TÌM HIỂU VỀ TỤC BÓ CHÂN CỦA NGƯỜI TRUNG HOA
Thời gian văn hóa: tục bó chân xuất hiện từ thời nhà Đường Lý Hậu Chủ (Lý Dục). Tương truyền “Hậu Chủ có người cung phi tên là Yểu nương, người đẹp thanh tú, giỏi việc ca múa. Hậu Chủ cho làm những đóa hoa sen vàng cao sáu thước, treo những đồ quí giá, buộc dải lụa để cho nàng dùng vải bó chân, múa trên những bông hoa trông chẳng khác gì múa trên mây. Nhiều người bắt chước sau thành tục bó chân”. Tục này tồn tại hơn một ngàn năm. Cho đến thời Dân quốc thì bãi bỏ.
Không gian văn hóa:Tục lệ bó chân bắt đầu từ trong cung sau truyền ra ngoài: đầu tiên là các ca kỹ, vũ nữ bó chân, sau đến các khuê nữ nhà đại gia rồi lan ra khắp cả nước. Người Trung Hoa lại dạy cho các dân tộc xung quanh tục này với hy vọng là họ sẽ tự say mê “ba tấc sen vàng” của dân tộc mình mà quên đi chuyện xâm lược Trung Quốc.
Chủ thể văn hóa: chủ yếu là người Hán. Người Mãn Thanh không bó chân. Thậm chí nhà Thanh còn ban hành lệnh cấm bó chân. Tuy vậy, lúc đó người Hán vẫn duy trì tục này xem như là cách chống đối nhà Thanh. Cho đến thời Vua Quang Tự thì còn ít người bó chân. Khang Hữu Vi cũng kêu gọi nhân dân đừng duy trì hủ tục này.Mãi cho đến những năm 30 của thế kỉ XX thì tục bó chân mới thực sự chấm dứt.
Tục lệ bó chân của người Trung Hoa đã tồn tại trong một thời gian rất dài, gây ra nhiều đau đớn cho biết bao thế hệ phụ nữ. Quan niệm lạ lùng của người Hoa về đôi bàn chân-vẻ đẹp của người phụ nữ, nơi mà họ cho là gợi dục đã gây ra những hậu quả thật đáng tiếc. Vậy nhưng cho đến nay, vẫn có nhiều học giả Trung Quốc bênh vực cho tập tục này.