng thứ mà bạn cần. Trên quầy bar, những máy cảm biến nhiệt được gắn lên bàn. Khi bạn chạm tay vào, một bông hoa sẽ nở ra ngay ở bên dưới đó. Thú vị hơn nữa, màn hình còn có thể hiển thị những bể cá ảo với những con cá kỹ thuật số có thể bơi theo khách hàng.

Dân trí
Chữ ký của Khách v





Ẩm thực bốn phương I_icon_minitimeMon Nov 17, 2008 6:54 pm

avatar

Khách viếng thăm

Khách v

Bài gửiTiêu đề: Re: Ẩm thực bốn phương

 
Ẩm thực Mỹ Latin



Cái ăn của Sài Gòn ngày càng đa sắc. Những món ăn mà nguồn gốc cách xa Việt Nam cả mấy chục giờ bay cũng đã có mặt tại thành phố này. Đó là ẩm thực Mỹ Latin.
Ẩm thực bốn phương Mylatinh1

Ẩm thực Mỹ Latin hình thành từ bốn nguồn nguyên liệu:

Bản địa Indian (bột sắn, khoai tây ngọt và đậu
phộng), văn minh trồng trọt Aztec (bắp, đậu đỏ và gạo), vật phẩm lục địa đen (khoai mỡ, chuối, dừa và dầu cọ) và vật phẩm và cách chế biến nấu nướng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha (heo nuôi, cừu…) Hai nền văn hoá ẩm thực để dấu ấn cả Mỹ Latin là Brazil và Mexico. Loại gia vị nổi tiếng nhất ở vùng này ai cũng biết là ớt Chilê.


Nguyên liệu từ văn minh trồng trọt Aztec trở thành món tạo năng lượng chính cho người dân cả vùng. Ngoài ra, người Brazil chuộng churrasco (thịt nướng).

Và thử chọn món cá như một hợp âm của ba âm chồng lên nhau: Red tuna trio – cá thu ngừ ba món gồm: cá ngừ nghiền tẩm gia vị có mù tạt ăn sống + cá áo bột chiên tempura + cá nướng tiêu với mù tạt.

Một kiểu churrasco vai cừu ăn với khoai tây nghiền, rau sống, cà, nấm kho…

Nếu có chọn vang, hãy nhớ những nhãn hiệu vang ngon của Mỹ Latin, nhất là ở Mexico xứ trồng nho và sản xuất vang lâu đời nhất châu Mỹ, là Cabernet Sauvignon, Merlot, Petite Syrah, Colombard and Chenin Blanc.box

Quán nằm ở phố Thái Văn Lung yên tĩnh, khung cảnh bên trong ấm cúng nhờ những tông màu ấm, thiết kế có gu, phong cách tạo liên tưởng đến Mỹ Latin, giúp cho bữa ăn kéo dài sảng khoái, bỏ quên cái ồn ào một thời gian
Chữ ký của Khách v





Ẩm thực bốn phương I_icon_minitimeMon Nov 17, 2008 6:55 pm

avatar

Khách viếng thăm

Khách v

Bài gửiTiêu đề: Re: Ẩm thực bốn phương

 
Ăn pizza ở Pisa





Trước ngày đi Ý chơi một tháng, tôi bắt đầu lên kế hoạch... ăn kiêng và tìm trên mạng những điểm ăn ngon ở Ý, đồng thời lên một thực đơn các món đặc trưng Ý sẽ thưởng thức, trong đó không thể thiếu pizza.

Trong gần một tuần ở vùng Toscana, chúng tôi đã ăn món pizza đến năm lần, các món khác chỉ một lần. Hầu như hai từ Pizzeria Ristorante, tên gọi nhà hàng bán pizza, được nhìn thấy mỗi ngày trên khắp các nẻo đường chúng tôi đi qua, ở các thành phố lớn nhỏ. Thậm chí dọc các highway, thay vì như thường thấy ở Đức, Pháp, Mỹ... là chữ M vàng choé, to đùng của McDonalds (lại rất hiếm thấy ở Ý), thì các bảng quảng cáo pizza đã chiếm lĩnh vị trí này.

