CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Hoá thạch sống của chế độ mẫu hệ ở TRung QUốc .

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Hoá thạch sống của chế độ mẫu hệ ở TRung QUốc  . I_icon_minitimeSun Nov 16, 2008 10:54 am

Thành Hưng
Sử học , Sinh Học và Địa lý

Thành viên năng động

Thành Hưng

Thành viên năng động

http://truongtructuyen.vn/
Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Thành Hưng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cộng tác viên
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Hoá thạch sống của chế độ mẫu hệ ở TRung QUốc  . 32
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Hoá thạch sống của chế độ mẫu hệ ở TRung QUốc  . 102
Ngày tham gia Ngày tham gia : 09/11/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 585
Đến từ Đến từ : Thành phố Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Sử học , Sinh Học và Địa lý
Điểm thành tích Điểm thành tích : 627
Được cám ơn Được cám ơn : 108

Bài gửiTiêu đề: Hoá thạch sống của chế độ mẫu hệ ở TRung QUốc .

 
Chế độ mẫu hệ hay chế độ mẫu quyền là một hình thái tổ chức xã hội trong đó người phụ nữ, đặc biệt là người mẹ, giữ vai trò lãnh đạo, quyền lực và tài sản được truyền từ mẹ cho con gái.
Trước đây chế độ mẫu hệ phổ biến ở hầu hết các dân tộc trên thế giới. Điều này được giải thích là do lịch sử tiến triển của loài người, trong giai đoạn đầu, đời sống con người phụ thuộc chủ yếu vào hái lượm, thì người phụ nữ có ưu thế hơn. Nhưng đến khi xã hội loài người phát triển hơn, thì vai trò người đàn ông càng lớn, trở thành trụ cột gia đình. Hiện nay hầu hết các dân tộc trên thế giới đều chuyển sang chế độ phụ hệ, chế độ mẫu hệ chỉ còn có ở các dân tộc thiểu số, kém phát triển. [ nguồn Wikipedia].Và những kiểu mẫu hệ này vẫn mang tính tương đối, nghĩa là ỡ một chừng mừng nào đó người đàn ông vẫn có những ưu thế và quyền hạn nhất định. Tại Việt Nam chúng ta cũng vẫn còn một số dân tộc thiểu số vùng cao như Tây Bắc,Tây Nguyên vẫn theo chế độ mẫu hệ.Nhưng cho dù theo chế độ mẫu hệ nhưng Già làng, trưởng bản luôn luôn là người đàn ông.
Tuy nhiên hiện tại, vẫn có một bộ tộc thiểu số ở vùng Vân Nam Trung Quốc vẫn còn theo chế độ mẫu hệ một cách rất điển hình, mà các nhà nghiên cứu ví nó như là một dạng hoá thạch sống của chế độ mẫu hệ.Bởi vì người phụ nữ ớ đây gần như vẫn còn giữ một quyền lực tuyệt đối.Đó là người Moso.
Theo“Nguyên sử địa lý chí” của người Trung Quốc thì người Moso từ cao nguyên Himalaya đã di cư đến vùng hồ Lugu từ hơn 1.500 năm nay. Với người Moso, cho dù trong xã hội bộ lạc hay thị tộc thì từ trước đến nay họ đều theo chế độ mẫu hệ, mọi việc trong cộng đồng, gia đình đều do người phụ nữ nắm quyền. Người Moso được cai quản bởi một nữ vương và việc điều hành bên dưới đều do các nữ quan đảm nhiệm.Đàn ông chỉ là những chiếc bóng trong một thế giới nữ quyền tuyệt đối. [Nguồn: báo tuổi trẻ].
Đây cũng là một trong những chi tiết khá thú vị, vì các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể giải thích vì sao mà người Moso có thể duy trì chế độ mẫu hệ một cách gần như không hề thay đổi so với cách đây hàng nghìn năm.
Có những giả thuyết cho rằng đó là do hoàn cảnh địa lí nơi người Moso sinh sống gần như là tách biệt với thế giới bên ngoài.Nhưng giả thuyết này có vẻ không thuyết phục lắm. Vì chúng ta thừa biết rằng khó có nơi nào trên lãnh thổ Trung Hoa lại có thể hoàn toàn bị cô lập trong hàng nghìn năm mà không bị những nhà nước phong kiến Trung Hoa có truyền thống bành trướng không để mắt tới, hơn nữa khái niệm tách biệt về địa lí ở đây chỉ là một khái niệm tương đối. Như vậy ta có thể khẳng định rằng hoàn toàn có khả năng họ đã có tiếp xúc với văn hoá Trung Hoa, một nền văn hoá mang đậm tính “ Trọng nam khinh nữ”, nhưng sự tiếp xúc này dường như hoàn toàn không thể làm cho chế độ mẫu hệ ở đây bị thay đổi, ít nhất là đến lúc này. Trong tác phẩm Tây du kí, có những chi tiết mà sau này các nhà nghiên cứu cho rằng chi tiết Đường Tăng lạc vào Nữ Nhi Quốc chính là những người thuộc bộ tộc Moso. Điều đó chứng minh rằng từ đời Đường thì đã có sự giao lưu tiếp xúc giửa văn hoá Trung Hoa với người Moso.
Nh ư vậy chúng ta có thể nói rằng đây là một trường hợp đặc biệt mà những nhà nghiên cứu văn hoá của chúng ta có thể nghiên cứu để tìm xem liệu có phải là do ngẫu nhiên hay có một giá trị văn hoá nào đã giúp cho những người phụ nữ Moso có thể duy trì được quyền lực một cách trọn vẹn qua hàng nghìn năm như thế.Và liệu trong tương lai thì họ có thể tiếp tục gìn giử được bản sắc văn hoá của mình hay không? V ì sao
Chữ ký của Thành Hưng




 

Hoá thạch sống của chế độ mẫu hệ ở TRung QUốc .

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT :: Văn hóa nghệ thuật thế giới-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất