Đôi nét bản sắc Lào qua quá trình bản hoá sử thi Ramayana .
Sat Nov 15, 2008 9:34 pm
Sử học , Sinh Học và Địa lý
Thành viên năng động
Thành Hưng
Họ & tên : Nguyễn Thành Hưng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cộng tác viên
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 09/11/2008
Tổng số bài gửi : 585
Đến từ : Thành phố Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : Sử học , Sinh Học và Địa lý
Điểm thành tích : 627
Được cám ơn : 108
Tiêu đề: Đôi nét bản sắc Lào qua quá trình bản hoá sử thi Ramayana .
ĐÔI NÉT BẢN SẮC VĂN HÓA LÀO QUA QUÁ TRÌNH BẢN ĐỊA HÓA SỬ THI RAMAYANA TRONG PHRA LAK PHRA LAM PGS.TS. PHAN THU HIỀN (ĐHKHXH&NV – ĐHQG TP. HCM)
Phra Lak Phra Lam là sử thi vĩ đại của Lào trên cơ sở tiếp nhận ảnh hưởng Ramayana Ấn Độ . Đây không phải trường hợp cá biệt. Hầu như tất cả các nước Đông Nam Á đều có “Ramayana” của mình (Campuchia: Reamker, Thái Lan: Ramakien, Myanmar: Yama Zatdaw, Indonesia: Ramayana kakawin, Malaysia: Hikayat Seri Rama, Philippines: Manaraw…). Và cũng như ở Ấn Độ, “Ramayana” của các nước Đông Nam Á đã ảnh hưởng sâu rộng đến mọi phương diện văn hóa của những nước này từ tôn giáo, đạo đức, ngôn ngữ, văn chương, nghệ thuật đến phong tục, tập quán… Tuy nhiên, từ cùng một cội nguồn nhưng mỗi dân tộc đã có quá trình bản địa hóa khác nhau và kết quả là “Ramayana” của từng nước Đông Nam Á lại phản ánhnhững đặc thù văn hóa riêng biệt. Tìm hiểu bản sắc văn hóa Lào qua Phra Lak Phra Lam vì vậy là hướng nghiên cứu có cơ sở và có ý nghĩa.
Ở Việt Nam, chủ yếu với sự đóng góp của các nhà khoa học như Võ Quang Nhơn, Nguyễn Tấn Đắc, Đinh Việt Anh, Lê Duy Lương, Trương Sĩ Hùng, Lại Phi Hùng, Võ Đình Hường…, những thành tựu cơ bản của văn học Lào nói chung, Phra Lak Phra Lam nói riêng đã được giới thiệu. Song, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu Phra Lak Phra Lam. Đỗ Thu Hà trong chuyên luận Vấn đề bản địa hóa sử thi Ramayana Ấn Độ ở một số nước Đông Nam Á chỉ tập trung vào Seri Rama ở Indonesia, Riemker ở Campuchia và Ramakien ở Thái Lan. Kế thừa thành tựu của những người đi trước, trong báo cáo này, chúng tôi nhìn Phra Lak Phra Lam trong phối cảnh văn học so sánh (comparative literature) và văn hóa so sánh (comparative culture), với trục so sánh chính là Lào - Ấn Độ kết hợp đối chiếu Lào – Thái Lan, Lào – Campuchia, hy vọng qua đó bước đầu có thể gợi suy nghĩ về đôi nét bản sắc văn hóa dân tộc Lào.
Là một quốc gia trẻ ở Đông Nam Á lục địa, Lào chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ tương đối muộn và chủ yếu qua trung gian Thái Lan và Campuchia (Lào từng là một phần của đế quốc Khmer). “Ramayana” Campuchia, Thái Lan đã có từ thế kỷ IX, thế kỷ XIII dưới tên gọi Reamker, Ramakien. Ở Lào, đến khoảng thế kỷ XIX, Phra Lak Phra Lam (gồm hai bản kể: bản Luang Phrabang và bản Vientiane) mới được ghi chép lại với nhan đề tác phẩm chính là ghép hai cái tên trong tiếng Lào của nhân vật Rama và Laksmana (Bên cạnh Phra Lak Phra Lam, Lào còn một “Ramayana” khác là Gvay Dvorahbi). Phra Lak Phra Lam cũng tồn tại cả ở miền Đông Bắc Thái Lan, nơi có số lượng khá đông những tộc Lào sinh sống.
Phra Lak Phra Lam đến với đông đảo quần chúng chủ yếu qua hình thức kể chuyện truyền khẩu, nghệ thuật biểu diễn (múa, âm nhạc), nghệ thuật tạo hình (những bức họa ở tăng viện, đền chùa Vat Oup Moung, Vat Pa Ke)…và đã đắp bồi nền tảng đạo đức, ảnh hưởng sâu sắc đến ngôn ngữ, văn chương, lễ hội, phong tục tập quán của Lào.
Trong tương quan với “Ramayana” của các nước Đông Nam Á khác, nét khá riêng của Phra Lak Phra Lam của Lào, theo một số nhà nghiên cứu, là ở chỗ “nhấn mạnh những quan hệ êm ái giữa con người với con người” (underscores smooth interpersonal ralations). Cảm nhận này, chúng tôi cho rằng khá tinh tế, tuy mới chỉ được nêu lên mà chưa có chứng minh, giải thích một cách thuyết phục. Phra Lak Phra Lam đúng là một thế giới của những quan hệ êm ái, nhưng có lẽ không chỉ giới hạn giữa người và người, và điều đó không tình cờ, điều đó dường như liên quan tới chiều kích sâu thẳm của tâm hồn, cốt cách dân tộc.
Sat Nov 15, 2008 9:35 pm
Sử học , Sinh Học và Địa lý
Thành viên năng động
Thành Hưng
Họ & tên : Nguyễn Thành Hưng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cộng tác viên
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 09/11/2008
Tổng số bài gửi : 585
Đến từ : Thành phố Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : Sử học , Sinh Học và Địa lý
Điểm thành tích : 627
Được cám ơn : 108
Tiêu đề: Tiếp theo .
1. Quan hệ êm ái giữa con người với các tôn giáo, các vị thánh thần
Các nước Đông Nam Á nhìn chung chịu ảnh hưởng Bà La Môn giáo, Phật giáo Ấn Độ nhưng ở mỗi nước trình tự và mức độ tiếp nhận mỗi tôn giáo này có thể khác nhau. Theo Đức Ninh, có thể phân biệt 5 tiểu khu vực:
(1) Campuchia, Champa: sớm tiếp thu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ, lúc đầu là Bà La Môn, sau là Phật giáo.
(2) Indonesia, Malaysia: Ảnh hưởng Ấn Độ (Phật giáo, Bà La Môn giáo) du nhập sớm, nhưng từ thế kỷ XIV trở đi dần thay thế bằng ảnh hưởng Hồi giáo.
(3) Myanmar, Thái Lan, Lào: tiếp nhận ảnh hưởng Ấn Độ muộn hơn và thông qua các quốc gia trung gian, với Phật giáo sâu đậm.
(4) Philippines: Ảnh hưởng Ấn Độ dần mờ nhạt, ảnh hưởng Thiên Chúa giáo sâu đậm, bên cạnh ảnh hưởng Hồi giáo ở phía Nam.
(5) Việt Nam: Sớm tiếp nhận ảnh hưởng Ấn Độ (ảnh hưởng Phật giáo ở Luy Lâu, ảnh hưởng Bà La Môn và Phật giáo ở Champa, Phù Nam) đồng thời là nước duy nhất ở Đông Nam Á chịu ảnh hưởng sâu sắc của Trung Hoa (ở phía Bắc từ thế kỷ II, ở phía Nam từ sau sự sụp đổ của vương quốc Champa vào thế kỷ XV).
Với đông đảo quần chúng Đông Nam Á, Bà La Môn giáo / Hindu giáo đã thấm vào họ không phải bởi các kinh Veda, Upanishad, Bhagavad Gita, sách Luật Manu hay giáo trình Chính trị học Arthasastra…mà chủ yếu qua các sử thi Ramayana, Mahabharata, các câu chuyện ngụ ngôn Panchatantra. Tương tự như vậy, Phật giáo thấm vào họ chủ yếu không phải bởi Tam tạng kinh - Tipitaka mà qua những câu chuyện về cuộc đời Đức Phật, Những câu chuyện Tiền thân Đức Phật – Jataka.
Hindu giáo
Phật giáo
- Ramayana
- Mahabharata
- Panchatantra
- Jataka
Trong khi hầu hết các nước Đông Nam Á đều có “Ramayana” thì chỉ ba nước Campuchia, Thái Lan, Lào là có cả “Ramayana” lẫn “Jataka”. Tại sao và bằng cách nào câu chuyện về anh hùng Rama (hóa thân của Đấng Bảo vệ Vishnu, một trong ba vị thần tối cao của Hindu giáo) và nàng công chúa Sita (hóa thân của nữ thần May mắn Laksmi, vợ Vishnu) lại có thể sống mãi ở những nước mà Phật giáo đóng vai trò thống lĩnh như vậy là điều ngạc nhiên thú vị đã làm tốn không biết bao nhiêu giấy mực của các nhà nghiên cứu.
Phật giáo
Các tôn giáo khác
Thái Lan
92,1%
Hồi giáo 3,9%
Lào
58%
Tôn giáo bộ lạc 34%
Campuchia
88,4%
Hồi giáo 2,4%
Trong ba nước đó thì lạ lùng nhất là Lào, nơi duy nhất mà một tác phẩm đơn (Phra Lak Phra Lam) đồng thời vừa là “Ramayana” vừa là “Jataka”.
