Sự bùng nổ và cuộc kháng chiến toàn quốc (1946-1950)
Thu Jun 19, 2008 3:05 pm
SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
CỐ VẤN CHUYÊN MÔN
ChauTienLoc
Họ & tên : CHÂU TIẾN LỘC
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Sáng lập viên, Cựu Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ (từ tháng 06/2008 đến 01/2011)
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi : 823
Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
Điểm thành tích : 1969
Được cám ơn : 665
Tiêu đề: Sự bùng nổ và cuộc kháng chiến toàn quốc (1946-1950)
Sự bùng nổ và cuộc kháng chiến toàn quốc (1946-1950)
Ngay trong quá trình đàm phán ở hội nghị giữa ta và Pháp đang diễn ra ở Phôngtennobô, Pháp đã mở rộng chiến tranh ra nhiều nơi. Ở chiến trường Nam Bộ, Nam Trung Bộ, địch liên tục tiến công chiếm đóng vùng giải phóng.
Ngay trong quá trình đàm phán ở hội nghị giữa ta và Pháp đang diễn ra ở Phôngtennobô, Pháp đã mở rộng chiến tranh ra nhiều nơi. Ở chiến trường Nam Bộ, Nam Trung Bộ, địch liên tục tiến công chiếm đóng vùng giải phóng. Tại miền Bắc, tháng 11-1946, chúng ta đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn. Tháng 12-1946, chúng đánh Đồ Sơn, Đình Lập. Sau các vụ ném lựu đạn vào nhiều khu vực dân cư thành phố, từ giữa tháng 12 trở đi, chúng đã gây hấn nhiều nơi ở Hà Nội. Sự kiện tàn sát nhân dân ta tại Hàng Bún và phố Yên Ninh tháng 12-1946 chứng tỏ thực dân Pháp đã sẵn sàng bước sang cuộc phiêu lưu quân sự mới.
Ngày 18 và 19-12-1946, thực dân Pháp đã liên tiếp gửi tối hậu thư đòi ta phải phá bỏ công sự trong thành phố và đòi để chúng kiểm soát, giữ gìn trật tự Hà Nội. Chúng tuyên bố sẽ hành động bằng sức mạnh quân sự nếu ta không thực hiện các yêu sách đó. Tình hình vô cùng khẩn cấp, đòi hỏi ta phải đứng lên.
Ngày 18,19 tháng 12-1946. Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì đã nhận định tình hình và chỉ thị cho các địa phương "Tất cả hãy sẵn sàng". Chiều 19-12, Bộ trưởng Quốc phòng Võ Nguyên Giáp ra lệnh cho các đơn vị vũ trang sẵn sàng chiến đấu theo thời gian đã quy định.
20 giờ ngày 19-12-1946, mệnh lệnh chiến đấu bắt đầu. Quân dân Thủ đô đã nổ súng mở đầu cuộc kháng chiến trong toàn quốc.
Ngay khi tiếng súng kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã truyền đi khắp cả nước. "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" cùng với những tư liệu khác như chỉ thị Toàn dân kháng chiến, Kháng chiến nhất định thắng lợi đã nêu bật những vấn đề căn bản nhất về đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp. Đó là:
- Chỉ ra cuộc kháng chiến nhân dân ta đang tiến hành là sự tiếp nối con đường Cách mạng tháng Tám bằng hình thức chiến tranh cách mạng, chính nghĩa để bảo vệ độc lập và thống nhất dân tộc.
- Kháng chiến và kiến quốc liên quan mật thiết với nhau. Tiến hành kháng chiến, thực hiện mục tiêu giải phóng dân tộc, đồng thời thực hiện nhiệm vụ dân chủ ; hai nhiệm vụ đó quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhưng nhiệm vụ dân tộc là cấp bách nhất, còn vấn đề ruộng đất sẽ được giải quyết dần dần phù hợp với yêu cầu của cuộc chiến tranh giải phóng. Cuộc kháng chiến của Việt Nam là cuộc chiến tranh nhân dân, toàn diện. Sức mạnh của nó là tổng hợp sức mạnh của toàn dân, chiến đấu chống kẻ thù trên các mặt trận quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
- Cuộc chiến đấu sẽ diễn ra lâu dài. Trường kỳ kháng chiến là một phương châm chiến lược quân sự bảo đảm kháng chiến thắng lợi. Những phương châm chỉ đạo chung cho cuộc kháng chiến đã được cụ thể hóa, vận dụng trong công cuộc kháng chiến kiến quốc suốt thời kỳ từ 1946 đến 1954.
Nguồn: Nguyễn Quang Ngọc 2006, Chương XI – Việt Nam trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp và xây dựng chế độ dân chủ mới (1945-1954), Tiến trình Lịch sử Việt Nam, Hà Nội, Giáo Dục, Tr.307-308.
