Hủ tục bó chân của phụ nữ Trung Quốc thời phong kiến Trung Quốc biểu hiện văn hóa gốc nông nghiệp. Tục bó chân ngày nay bị xem là hủ tục nhưng nó được xem là văn hóa của người Trung Quốc vào thời phong kiến. Bó chân là dùng miếng vải bó chặt bàn chân lại, ngăn cản sự phát triển tự nhiên của cơ thể. Ngay từ khi còn nhỏ, người con gái đã phải bó chân, dần dà xương ống chân cong lên trong rất dị dạng. Sự tăng trưởng của đôi đã phải ngừng lại để cho kích thước của chúng không vượt quá kích thước lý tưởng là 7.5 cm. Đó là đôi bàn chân "Bông Sen". Các cô gái sau khi đã bó chân thì việc đi lại sẽ khó khăn hơn, thường đi chậm, tạo ra sự uyển chuyển, ẻo lả của dáng đi như là cây liễu. Người Trung Hoa xưa rất coi trọng tục bó chân này,người phụ nữ có đôi chân nhỏ được bó như vậy sẽ được đánh giá là thượng lưu, có thể đạt đến một địa vị xã hội cao quý. Còn kẻ văn nhân thì gọi đó là "kim liên" (đóa sen vàng) và luôn tìm kiếm người phụ nữ có gót sen vàng để làm vợ minh. Tục bó chân này mang những đặc điểm của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp của người Trung Quốc: đó là gắn bó với thiên nhiên (sen, liễu), gắn liền với tĩnh, ít di chuyển. Vì vậy có thể nói, tục bó chân của phụ nữ Trung Quốc thời phong kiến Trung Quốc là biểu hiện văn hóa gốc nông nghiệp của Trung Quốc.