Ramayana
Jataka
Campuchia
- Reamker
(thế kỷ IX)
- Jataka
Thái Lan
-Ramakien (thế kỷ XIII)
- Xattakhăm
Lào
-Phra Lak Phra Lam
(thế kỷ XIX)
-Gvay Dvorahbi
-Phra Lak Phra Lam
(thế kỷ XIX)
- Xin Xay
Duy nhất ở Đông Nam Á, “Ramayana” Lào - Phra Lak Phra Lam – có kết cấu của một câu chuyện tiền thân (Jataka) với 3 phần:
1. Phần cơ duyên: ở Vat Savathi, một ngày kia Đức Phật kể cho tăng chúng câu chuyện Phra Lak Phra Lam, một trong những tiền thân của Người.
3. Phần nhận diện tiền thân: sau khi kết thúc chuyện Phra Lak Phra Lam, Đức Phật giảng cho tăng chúng: Phra Lam trong kiếp trước chính là Người trong kiếp này, Hapkhanasouane trong kiếp trước chính là Thevathad (Devadatta), kẻ luôn thù oán và âm mưu hãm hại Đức Phật.
Sat Nov 15, 2008 9:36 pm
Sử học , Sinh Học và Địa lý
Thành viên năng động
Thành Hưng
Họ & tên : Nguyễn Thành Hưng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cộng tác viên
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 09/11/2008
Tổng số bài gửi : 585
Đến từ : Thành phố Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : Sử học , Sinh Học và Địa lý
Điểm thành tích : 627
Được cám ơn : 108
Tiêu đề: Tiếp theo .
Như vậy, ở Lào, một sử thi anh hùng đã trở thành “truyện-trong-truyện” (story-in-story) của một “truyện khung” (frame story) Pháp thoại. Và Rama, hóa thân của một trong ba vị thần tối cao của Hindu giáo đồng thời là vị Bồ tát, Tiền thân của Đức Phật. Phra Lak Phra Lam thấy nhất quán nơi Rama và Đức Phật tấm gương mẫu mực về tri kiến, hành động đạo đức, kỷ luật tinh thần, những biểu tượng rạng ngời của cái tâm thanh sạch, trong sáng, bình thản.
Ở Ấn Độ, trong Jataka vốn cũng có một câu chuyện về Rama như tiền thân của Đức Phật, ngược lại, sau này, thần phả Hindu giáo cũng xem Đức Phật như hóa thân của Đấng Bảo vệ - Vishnu – một trong vị ba thần linh tối cao. Tuy nhiên, đó chỉ là những cố gắng kế thừa, đồng hóa lẫn nhau của hai tôn giáo bản địa lớn của Ấn Độ trước sau về cơ bản vẫn là hai truyền thống riêng biệt. Sau chừng 15 thế kỷ, tại Ấn, Phật giáo gần như có “một cái chết tự nhiên” (tín đồ chỉ còn chưa đến 1%), nhường chỗ cho sự thống lĩnh của Hindu giáo (với tín đồ chiếm 83% dân số).
Vị thần xuất hiện nhiều nhất trong Phra Lak Phra Lam là Phra In (Indra, Thiên đế, vua của các thần Hindu). Phra In có vai trò quyết định trong sự ra đời của cả bộ ba nhân vật chính (Phra Lam-“Rama”, Nang Sida-“Sita”, Hapkhanasouane-“Ravana”), tác động quan trọng tới tiến trình câu chuyện. Chính Phra In lại hiện ra trong tư cách người thẩm vấn, kiểm tra hiểu biết của Thao Loun Lou (sau này được sinh thành Hapkhanasouane) về giáo pháp và giới luật Phật giáo.
“Phra In: Một ngày cha ngươi cày bao nhiêu luống?
Thao Loun Lou: Hãy cho tôi biết ngựa ông mỗi ngày đi bao nhiêu bước rồi tôi sẽ nói ông nghe mỗi ngày cha tôi cày bao nhiêu luống.
Phra In: Cái gì Một mà không Hai?
Thao Loun Lou: Đức Phật.
Phra In: Cái gì Hai mà không Ba?
Thao Loun Lou: Danh và Sắc.
Phra In: Cái gì Ba mà không Bốn?
Thao Loun Lou: Tham-Sân-Si.
Phra In: Cái gì Bốn mà không Năm?
Thao Loun Lou: Tứ diệu đế.
Phra In: Cái gì Năm mà không Sáu?
Thao Loun Lou: Ngũ giới.
Phra In: Cái gì Sáu mà không Bảy?
Thao Loun Lou: Lục căn.
Phra In: Cái gì Bảy mà không Tám?
Thao Loun Lou: Bảy thành tố của Giác ngộ để chứng Niết Bàn.
Phra In: Cái gì Tám mà không Chín?
Thao Loun Lou: Bát chính đạo.”
Với giọng “những câu đố Nhân sư” phương Đông cổ xưa, đoạn này vừa mang phong cách đối thoại giáo lý đặc trưng cho cả Hindu giáo (Upanishad, Bhagavad Gita, Dhrama-Yudhisthira trong Mahabharata…) lẫn Phật giáo (giữa Phật và các đệ tử) vừa điển hình cho loại truyện đố, truyện trạng rất quen thuộc trong kho tàng truyện cổ dân gian bản địa Lào.
Phra In và Thao Loun Lou hỏi đáp về Phật pháp (Tranh tường đền Vat Oup Moung)
Bên cạnh các vị thần nổi tiếng của đạo Hindu (Phra In-“Indra”, Brahma), trong Phra Lak Phra Lam còn xuất hiện nhiều vị thần thể hiện các năng lực tự nhiên. Đó là nữ thần Đất (Nang Tholani) đang giữ chặt Nang Sida-“Sita” khi nghe Phra Lam-“Rama” nghi ngờ sức mạnh của mình đã giận dỗi buông ra vì thế Hapkhanasouane-“Ravana” mới có thể bắt cóc được nàng. Đó là thần Núi chơi trò cút bắt khi Houlaman-“Hanuman” đến tìm cây thuốc thần. Đó là thần Mặt trời (Phra Athit) bị Houlaman ném về phía Đông, ngã lăn chiêng dưới đường chân trời, bực mình không thèm ló mặt ra nữa cho đến khi Phra Lam phải yêu cầu gà trống gáy ba tiếng kêu gọi. Những vị thần tự nhiên “rất người” này gắn với tín ngưỡng vật linh bản địa hơn là vay mượn từ thần phả Ấn Độ.
Rõ ràng là ở Lào, Hindu giáo và cả các tôn giáo, tín ngưỡng bộ lạc bản địa đã được đan kết rất giản dị, hồn nhiên vào Phật giáo hoặc song song tồn tại hòa hợp với Phật giáo. Có thể nói Hindu giáo, Phật giáo đã được Lào tiếp thu ở bản chất sâu sắc của chúng như những cách nghĩ và cách sống hơn là những hệ thống kinh điển, nghi lễ, tín điều chặt chẽ.
Sat Nov 15, 2008 9:37 pm
Sử học , Sinh Học và Địa lý
Thành viên năng động
Thành Hưng
Họ & tên : Nguyễn Thành Hưng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cộng tác viên
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 09/11/2008
Tổng số bài gửi : 585
Đến từ : Thành phố Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : Sử học , Sinh Học và Địa lý
Điểm thành tích : 627
Được cám ơn : 108
Tiêu đề: Tiếp theo .
4. Quan hệ êm ái giữa con người và con người
2.1. Quan hệ Rama-Ravana
Trong Ramayana Ấn Độ cũng như trong “Ramayana” của hầu hết các nước Đông Nam Á, sự đối lập giữa Rama và Ravana, suy cho cùng, là sự đối lập giữa thần linh và yêu quỷ (kẻ thù của thần linh). Chỉ duy nhất trong Phra Lak Phra Lam-“Ramayana” Lào - không có sự đối lập như vậy.
Hapkhanasouane không phải là yêu quỷ. Vốn là thần Brahma (Đấng Bảo vệ, một trong ba thần linh tối cao của Hindu giáo) đã hóa thân thành Thao Loun Lou, con trai của một người nông dân, đứa trẻ thân hình dị dạng (đầu nhỏ, chân tay ngắn) nhưng thông tuệ siêu phàm. Rồi thần Phra In (Thiên đế Indra) sau khi thử thách sự hiểu biết Phật pháp (như kể ở trên) đã đưa đứa bé về thiên giới, đúc lại trong khuôn kim cương thành Hapkhanasouane, chàng hoàng tử đẹp trai, có những năng lực siêu nhiên, những vũ khí thần diệu.
Rama
Ravana
Ấn Độ
- Rama
- Anh hùng (hóa thân của thần Vishnu)
- Ravana
- Yêu quỷ
Campuchia
- Prê Riêm
- Anh hùng (hóa thân của Prặc Nôriê-“Vishnu”. Prê Riêm còn được gọi là Put Theng Cô - Mầm non của Đức Phật)
- Riệp
- Yêu quỷ (chúa Chằn)
Thái Lan
- Ram
- Anh hùng (hóa thân của Narai- “Vishnu”)
- Thotsakantha
- Yêu quỷ (hóa thân của quỷ Nontok)
Lào
- Phra Lam
- Anh hùng (hóa thân của một Bồ tát, tiền thân của Đức Phật)
- Hapkhanasouane
- (Brahmahóa thân thành Thao Loun Lou, rồi Phra In-“Indra” lại đúc Thao Loun Lou thành Hapkhanasouane)
Hapkhanasouane-“Ravana” của Lào, như vậy, hội tụ cả vẻ đẹp, trí thông minh, sức mạnh thể chất lẫn trí tuệ, chỉ có điều thiếu sức mạnh đạo đức. Cũng như trong Ramayana của Ấn Độ và các nước Đông Nam Á khác, Phra Lak Phra Lam cho thấy lòng tham dục cũng như thói bạo lực của Hapkhanasouane-“Ravana” thể hiện tập trung nhất qua hành động bắt cóc công chúa Sida-“Sita”. Khác với Ramayana của Ấn Độ và các nước Đông Nam Á khác, Phra Lak Phra Lam kể Hapkhanasouane không chỉ một mà nhiều lần mưu toan bắt cóc Sida, hơn nữa, còn bồi thêm trước đó chuyện Hapkhanasouane bắt cóc công chúa Nang Chantha, chị gái của Phra Lak, Phra Lam.
Hapkhanasouane bắt cóc Sida
(Tranh tường đền Vat Oup Moung)
Nghĩa là, so với Ramayana của Ấn Độ và các nước Đông Nam Á khác, trong khi làm mờ sự đối lập về giống / loại (thần-quỷ) thì Phra Lak Phra Lam của Lào lại tô đậm sự đối lập đạo đức (thiện-ác) giữa Phra Lam-“Rama” và Hapkhanasouane-“Ravana”. Có thể thấy ở đây ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo nhấn mạnh sự phân biệt cao quý / thấp hèn chủ yếu từ phẩm cách chứ không phân biệt đẳng cấp theo dòng dõi xuất thân như Hindu giáo.
Sat Nov 15, 2008 9:39 pm
Sử học , Sinh Học và Địa lý
Thành viên năng động
Thành Hưng
Họ & tên : Nguyễn Thành Hưng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cộng tác viên
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 09/11/2008
Tổng số bài gửi : 585
Đến từ : Thành phố Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : Sử học , Sinh Học và Địa lý
Điểm thành tích : 627
Được cám ơn : 108
Tiêu đề: Tiếp theo .
2.2. Quan hệ Rama-Laksmana
Trong Ramayana Ấn Độ cũng như trong “Ramayana” của hầu hết các nước Đông Nam Á, Rama là hoàng tử trưởng nam, con trai của hoàng hậu trong khi Laksmana là con trai của thứ phi. Ấn Độ còn rạch ròi rằng tỷ lệ Vishnu trong Rama nhiều nhất so với ba hoàng tử em chàng, con của các thứ phi khác. Quan hệ giữa Rama với Laksmana là một quan hệ chính phụ, trong đó, Laksmana giữ vai trò phụ thuộc, phục tùng, vai trò đối sánh để càng làm nổi bật, đầy đặn những phẩm chất tốt đẹp, hoàn thiện của Rama. Nhan đề tác phẩm chỉ gắn với tên nhân vật chính Rama mà thôi.
Duy nhất trong “Ramayana” Lào, Phra Lam và Phra Lak là hai anh em sinh đôi và nhan đề tác phẩm gắn kết tên của cả hai.
Rama
Laksmana
Ấn Độ
- Rama
(con trai của hoàng hậu Kausalya)
- Laksmana
(con trai của thứ phi Sumitra)
Campuchia
- Prê Riêm
(con trai của hoàng hậu)
- Prặc Lăk
(con trai của thứ phi)
Thái Lan
- Ram
(con trai của hoàng hậu Kaosuriya)
- Lak
(con trai của thứ phi Samut Thevi)
Lào
- Phra Lam (anh em sinh đôi của Phra Lak)
- Phra Lak (anh em sinh đôi của Phra Lam)
Phra Lam, Phra Lak và con ngựa thần Manikap (Tranh tường đền Vat Oup Moung)
Cũng chỉ trong “Ramayana” Lào, Phra Lak-“Laksmana” có vai trò chủ động, không thiếu những trường hợp, chính chàng đã dạy cho Phra Lam-“Rama” những bài học sâu sắc chứ không phải là ngược lại. Chẳng hạn như khi trở về, thấy Sita đã bị bắt cóc, Phra Lam tức giận muốn giết Phra Lak, may có ngựa thần ngăn chàng lại. Sau đó, Phra Lam sai em nhóm lửa nấu ăn và ngạc nhiên thấy Phra Lak mỗi lần chỉ đốt một que củi. Phra Lak giải thích: “ Anh giống như que củi này, khi bị thiêu đốt bởi lửa sân hận và định giết em. Anh sẽ chỉ còn một mình đơn độc, yếu ớt. Như đống lửa hùng mạnh chỉ cháy lên từ những bó củi, anh em mình phải yêu thương, đùm bọc nhau, anh ạ”. Thậm chí, có lúc Phra Lak tỏ ra hiểu biết, sáng suốt hơn cả Phra Lam. Khi Phra Lam nghi ngờ phẩm hạnh của Sida, ra lệnh giết nàng giữa lúc nàng đang bụng mang dạ chửa thì Phra Lak đã sai con ngựa thần đưa Sida tới nương nhờ ẩn sĩ Chao Laksi, cha nuôi của nàng, rồi quay trở về đưa cho Phra Lam xem thanh gươm vấy máu chó.
Thay cho quan hệ chính-phụ, giữa “Rama” và “Laksmana” của Lào là một quan hệ bình đẳng, gần gũi hơn, người này như đối thân (alter-ago) của người kia.
Sat Nov 15, 2008 9:39 pm
Sử học , Sinh Học và Địa lý
Thành viên năng động
Thành Hưng
Họ & tên : Nguyễn Thành Hưng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cộng tác viên
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 09/11/2008
Tổng số bài gửi : 585
Đến từ : Thành phố Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : Sử học , Sinh Học và Địa lý
Điểm thành tích : 627
Được cám ơn : 108
Tiêu đề: Tiếp theo .
2.3. Quan hệ Rama-Sita
Trong Ramayana Ấn Độ, tiêu diệt Ravana, gặp lại Sita, Rama sung sướng nhưng đồng thời cũng sinh lòng ngờ vực Sita không còn vẹn toàn tiết hạnh trong thời gian sống trong xứ sở của yêu quỷ. Chàng nói lời ruồng bỏ Sita. Sita đau lòng đứt ruột bước lên giàn lửa để thần Agni minh chứng cho phẩm giá của mình. Nhưng ít lâu sau, nghe dân chúng dị nghị, Rama một lần nữa đuổi Sita đang mang thai vào rừng sâu. Đến khi hai con trai của họ lớn lên, Rama nhận ra các con, hối hận về lỗi lầm của mình, xin Sita quay trở về kinh đô thì nàng không còn đủ nhẫn nại để tha thứ nữa. Sita cầu xin nữ thần Đất Mẹ mở lòng đón nàng. Và kết thúc không có hậu này khiến Ramayana trong khi kết hợp đủ cả ba yếu tố theo người Ấn Độ là thiết yếu đối với tác phẩm sử thi: hào hùng, diễm tình, bi thương, thì với cảm thức chủ đạo là thương cảm lại trở nên mang tính chất “tiểu thuyết hơn là anh hùng ca”.
Rama
Sita
Ấn Độ
- Rama
- Sita
Campuchia
- Prê Riêm
- Seda
Thái Lan
- Ram
- Sida
Lào
- Phra Lam
- Nàng Sida
Sang các nước Đông Nam Á, câu chuyện của nàng Sita tiếp tục làm rơi lệ biết bao thế hệ.
“Ramayana” Campuchia là trường hợp điển hình của xu hướng tăng cường trương lực (tension) trong đoạn kết.
- Prê Riêm nhờ đạo sĩ Vijjaprit khuyên nhủ, thuyết phục Seda -> Kính trọng tu sĩ, Seda cho phép Riêm vào am tu gặp mặt nàng.
- Prê Riêm thừa nhận lỗi lầm, xin tha thứ. Prê Riêm xin Seda nếu không khoan dung thì hãy chém đầu chàng cho chàng được tạ tội -> Seda không chuyển lay, như đá tảng.
- Prê Riêm sẽ tự sát nếu không đưa được Seda cùng hai con trở về -> Seda cho con về với Riêm, nhưng nàng thì ở lại rừng sâu.
- Các con nhớ mẹ vào rừng than khóc: “Xin hãy thương chúng con mà về cùng Riêm” -> Seda trả lời: “Mẹ chỉ trở về khi cha các con chết”.
- Prê Riêm dàn dựng tang ma như mình đã chết -> Seda về khóc than, đau đớn đến ngã ngất nhưng khi biết Riêm còn sống thì lại một mực chối từ sum họp. Nàng cầu nguyện Đất mở ra và đi xuống thế giới dưới lòng đất.
- Hanuman xuống thế giới dưới lòng đất kiếm tìm, xin Seda quay về -> Seda vẫn kiên quyết từ chối.
“Ramayana” Thái Lan kết thúc có hậu nhưng cũng không hoàn toàn dễ dàng. Thần Ishvara-“Shiva” mời Ram cùng Sida lên ngọn núi nơi cư ngụ của thần. Trước đông đảo thần linh, Ram nhận những lỗi lầm của mình với Sida. Ishvara khuyên Sida tha thứ vì Ram đã hứa không khi nào sai phạm như thế nữa. Cuối cùng, Sida bằng lòng, Ram và Sida kết hôn lại cùng nhau.
Duy chỉ ở “Ramayana” Lào, kết thúc có hậu thực sự nhẹ nhõm. Chính Sida đưa hai con đi tìm cha chúng. Khi Phra Lam nhận ra các con, muốn đón về cung, hai trẻ nói chỉ về cùng cả mẹ, Phra Lam vội vã tìm Sida xin lỗi. Và, “như mọi phụ nữ Lào đầy lòng kiên nhẫn và khoan thứ”, Sida trở về đoàn tụ với Phra Lam.
Cần nhấn mạnh rằng nét mềm mỏng của Sida ở đây không hề là sự thụ động, khuất phục của phụ nữ trong quan hệ với nam giới. Khi Hapkhanasouane-“Ravana” cố chiếm đoạt nàng, năng lực đức hạnh khiến thân thể Nang Sida-“Sita” nóng lên như lửa, Hapkhanasouane không dám đụng vào. Nang Kottarat sát cánh cùng chồng chiến đấu chống lại Thao Phalichanh. Nang Thip Pasod thông minh giết được con quỷ mà các thần đều bó tay (vì nó có phép trỏ ngón tay vào ai là giết được người ấy) bằng mưu kế dũng cảm, thông minh (nàng rủ quỷ nhảy múa cùng, làm theo những động tác của nàng, thế rồi nàng trỏ vào đầu mình, con quỷ làm theo và đầu nó vỡ tan). Phra Lak Phra Lam còn có hàng loạt thần thoại địa danh kể về những Muong (tiểu vương quốc) mang tên của đôi tình nhân lập quốc, trong đó, đa số trường hợp tên người nữ đứng trước tên người nam, có trường hợp lại chỉ có tên người nữ mà thôi. Những nhân vật nữ trong Phra Lak Phra Lam thể hiện vị trí xã hội chắc chắn cao hơn so với trong Ramayana Ấn Độ. Do đó, Sida nhịn nhường được sử thi Lào xây dựng như một hiện thân lý tưởng hơn là hình ảnh một nạn nhân đáng xót xa.
Sat Nov 15, 2008 9:40 pm
Sử học , Sinh Học và Địa lý
Thành viên năng động
Thành Hưng
Họ & tên : Nguyễn Thành Hưng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cộng tác viên
Huy chương Cống hiến :
Huy chương thành tích :
Ngày tham gia : 09/11/2008
Tổng số bài gửi : 585
Đến từ : Thành phố Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích : Sử học , Sinh Học và Địa lý
Điểm thành tích : 627
Được cám ơn : 108
Tiêu đề: Tiếp theo .
5. Quan hệ êm ái giữa con người và thiên nhiên
Giống như trong Ramayana Ấn Độ, trong Phra Lak Phra Lam, con người và thiên nhiên sống cùng nhau gắn bó, hòa hợp. Sida-“Sita” muốn có con nai vàng làm bạn (khác với trong Reamker của Campuchia, Seda muốn có con nai để lấy da làm thảm), giục Phra Lam-“Rama” đuổi theo, chính vì vậy, Hapkhanasouane-“Ravana” mới lợi dụng cơ hội mà bắt cóc được nàng. Chim Phagna Khout, bạn của Phra Lam sẵn sàng hy sinh mạng sống để cứu Sida khỏi kẻ bắt cóc. Phra Lak Phra Lam còn thêm vào hình ảnh vốn không có trong sử thi Ấn Độ, hình ảnh con ngựa thần Manikap như người bạn nhiều lần cứu giúp Lak Phra Lam, Sida. Phải chăng vì trong câu chuyện thái tử Siddartha Gautama (Đức Phật) rời hoàng cung tìm đường giải thoát chúng sinh khỏi đau khổ luôn nổi bật con ngựa trung thành?
Đặc biệt, không thể không nhắc đến khỉ Hanuman.
Trong Ramayana, khỉ Hanuman, quỷ Ravana thực ra chính là hình ảnh cư dân bản địa da màu Dravida trong con mắt của người Arya da trắng xâm nhập vào Ấn Độ, chiếm miền Bắc Ấn rồi dần dà tràn xuống Nam Ấn, thậm chí tới tận Lanka. Những Dravida thuận tòng được xem như loài khỉ, một loài động vật khá tiến hóa nhưng vẫn kém xa con người, còn những Dravida chống đối bị coi như yêu quỷ. Dẫu khỉ Hanuman tài ba, luôn sùng mộ, tận tụy với Rama, Sita trở nên được đông đảo người Ấn thờ phụng như biểu tượng trung thành của bề tôi đối với quân vương, tín đồ đối với Đấng Tối cao thì quan hệ Hanuman-Rama vẫn có lớp nghĩa gắn với sự phân biệt chủng tính đặc trưng của hệ thống đẳng cấp Hindu.
Tới Phra Lak Phra Lam, hình ảnh Hanuman đã được biến đổi nhiều. Cũng tận tụy vô biên, thậm chí còn lập nhiều kỳ tích hơn cả Hanuman trong Ramayana, Houlaman của Phra Lak Phra Lam trở thành con trai của chính Phra Lam-“Rama”. Một ngày kia, Phra Lam vô tình (đúng hơn, là do Kamven-nghiệp xấu của chàng) ăn một trái trên cành ngang của cây Manikhod nên biến thành khỉ (cây kỳ lạ này có hai loại quả: ăn quả trên cành ngang thì người biến thành khỉ, ăn quả trên cành dọc thì khỉ trở lại thành người). Khỉ Phra Lam cưới khỉ Nang Phengsi (vốn là con gái của ẩn sĩ Chao Laksi-“Valmiki” cũng ăn phải trái trên cành ngang) mà sinh ra Houlaman. Đến khi Kamven của mỗi người kết thúc, họ lần lượt ăn trái cành dọc mà trở lại thành người.
Cây Manikhod hai loại quả: ăn quả trên cành ngang thì người biến thành khỉ, ăn quả trên cành dọc thì khỉ trở lại thành người. (Tranh tường đền Vat Oup Moung)
Chi tiết khác biệt này trong Phra Lak Phra Lam hết sức đáng chú ý. Một mặt, trong chiều sâu nó thể hiện tư tưởng Phật giáo về chúng sinh bao gồm không chỉ con người mà muôn loài muông thú, mặt khác, đó chính là hình ảnh cây đời trong tư duy giản dị của cư dân Lào, nếp tư duy cũng được phản ánh trong motif người biến thành vật, vật biến thành người qua hàng loạt những truyện cổ dân gian. Vậy là, triết Phật đã tan hòa vào tín ngưỡng bản địa, tạo nền móng cho cách nghĩ và cách sống hòa hợp với tự nhiên của dân tộc Lào.
Tóm lại, so với nguyên gốc Ramayana Ấn Độ, so với “Ramayana” của các nước Đông Nam Á khác, đặc biệt là “Ramayana” Thái Lan và Campuchia với tư cách những văn bản truyền thừa, trong Phra Lak Phra Lam của Lào là bầu không khí có phần dịu lặng, thuần hậu hơn của những mối quan hệ êm ái giữa con người với các niềm tin tôn giáo, các vị thần linh, giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên.
Phra Lak Phra Lam kết thúc đầy lắng đọng khi trong phần Nhận diện tiền thân, Đức Phật chỉ ra nhiều nhân vật trong câu chuyện chính là những đệ tử của Người trong kiếp trước:
- Ẩn sĩ Chao Laksi (“Valmiki”) chính là tiền thân của Maha Kasapa (Maha Kasyapa)
- Thao Sang Khip (“Bali”) chính là tiền thân của Ang Khouliman (Anggulimana)
- Thao Phalichanh (“Bibhishana”) chính là tiền thân của Maha Chourathat (Maha Cudaranantha)
- Phra Lak (“Laksmana”) chính là tiền thân của Maha Anoun (Maha Ananda)
- Thao Phra Bout (“Lava”) chính là Thao La Houn (Rahula, con trai của Đức Phật)
- …
Ngay cả con ngựa thần Manikap cũng chính là tiền thân của một đệ tử của Đức Phật – Maha Mokhala (Maha Maudgaluana).
Giáo lý ẩn tàng trong chiều sâu là thuyết Karma-Samsara (Nghiệp báo - Luân hồi), là tư tưởng “nhất thiết bình đẳng” rằng có Phật tính trong tất cả chúng sinh và chỉ cần nỗ lực hiểu biết chân lý, dốc lòng tu dưỡng đạo đức và kỷ luật tinh thần đều có thể giải thoát. Tuy nhiên, đối với đông đảo quần chúng, đó giản dị chỉ là bài học “gieo gì gặt nấy”, hướng thiện tránh ác.
Bầu không khí dịu êm, thuần hậu trong Phra Lak Phra Lam phần nào phác thảo nên chân dung của dân tộc Lào với cơ tầng bản địa nông nghiệp lúa nước hiền hòa lại được đắp bồi bền bỉ bởi Phật giáo từ bi hỉ xả, hình thành truyền thống tinh thần sùng kính, gần gũi thiên nhiên, nhân hậu, vị tha, không ưa xung đột, sẵn sàng thỏa hiệp, nhã nhặn, kiên nhẫn, từ tốn, ôn hòa, khiêm nhường, tự chế
Sponsored content
Tiêu đề: Re: Đôi nét bản sắc Lào qua quá trình bản hoá sử thi Ramayana .
Đôi nét bản sắc Lào qua quá trình bản hoá sử thi Ramayana .