Chữ hán trong văn hóa người Trung Hoa .
+Không gian văn hóa : Chữ Hán (汉字/漢字; Hán-Việt: Hán tự)có nguồn gốc từ Trung Quốc. Với lãnh thổ rộng lớn, ở Trung Quốc, Về mặt chữ viết thì chỉ có một loại chữ duy nhất đó là chữ Hán.
+Chủ thể văn hóa : Trung Quốc có 56 tộc người, trong đó Hán chiếm đa số. Chữ Hán thuộc hệ ngôn ngữ Hán – Tạng, là văn tự cổ nhất được sử dụng cho đến ngày nay.
+Thời gian văn hóa :
Bắt đầu từ những truyền thuyết như “thuyết thắt nút”, thuyết Bát quái” và đặc biệt là truyền “thuyết Thương Hiệt tạo ra chữ Hán” với nhiều cách giải thích khác nhau về cách ghi nhớ sự việc và hình thành chữ Hán. Tương truyền Thương Hiệt là sử quan của Hoàng Đế đã căn cứ vào những hiện tượng tự nhiên như mặt trời, trăng sao, vết chim muông thú đẻ sáng tạo ra chữ Hán. Tuy nhiên, Thương Hiệt tạo chữ chỉ là truyền thuyết, chữ Hán không thể do một người tạo ra, có khả năng Thương Hiệt là người đầu tiên chỉnh lý và quy phạm chữ Hán.
Theo nhiều tài liệu viết về chữ Hán thì chữ Hán bắt nguồn từ Trung Quốc từ thời xa xưa dựa trên việc quan sát đồ vật xung quanh và viết thành dạng chữ tượng hình, chữ mang ý nghĩa.
Khác với chữ Latinh hay Xlavơ, chữ Hán là chữ viết biểu ý. Trong “Thuyết văn giải tự” của Hứa Thận, thời Đông Hán (năm 25-220) đã tổng kết 6 cách tạo chữ Hán, đó là chữ tượng hình, chữ tượng thanh, chữ hội ý, chữ chỉ sự vật, chữ chuyển chú và chữ giả tá. Trong đó chữ tượng hình, chữ chỉ sự vật, chữ hội ý là biểu hiện tính chất biểu ý của chữ Hán. Tính tượng hình trong giai đoạn nguyên thuỷ của chữ Hán không thoả mãn với bất kỳ một sự vật nào, đặc biệt là các khái niệm trừu tượng. Do đó chữ viết theo hình vẽ phát triển dần theo hướng chữ viết hình thanh. Đến thời Đông Hán chữ hình thanh chiếm 90%. Như vậy trên cơ sở biểu ý chữ Hán đã phát triển theo hướng biểu âm.
Chữ Hán đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển. Cho tới hiện nay, chữ Hán cổ nhất được cho là loại Chữ Giáp Cốt (Giáp Cốt Tự - 甲骨字), chữ viết xuất hiện vào đời nhà Ân (殷) vào khoảng thời 1600-1020 trước Công Nguyên. Chữ Giáp Cốt là chữ Hán cổ viết trên các mảnh xương thú vật, và có hình dạng rất gần với những vật thật quan sát được.
Chữ Giáp Cốt tiếp tục được phát triển qua các thời:
-Nhà Chu 周 (1021-256 TCN) có chữ Kim (Kim Văn 金文), là chữ viết trên các chuông bằng đồng và kim loại
-Chiến Quốc 戰國 (403-221 TCN) và thời nhà Tần 泰 (221-206 TCN) có chữ Triện (Đại Triện và Tiểu Triện) và có chữ Lệ (Lệ Thư 隸書)
-Nhà Hán 漢 (Tiền Hán 206 TCN-8 CN, Hậu Hán 25-220) có chữ Khải (Khải Thư 楷書) Chữ Khải còn có thể được chia thành chữ Hành (Hành Thư 行書) và chữ Thảo (Thảo Thư 草書). Chữ Khải là loại chữ được dùng bút lông chấm mực tàu viết trên giấy và rất gần với hình dáng chữ Hán ngày nay vẫn còn được dùng ở Nhật, Đài Loan hay Hồng Kông. Chữ Thảo là loại chữ được viết bằng bút lông có lược bớt hoặc ghép một số nét lại. Sự phát triển chữ Hán trải qua các thời kỳ có thể được minh họa bằng một số chữ sau:
Chữ Giáp Cốt → Chữ Kim → Chữ Triện → Chữ Lệ → Chữ Khải → Chữ Thư
Vào thời kỳ nhà Tần (221 trước CN), chữ Hán đã được thống nhất với thể chữ tiêu chuẩn Tiểu triện lưu hành rộng rãi, đặt nền móng cho kiểu chữ vuông, sau này được kết hợp với kẽm (bản kẽm) tạo nên những hiệu quả to lớn trong việc chuyển tải thông tin.
Lịch sử phát triển không ngừng của chữ Hán phản ánh sự sáng tạo trí tuệ của dân tộc Trung Hoa. Từ xa xưa, chữ Hán đã được viết trên mai rùa, đồ đồng xanh, trên đá, trên lụa và trên thẻ tre, thẻ gỗ trước khi phát minh ra giấy. Chữ Hán khi mới ra đời được dùng dao khắc, đến thời Xuân Thu Chiến Quốc (năm 770-256 tr.CN), bút lông trở thành công cụ chủ yếu để viết chữ Hán. Cùng với mực, nghiên, giấy đã sáng tạo ra nghệ thuật viết chữ Hán gọi là thư pháp. Nghệ thuật thư pháp Trung Hoa đã cống hiến cho nhân loại một phương thức bày tỏ tình cảm độc đáo được biểu đạt qua đường nét, không chỉ là nghệ thuật của nhân dân Trung Hoa, mà còn được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng.
Ngày nay chữ Hán ở Trung Quốc đã có xu thế được giản lược đơn giản hơn và ở Trung Quốc còn sử dụng hai loại chữ: Chữ Phồn Thể (繁体字) và Chữ Giản Thể (簡体字).
Với lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, không ngừng nghỉ, chữ Hán là một trong những văn tự cổ nhất được sử dụng cho tới ngày nay