Những vũ điệu cuồng loạn quanh đống lửa bập bùng. Tiếng trống và nhiều nhạc cụ kỳ lạ khác xen lẫn với những tiếng hú, tiếng hét liên hồi của những người tham gia khiến bầu không khí vừa mang vẻ thần bí vừa đậm nét trần tục.
Từ sa mạc Sahara nóng như thiêu đốt, những khu vườn rậm tối mù ở Congo đến các hoang mạc nồng hơi lửa ở Kenya, đâu đâu cũng tồn tại sự kỳ bí của thiên nhiên vừa do con người tạo ra.
Nhà sinh vật học xem châu Phi là môi trường nghiên cứu thú vị. Nhà xã hội học xem lục địa đen là cái nôi của...virus Ebola, nơi phát sinh virus HIV, nơi có tỉ lệ đói nghèo cao nhất thế giới và nơi hội tụ của những cuộc chiến tranh sắc tộc đẫm máu.
Đối với giới nghiên cứu văn hóa, châu Phi là lục địa tồn tại nhiều sắc dân kỳ bí, nơi có đến 1.300 ngôn ngữ mà mỗi ngôn ngữ đại diện cho một sắc dân với niềm tin tôn giáo khác biệt, phong tục khác biệt và lễ hội cũng khác biệt.
Trong vài thập niên qua, nhiều nét truyền thống châu Phi đã biến mất hoặc thay đổi ít nhiều. Tại các quốc gia châu Phi các bộ tộc nhỏ bị đồng hóa bởi bộ tộc lớn hơn đang giữ vị trí thống trị.
Trong vài thập niên qua, nhiều nét truyền thống châu Phi đã biến mất hoặc thay đổi ít nhiều. Tại các quốc gia châu Phi các bộ tộc nhỏ bị đồng hóa bởi bộ tộc lớn hơn đang giữ vị trí thống trị.
Tại Ethiopie vào mỗi mùa gặt, đàn ông thuộc bộ tộc Surma bỏ ra hàng giờ để vẽ mặt và thân thể trước khi tham gia một loạt cuộc tranh tài để chứng tỏ lòng can đảm và giành các cô gái. Kẻ thắng trận hãnh diện đứng ra hỏi cưới cô gái mình thích và trước khi nàng về nhà, chàng phải dâng lễ cưới cho gia đình cô dâu một số súc vật, được định đoạt bằng khối đất sét và cái đĩa độn dưới hàm dưới của nàng.
Ở Kenya và Tanzania, cứ 7 năm một lần, khoảng 700 chiến binh Maasai tập trung lại, tham gia lễ hội kéo dài một tuần, đánh dấu giai đoạn bước sang tuổi già - thời kỳ xếp giáo cất cung để chuẩn bị hưởng an nhàn. Trong suốt kỳ lễ, họ nhảy nhót điên dại như lên cơn động kinh. Sau lễ cạo đầu hàng loạt, những kẻ được thụ phong - mặc áo chàng đỏ và cầm dáo - sẽ được các trưởng lão chúc phúc.
Tại Namibia, tục chữa bệnh phép thuật vẫn còn được áp dụng. Ca bệnh được chữa trị trông không khác một buổi lên đồng. Một số phụ nữ thuộc sắc dân Himba mắc bệnh gì đó, gào thét rên rỉ điên loạn, mồm sủi đầy bọt và được cho rằng bị hồn “sư tử” nhập.
Người ta tin rằng hồn sư tử được gửi đến bởi một gã mà trước kia bị sư tử giết chết. Bây giờ, gã lại trở về, nhập vào đám phụ nữ để lôi kéo họ - bây giờ là vợ hắn - đi theo về thế giới bên kia. Muốn “trục” hồn sư tử khỏi thân xác đám phụ nữ đang bị dày vò, phải cần đến một mụ phù thủy cao tay ấn cỡ Katjambia.
Mất khoảng 12 giờ nhảy múa và la hét những câu thần chú, Katjambia mới “chữa “ xong ca bệnh. Khi hồn sư tử thoát khỏi thân xác, đám bệnh nhân phụ nữ cho rằng họ thấy một tia chớp lòe bí hiểm.
Ở Mali, khi có người trong bộ tộc Dogon của mình chết, các thành viên trong bộ tộc quấn thi thể bằng nhiều lớp vải rồi cột vào dây thừng, rồi sau đó kéo lên vách núi đá cao hơn 90 mét để đến hang chôn tập thể, 12 năm một lần, dân Dogon tổ chức lễ hội Dama kéo dài 6 tuần để đưa những vong hồn còn vất vưởng quanh làng trở về thế giới bên kia...
Tại Ghana, Ashanti là bộ tộc lớn nhất và mạnh nhất, hình thành như một Vương quốc thông trị tại nước này cách đây 300 năm. Đến nay bộ tộc Ashanti vẫn duy trì ngôi vua và mỗi 10 năm lại tổ chức một lễ hội linh đình để tái khẳng định sức mạnh của bộ tộc mình.
