Bánh bao hay còn gọi là bánh man đầu, là loại thức ăn phổ biến khắp dân gian Trung Quốc. Phía ngoài là một lớp vỏ bột mì, nhân bên trong bánh phần lớn là thịt heo bằm hoặc đậu ngọt, đường cát… Bánh bao đã trở thành một món ăn không thể thiếu trong văn hoá ẩm thực Trung Hoa.
Chủ thể:
Bánh bao do người Trung Quốc sáng tạo ra vào những năm cuối đời Hán
Theo tác giả Thẩm Văn Hoa trong cuốn sách “Tục lạ dân gian Trung Quốc”, Nhà xuất bản Trẻ (2002) thì Gia Cát Khổng Minh sau khi bình phục được người Man, Mạnh Hoạch bị bắt sống và xin tha tội trên sông Lô Thuỷ, Khổng Minh đã hỏi cách thức cúng tế trên sông thì Mạnh Hoạch cho biết, lệ xưa mỗi khi có xương thần trên sông gây hoạ, dùng bảy bảy bốn chín đầu lâu người cùng trâu đen, dê trắng làm vật tế thì gió ngưng sóng lặng, dân trúng mùa.
Tuy nhiên, nay chiến tranh đã dứt, Khổng Minh nhận thấy không thể tuỳ tiện giết người nên đã suy nghĩ rất lâu rồi sai đầu bếp mổ trâu, giết dê, lấy bột mì làm vỏ bánh, nặn thành hình đầu người, nhân trong là thịt bò, thịt dê, đặt tên bánh là Man đầu.
Từ đó về sau, mỗi lần cúng tế xương thần sông Lô Thuỷ, người ta bãi bỏ việc dùng đầu người làm vật tế mà đổi dùng bánh bao để cúng. Đời này qua đời khác đều vậy, riết thành tục lệ. Người sau, để kỷ niệm công lớn bình Man của Gia Cát Khổng Minh nên ngày thường cũng làm bánh bao để ăn.
Không gian:
Bánh bao có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng hiện nay không chỉ là loại thức ăn không chỉ phổ biến trong ẩm thực Trung Hoa mà còn là loai bánh thông dụng ở nhiều nơi trên thế giới. Ở Hồng Kông còn có lễ hội bánh bao được tổ chức hàng năm ở đảo Chueng Chau. Lễ hội được tổ chức trong suốt 3 ngày đêm.
Thời gian:
Bánh bao ra đời vào những năm cuối đời nhà Hán. Trải qua thời gian, bánh bao có thêm nhiều loại nhân bánh phong phú, tuỳ theo khẩu vị của từng nơi mà có loại bánh bao hấp, bánh bao chiên