Ẩm thực bốn phương Pizza1

Pizza ở Pisa

Vùng Toscana có thành phố Pisa với toà tháp nghiêng lừng danh, thu hút hằng triệu du khách khắp nơi đến chiêm ngưỡng và phong cảng tuyệt đẹp. Ở khu trung tâm thành phố, tôi đã thử đếm trên một con phố có đến hơn 20 nhà hàng bán món pizza! Điều đó quả là khó khăn cho du khách mới đến đây lần đầu vì họ sẽ rất phân vân, không biết nên ăn ở tiệm nào mới ngon. Chúng tôi quyết định bước vào một tiệm nào đó trông được mắt nhất sau khi liếc nhìn qua thực đơn dán trước cửa để biết chắc trong túi mình có đủ tiền trả.

Ẩm thực bốn phương Pizza2

Ngày đầu chúng tôi còn ăn pizza trong nhà hàng. Sau đó, chúng tôi phát hiện ra pizza bán ngoài đường cũng ngon không kém, giá thì chỉ bằng 1/3, vừa đi vừa ăn hoặc ngồi trên bãi cỏ bên cạnh tháp Pisa ăn lại thú vị hơn nhiều! Mỗi ngày đều ăn pizza nhưng chúng tôi thử nếm các loại pizza với topping (nhân trên mặt bánh) khác nhau. Tuỳ vùng miền khắp nước Ý, cũng như tuỳ nhà hàng mà có các kiểu chế biến pizza khác nhau, song tựu trung có một số loại pizza truyền thống: pizza Bolognese (thịt bằm), pizza Magarita, pizza Mozarella (phô mai Mozarella, cà chua, ôliu), pizza Salami (xúc xích), pizza Hawaii (jambon và thơm), Pizza hải sản, pizza cá thu, pizza nấm, pizza chay...

Khi pizza chu du sang các nước khác, như Thái Lan chẳng hạn, người ta đã sáng tạo thêm kiểu pizza tom yum (tôm chua cay). Còn pizza kiểu Ấn thì được chế biến với thịt gà cà ri, Pizza ở Thổ Nhĩ Kỳ có thịt bằm, ôliu đỏ, hành tây. Pizza Đức thì không thể thiếu các kiểu xúc xích làm topping. Pizza Tây Ban Nha có đậu và bắp... Món pizza đúng là thiên hình vạn trạng!

Ẩm thực bốn phương Pizza3

Pizza từ đâu đến

Thực ra pizza xuất phát từ món bánh tự chế của người nghèo. Khi không còn biết ăn gì nữa hoặc không còn gì để ăn, ngươi ta nghĩ ra việc nướng bánh mì kiểu dẹp, tròn thay vì kiểu thông thường và cho lên trên tất thảy những gì người ta còn trong bếp. Thế là món bánh pizza ra đời.

Việc chọn loại bột chế biến, cách pha bột, thời gian nướng, độ dày của bánh... sẽ cho ra mùi vị bánh khác nhau. Nhìn chung, đa số mọi người ăn pizza - trừ người Mỹ - đều thích bánh nướng thật mỏng xung quanh rìa bánh nướng hơi giòn, mặt dưới của bánh không bị vàng cháy nhưng mặt trên vẫn chín. Pizza cao cấp được nướng trong lò củi (và là củi gì) chứ không phải lò điện. Người sành ăn sẽ nhận ra ngay mùi vị thơm ngon đặc biệt của pizza nướng củi. Đây là một bí quyết tạo nên sự khác biệt của các nhà hàng pizza (ở Việt Nam chưa có nhà hàng pizza nào đạt được tiêu chuẩn này).