Tại lễ hội này, vua Ghana đeo vàng khắp người. Chỉ riêng hai cánh thôi cũng đã phải cần bọn tùy tùng nâng hộ bởi cánh tay nặng trĩu toàn vàng...nhưng nếu chỉ có mỗi lễ hội này thì vẫn chưa có gì đặc biệt, bởi Ghana còn là sứ sở của một phong tục kỳ lạ khác; trokosi (nô lệ tế thần) là phong tục dâng nộp gái trinh đẹp phục vụ cho tù trưởng hoặc giáo sĩ.
Đó là cái giá phải trả cho những gia đình mang các tội như: trộm cắp, ngộ sát...bởi người ta tin rằng chỉ khi cống nạp thể xác một cô gái trinh nguyên trong gia đình cho thần linh thì tội lỗi mới có thể được gột rửa, tránh khỏi sự trừng phạt của các lời nguyền bí hiểm. Phong tục này hiện nay vẫn được áp dụng tại ít nhất 12 ngôi đền ở Ghana và hàng chục ngôi đền khác tại Togo tổng cộng khoảng 10.000 cô gái.
Phong tục này có vài nét khác biệt ở từng nơi, nhưng các trokosi đều chịu nỗi thống khổ như nhau. Vài bé gái chỉ được dâng thần linh chỉ mới hai tuổi, đến kỳ kinh nguyệt đầu tiên thì thực sự trở thành nô lệ tế thần đúng nghĩa với buổi lễ công nhận chính thức rồi sau đó - như tập tục lâu đời - vị giáo sĩ (được xem là hiện thân của thần) bắt đầu có quyền ăn nằm với nạn nhân bất cứ lúc nào ông ta muốn.
Tại ngôi đền của giáo sĩ, các trokosi - thậm chí lúc mang thai - vẫn làm lụng nhọc nhằn, nai lưng dưới cái nóng kinh khủng trên những nương rẫy nhưng không được hưởng chút thành quả lao động nào. Gia đình trokosi phải mang thức ăn đến cho họ và cả con cái của họ mà thực tế chính là con của giáo sĩ.
Khi trokosi chết, thân nhân phải tự lo ma chay chôn cất và trong nhiều trường hợp còn phải dâng nộp một cô gái trinh khác trong gia đình mình để thay thế cho trokosi vừa chết. Vài phụ nữ tế thần trong một số ngôi đền ở Ghana hiện nay đã là thế hệ trokosi thứ năm, vẫn câm lặng làm lụng và cống nạp thân xác để “trả giá” cho một sai lầm hay tội lỗi gì đó mà gia đình đã phạm phải. Bất cứ trokosi nào bị bắt lại khi bỏ trốn đều hứng chịu trận đòn kinh hoàng.
Mon Nov 17, 2008 2:17 pm
Sử học , Sinh Học và Địa lý
Thành viên năng động
Thành Hưng
Họ & tên : Nguyễn Thành Hưng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cộng tác viên
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 09/11/2008
Tổng số bài gửi : 585
Đến từ : Thành phố Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : Sử học , Sinh Học và Địa lý
Điểm thành tích : 627
Được cám ơn : 108
Tiêu đề: Re: Văn hoá châu Phi huyền bí .
Hiện nay tại vài nơi ở Ghana, mà tập tục trokosi đang bị phản ứng gay gắt. Những chiến dịch chống đối được phát động và nhiều trường học dành riêng cho trokosi được lập ra. Nhưng khuôn mặt những cô gái nô lệ của thần linh đã hằng sâu sự bi ai và thống khổ tột cùng mà không liệu pháp tinh thần nào có thể xóa đi được...
Trong khi ở Ghana và một số nơi khác, trokosi chưa bị xóa sạch thì ở Sierra Leone, Kenya, Liberia... phụ nữ lại chịu tập tục tefoos (cắt bỏ âm vật). Tập tục này bám rễ rất lâu đời ở nhiều nước châu Phi và đặc biệt được áp dụng tại Sierra Leone, nơi đang tồn tại Bundo - một hội toàn nữ giới chiếm đến 90% phụ nữ xứ này.
Bundo cương quyết chống lại một số ít phụ nữ có học đã dám chứng minh rằng tefoos đem lại nhiều bệnh tật cho phụ nữ. Đối với các thành viên Bundo, trẻ gái phải được thực hiện tefoos, nếu không họ chỉ là những người thuộc loại o’gborrka - bẩn thỉu và chẳng xứng đáng là con cháu của thần linh.
Theo ghi nhận của các tổ chức Y tế thế giới, hiện có khoảng 130 triệu phụ nữ ở ít nhất 22 nước châu Phi đã được cắt âm vật và mỗi năm chừng 2 triệu trẻ gái phải chịu hình thức “phẫu thuật dã man này”.
Tefoos đem lại vô số bệnh tật như nhiễm trùng máu, uốn ván, hoại thư...Phụ nữ bị tefoos thường gặp nhiều khó khăn khác như tiểu khó, nhiễm trùng kinh niên bộ phận sinh dục ngoài, đau nhức xương chậu, mất chức năng hoạt động tình dục và đau đớn khi sinh đẻ.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chính thức xem tefoos là hành động nhân quyền. Tuy nhiên cho đến nay, Bundo ở Sierra Leone và nhiều tổ chức phụ nữ khác tại châu Phi vẫn chống đối quyết liệt trước sự can thiệp nhằm xóa bỏ tập tục tefoos do phương Tây đã và đang khởi xướng mạnh từ đầu thập niên 1990.