Tue Jun 23, 2009 9:34 pm
ko có gì là nổi bật, ko có gì là cao xa hay vĩ đại
Thành viên mới gia nhập
nguyenvan.20
Họ & tên : nguyenvan
Ngày tham gia : 23/06/2009
Tổng số bài gửi : 12
Đến từ : Vĩnh phúc
Sở trường/ Sở thích : ko có gì là nổi bật, ko có gì là cao xa hay vĩ đại
Điểm thành tích : 38
Được cám ơn : 12
Tiêu đề: Re: Sự bùng nổ và cuộc kháng chiến toàn quốc (1946-1950)
Tôi có thể trình bày vấn đề này như sau...! Các bạn có thể tham khảo nhé...!
Việc chúng ta phải đặt bút kí với Pháp hiệp định sơ bộ(6/3) và tam ước (4/9) là mong muốn có thêm thời gian hòa bình để xây dựng và cung cấp lực lượng cho mình chuẩn bị cho cuộc chiến sớm muộn cũng xảy ra. Vì vậy, ngay sau khi đặt bút kí chúng ta đã nghiêm chỉnh chấp hành những nội dung của hiệp định bằng việc chuyển sang hòa hoãn nhân nhượng. Pháp ra sức xây dựng và củng cố lực lượng của mình. Tháng 10/46 Nước ta thông qua hiến pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Trong khi đó đối với pháp ngay sau khi đặt bút kí vào hiệp định( sơ bộ và tạm ước) Pháp đã phản bội lại hiệp ước. chúng liên tiếp gây ra những vụ xung đột ở các tỉnh Miền nam và khi đưa quân ra Bắc Pháp cũng luôn gây ra những vụ xung đột và mở rộng chiếm đóng các tỉnh miền Bắc : Đầu tiên vào ngày 20/11/46 Với lí do cảng Hải phòng do người Pháp mở trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhật thực dân pháp đã tiến hành thu thuế với ta buộc ta phải nhượng bộ. 24/11/46 Pháp đã cho các tàu hải quân của mình bắn đại bác vào các cơ quan ở Hả phòng làm tình hình ở hải phòng trở nên rối loạn. 26/11/46 Pháp đã chiếm được toàn bộ Hải phòng Chiếm xong thành phố Hải phòng Pháp trực tiếp gây xung đột với ta tại hải phòng ngay vào đầu tháng 12/46 Pháp cho lính của mình chạy theo bắn và xả súng vào công an trật tự của ta đang giữ gìn an ninh Tiếp đó 17/12/46 Pháp cho quân của mình vào Phố Hàng Bún chiếm Bắc bộ Phủ và trụ sở của bộ tài chính, đặc biệt ngày 18/12/1946 háo xược đen mức gửi tối hậu thư cho chính phủ ta đòi ta phải giải tán lực lượng tự vệ thành, cảnh sát , công an hà nội, để trao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng nếu không 2 ngày sau chúng sẽ tiến hành nổ súng tấn công chiếm đóng tất cả các tỉnh Bắc kỳ trước hành động này của Pháp chúng ta không thê hòa hoãn hay nhân nhượng Nhận được bản tối hậu thư của Pháp từ 18-19/12/46 chủ tịch Hồ chí Minh đã triệu tập hội nghị ban thường vụ trung ương đảng. Hội nghị đã phân tích sâu sắc tình hình Việt nam và nội dung của bản tối hậu thư để đi đến quyết định từ giai đoạn đấu tranh hòa hoãn nhân nhượng sang thời kì trực tiếp đương đầu với pháp bằng việc bằng việc phát động cuộc kháng chiến toàn quốc Ngay sau khi hội nghị ban thường vụ kết thúc ngày 19/12/1946 chủ tịch Hồ chí Minh đã ra "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" kêu gọi nhân dân toàn quốc nhất tề nổi dậy thực hiện cuộc kháng chiến chống Pháp Đến 20h30' ngày 19/12/1946 Nhận được lệnh công nhân nhà máy điện Yên phụ cắt điện toàn thành phố Hà Nội trở nên mù mịt cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu 20/12/1946 Lời kêu gọi được tuyền đi rộng rãi trong toàn quốc 22/12/46 Ban thường vụ trung ương đảng ra chỉ thị "toàn dân kháng chiến" Tháng 3/47 căn cứ vào nội dung kêu gọi toàn quốc kháng chiến đông chí Trường chinh đã viết bài "Kháng chiến sẽ nhất định thắng lợi" khẳng định một chân lí rằng tuy dân tộc ta phải trải qua nhiều khó khăn và thử thách những cuối cùng thắng lợi nhất định về tay chúng ta
(Trích..bài học lịch sử 12 của mình)
Sự bùng nổ và cuộc kháng chiến toàn quốc (1946-1950)