Ẩm thực bốn phương Pizza4

Nghệ thuật làm bánh pizza của người Ý cũng không thua gì nghệ thuật kéo mì sợi của người Hoa. Trong các nhà hàng pizza ở Ý, người chủ nhà hàng cho xây lò nướng bánh và nơi chế biến nằm kế cửa ra vào. Thế là du khách có dịp xem tận mắt cách thức làm pizza. Với đôi bàn tay khéo léo, chỉ trong vòng 2 phút, người thợ lành nghề pha trộn bột, nhào nắn, tung hứng, tạo hình cho bánh, mà chẳng cần đến khuôn, dụng cụ cán bột. Sau đó anh nhanh tay múc một muỗng xốt cà chua thoa đều trên bề mặt bánh. Sau lớp xốt cà chua là topping (ham, salami, bacon, olive, nấm, cá thu, hành tây, các loại lá basilikum, orangano, majoran... sấy khô để tăng hương vị cho bánh). Cuối cùng là rắc đều lên bánh phô mai cắt nhuyễn rồi cho vào lò nướng. Bánh nướng trong lò củi hay điện cũng cần trở tay đều và xoay vòng để có được độ chín giống nhau. Chưa đến 10 phút là bánh đã chín, thơm nồng.

Ẩm thực bốn phương Pizza5

Các kiểu ăn pizza

Có thể ăn pizza ở một nhà hàng sang trọng với bánh dọn trên đĩa, ăn bằng dao nĩa nhưng cũng có thể mua dọc đường vừa đi vừa nhai. Hầu hết các tiệm pizza ở bất kỳ nơi đâu cũng có dịch vụ "home delivery" giao tận nhà mà bánh vẫn còn nóng hổi. Mặt khác, ở các siêu thị đều có bán pizza làm sẵn để lạnh, mua về nhà chỉ việc cho vào lò nướng. Khi ăn pizza, có người thích rưới tí dầu ôliu trên mặt (có loại dầu rất cay), cũng có người thích xốt tabasco cay xé lưỡi, ketchup (sốt cà chua), ớt bột (thậm chí có thể ăn với tương ớt Việt Nam)

Tóm lại, pizza là loại món ăn dễ chịu: ăn ở đâu, giờ nào, kiểu chế biến nào cũng được, miễn là ngon!
Chữ ký của Khách v





Ẩm thực bốn phương I_icon_minitimeMon Nov 17, 2008 6:57 pm

avatar

Khách viếng thăm

Khách v

Bài gửiTiêu đề: Re: Ẩm thực bốn phương

 
Nét thú vị của ẩm thực Thái Lan




Món ăn của Thái nổi tiếng trên khắp thế giới bởi hương vị đặc trưng rất đậm đà. Về cơ bản, đó là sự kết hợp giữa ảnh hưởng phương Đông và phương Tây được kết tinh qua nhiều thế kỷ để tạo nên một nét riêng biệt.

Ẩm thực bốn phương Monthai1

Món ăn của Thái nổi tiếng trên khắp thế giới bởi hương vị đặc trưng rất đậm đà. Về cơ bản, đó là sự kết hợp giữa ảnh hưởng phương Đông và phương Tây được kết tinh qua nhiều thế kỷ để tạo nên một nét riêng biệt.

Ẩm thực Thái Lan nổi bật với những món ăn độc đáo kết hợp giữa vị chua, ngọt, đặc biệt là vị cay nhưng vẫn giữ được hương thơm đặc trưng của món ăn. Thái Lan có 4 vùng ẩm thực riêng biệt với các món khác nhau. Một trong những nét đặc sắc của ẩm thực Thái là cách sử dụng các loại rau thơm có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Độc đáo hơn nữa, món Thái chứa hàm lượng chất béo thấp và nguyên liệu tươi ngon gây cảm giác ngon miệng cho người thưởng thức.

Ẩm thực bốn phương Monthai3

Đến Thái Lan, bạn không thể bỏ qua hương vị hấp dẫn của những món ăn truyền thống, dưới tài chế biến của các đầu bếp có tay nghề. Bạn ắt hẳn sẽ xuýt xoa với vị cay nồng của cà ri gà, lẩu tôm chua hay vị ngọt thơm lẩu hải sản, cua biển tiêu đen Thái.

