Ngày 15 tháng 8 năm 1769, trong gia đình một người tên là Char. Bonapac ở Ajak, thủ phủ của đảo Corse, đã sinh ra một cậu bé đầu to, người ngắn. Để tưởng nhớ tới người chú đã hy sinh trong cuộc chiến tranh chống Pháp năm trước tên là Napoleon, ông bà đã đặt tên đó cho cậu, tên này mang ý nghĩa là “Con sư tử hoang dã”.
Cuối năm 1778, Napoleon cùng anh cả là Joseph được đưa đến Pháp học tiếng Pháp. Tháng 5 năm sau, Napoleon chuyển vào học trường quân sự Bơrennơ, thuộc miền Đông nước Pháp. Trong thời gian học ở trường, vì ông nói giọng xứ Corse, hơn nữa kinh tế gia đình eo hẹp, áo quần không được tươm tất nên thường bị con nhà quyền quí cười chê, thậm chí còn đặt cho ông biệt hiệu “Ngọn cỏ gianh treo trên chóp mũi.” Sự ghẻ lạnh của người đời cộng với cuộc sống khắc khổ ở trường quân sự góp phần hình thành trong ông tính cách trầm lắng, u uất và cô độc. Ông thầm hứa với lòng mình, một ngày nào đó, nếu chỉ huy đạo quân lớn thì nhất định phải giải phóng đảo Corse, và cho bọn người đã từng chế nhạo mình một bài học thích đáng. Tháng 10 năm 1784, khi đang là học sinh trường quân sự, ông được xếp vào diện học sinh sĩ quan, đi đào tạo tiếp ở trường sĩ quan Pari, chuyên ngành pháo binh. Tháng 9 năm sau, sau khi đã tốt nghiệp, Napoleon được biên chế về phục vụ trong trung đòan pháo binh đóng tại thành phố Valôngxơ ở miền Nam nước Pháp.
Năm 1789 nổ ra cuộc đại cách mạng Pháp, đảo Corse nhanh chóng bị cuốn vào dòng xóay cách mạng, số phận Napoleon cũng gắn chặt vào cuộc cách mạng đó.
Đầu năm 1793, Napoleon giữ chức tiểu đòan trưởng quân tự vệ quốc dân xứ Corse, lần đầu tiên tham gia chiến đấu. Sau chiến công ở thành Tulông, ông được phong quân hàm cấp tướng. Một thời gian sau đó, ông bị tình nghi nên rời khỏi quân đội, một mình tìm đến Pari để thử vận may.
Tháng 10 năm 1795, các phần tử phản lọan theo phái Bảo hòang tổ chức bạo động, khí thế rất hung hăng, Napoleon được ủy nhiệm chỉ huy trấn áp đôi quân phản loạn và đã thành công. Ông được vinh thăng trung tướng, lúc đó ông mới 26 tuổi.
Từ đó, cuộc đời Napoleon chuyển sang một bước ngoặc mới, bước đường công danh thuận buồm xuôi gió. Trong các cuộc chiến tranh với nước ngòai, ông liên tục giành được thắng lợi, về đối nội thì giành được chính quyền không mất một giọt máu. Năm 1804, Napoleon được đồng bào cuồng nhiệt tôn vinh lên ngôi hòang đế, bước sang giai đọan vẻ vang nhất trong cuộc đời.
Tuy được nhân dân nhiệt liệt ủng hộ, nhưng chuyện một người xuất than từ tầng lớp tiểu quí tộc ở đảo Corse bước lên vị trí chính thống, thay thế cả vương triều của dòng họ Buôc bông bị nhiều nước châu Âu xem là một chuyện hỗn xược, các nước Anh, Áo, Nga, Thụy Điển… hình thành liên minh chống lại nước Pháp.
Trước tình hình đó, Napoleon đã tính sẵn phương kế đánh vào nhược điểm của liên minh cácnước này. Liên tiếp nhiều cuộc chiến diễn ra sau đó với các nước Áo, Phổ,…Napoleon đã chứng tỏ mình là một vị tướng có tài năng quân sự nhưng ông cũng đã không khỏi bị thất bại trong một số cuộc chiến. Và ông phải chịu tổn thất nặng nề trong cuộc chiến tranh xâm lược Nga. Thất bại này đã thúc đẩy các nước Phổ, Áo, lần lượt tham gia mặt trận chống Pháp. Đến tháng 3 năm 1814, liên quân chiếm đóng Pari. Ngày 6 tháng 4 năm 1814, Napoleon bị buộc thóai vị, bị đày ra đảo Enba ở Địa Trung Hải.
Tháng 3 năm 1815, lợi dụng phong trào chống đối của nhân dân Pháp về vấn đề khôi phục vương triều, Napoleon đã trốn khỏi đảo Enba, trở lại nước Pháp, và đạo quân của ông đã dễ dàng tiến đến Pari. Các nước Anh, Nga, Phổ, Áo… lập tức tổ chức liên quân kháng Pháp lần thứ bảy. Ngày 18 tháng 6, liên quân đánh bại quân Pháp ở Oateclô, Napoleon lại bị đày ra đảo Saint- Helene trên Đại Tây Dương.
Ngày 5 tháng 5 năm 1821, Napoleon trút hơi thở cuối cùng.
(Sưu tầm từ Net)