Ngoài ra, bạn cũng sẽ thích thú với món salat trộn đặc biệt là sự kết hợp của nhiều loại rau thơm chỉ có ở Thái Lan. Đừng quên thưởng thức xôi ngọt sầu riêng, xôi ngọt nấu xoài là những món ăn rất phổ biến.
Chữ ký của Khách v





Ẩm thực bốn phương I_icon_minitimeMon Nov 17, 2008 6:57 pm

avatar

Khách viếng thăm

Khách v

Bài gửiTiêu đề: Re: Ẩm thực bốn phương

 
Những món ăn đặc trưng của người Hàn Quốc



Các món ăn của xứ sở Kim Chi không cầu kì trong chế biến nhưng lại có hương vị đặc biệt và hình thức hấp dẫn. Làm theo hướng dẫn dưới đây, bạn sẽ dễ dàng tạo ra một bữa tiệc theo phong cách Hàn Quốc để đổi món cho gia đình.


Cá hồi nhúng sốt mù tạt

Nguyên liệu: Cá hồi, thì là, chanh, muối, tiêu, cà rốt, ớt, dưa chuột, mù tạt, đường, dầu ô liu, muối.

Ẩm thực bốn phương Monankieuhan3

Thực hiện: Cá hồi thái lát mỏng bày lên đĩa, cà rốt, dưa chuột thái hình hoa lá để trang trí. Pha nước sốt mù tạt để chấm cá hồi như sau: Hòa tan mù tạt với một thìa cà phê đường, nước cốt của một quả chanh, 1 thìa cà phê dầu ô liu, 1 chút muối.

Cá hồi có thể ăn sống chấm với nước sốt mù tạt hoặc có thể nướng qua trên vỉ nướng hay xông khói.

Kim chi

Nguyên liệu: Cải thảo, cà rốt, muối bột, ớt bột, gừng, tỏi, đường, xì dầu.

Ẩm thực bốn phương Monankieuhan1

Thực hiện: Cải thảo tách lá rửa sạch, cà rốt thái mỏng tỉa hoa, pha nước lọc với muối bột, cho cải thảo và cà rốt vào ngâm 8-10 phút cho mềm rồi vớt ra, để ráo nước rồi phơi cho héo mặt lá. Gừng, tỏi xắt nhỏ, băm nhuyễn, trộn với cải, cà rốt, đường, xì dầu rồi bỏ lọ đậy kín chừng một ngày là ăn được.

Món lẩu kiểu Hàn Quốc

Nguyên liệu: Tôm nõn loại ngon, mực cơm, pa-tê, một số đồ chay, cà rốt, thì là và vài cánh hoa để trang trí.

Ẩm thực bốn phương Monankieuhan2

Thực hiện: Tôm nõn rửa sạch, bóc vỏ, bỏ đuôi, chọn phần thịt trắng (có thể trà nhẹ qua muối cho đậm đà); mực rửa sạch, đồ chay khía cạnh hoặc thái hình hoa lá; pa-tê thái lát mỏng. Bày tất cả thực phẩm trên lên đĩa, trang trí bằng hoa lá, cà rốt, thì là.

Mực, tôm, đồ chay thả vào nồi lẩu.

Thạch hoa quả

Nguyên liệu: Cùi dừa, dâu tây, cherry, bạc hà, cam (có thể dùng một hoặc tất cả các loại hoa quả trên), bột làm thạch a-ga (bột rau câu).

Ẩm thực bốn phương Monankieuhan4

Thực hiện: Trái cây đem tinh chế bằng cách xay hoặc ép để lấy nước, dùng làm màu và lấy hương vị. Bột a-ga hòa với nước nóng vừa, sau đó hòa với nước hoa quả vừa ép và đổ ra khuôn. Sau chừng 5-10 phút, khi hỗn hợp trên đông lại thì lấy ra đĩa và trang trí.
Chữ ký của Khách v





Ẩm thực bốn phương I_icon_minitime



Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: Ẩm thực bốn phương

 
Chữ ký của Sponsored content




 

Ẩm thực bốn phương

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT :: Văn hóa nghệ thuật thế giới-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất