CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 TRUYỆN CỔ TÂY NGUYÊN TRONG TƯƠNG QUAN TRUYỆN CỔ ĐÔNG NAM Á

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
TRUYỆN CỔ TÂY NGUYÊN TRONG TƯƠNG QUAN TRUYỆN CỔ ĐÔNG NAM Á I_icon_minitimeSat Nov 15, 2008 10:45 am

Thành Hưng
Sử học , Sinh Học và Địa lý

Thành viên năng động

Thành Hưng

Thành viên năng động

http://truongtructuyen.vn/
Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Thành Hưng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cộng tác viên
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : TRUYỆN CỔ TÂY NGUYÊN TRONG TƯƠNG QUAN TRUYỆN CỔ ĐÔNG NAM Á 32
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : TRUYỆN CỔ TÂY NGUYÊN TRONG TƯƠNG QUAN TRUYỆN CỔ ĐÔNG NAM Á 102
Ngày tham gia Ngày tham gia : 09/11/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 585
Đến từ Đến từ : Thành phố Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Sử học , Sinh Học và Địa lý
Điểm thành tích Điểm thành tích : 627
Được cám ơn Được cám ơn : 108

Bài gửiTiêu đề: TRUYỆN CỔ TÂY NGUYÊN TRONG TƯƠNG QUAN TRUYỆN CỔ ĐÔNG NAM Á

 
<P class=MsoBodyText style="MARGIN-TOP: 6pt; TEXT-INDENT: 0.5in; TEXT-ALIGN: center" align=left hasbox="2"><STRONG hasbox="2"><SPAN style="COLOR: #003300; FONT-FAMILY: Arial" hasbox="2">TRUYỆN CỔ TÂY NGUYÊN TRONG TƯƠNG QUAN TRUYỆN CỔ ĐÔNG NAM Á</SPAN></STRONG></P>
<DIV align=left></DIV>
<P class=MsoNormal style="MARGIN-TOP: 6pt; TEXT-INDENT: 4in; TEXT-ALIGN: center" align=left><STRONG><SPAN style="COLOR: #003300; FONT-FAMILY: Arial">LÊ HỒNG PHONG</SPAN></STRONG></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN-TOP: 6pt; TEXT-INDENT: 0.5in; TEXT-ALIGN: justify" align=left hasbox="2"><STRONG hasbox="2"><SPAN style="FONT-FAMILY: Arial" hasbox="2">1.Huyền thoại Tây Nguyên và những motif chung Đông Nam Á:</SPAN></STRONG></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN-TOP: 6pt; TEXT-INDENT: 0.5in; TEXT-ALIGN: justify" align=left hasbox="2"><SPAN style="FONT-FAMILY: Arial" hasbox="2">Trong huyền thoại Đông Nam Á rất phổ biến <STRONG>motif cây</STRONG>. Huyền thoại Mường có motif cây si sinh thành nhiều thứ, trong đó có motif cây sinh chim, chim sinh bầu. Người Việt có bọc trăm trứng trăm con; người Mường có bầu trăm trứng. Hai dân tộc đều có truyền thuyết chứa đựng chi tiết sinh ra nhiều người miền xuôi, người miền núi. Huyền thoại Mường có 3 trứng nở ra Lang Đá Cần, Lang Đá Cài, và nàng Vạ Hai Kịp. Tiếp đó là motif hôn nhân anh em ruột; Lang Đá Cái lấy Vạ Hai Kịp… Dịt Dàng tìm cây Chu, chặt cây. </SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN-TOP: 6pt; TEXT-INDENT: 0.5in; TEXT-ALIGN: justify" align=left hasbox="2"><SPAN style="FONT-FAMILY: Arial" hasbox="2">Cùng motif cây lạicó những motif nhỏ. Huyền thoại Lào, Ê Đê, Chăm, K’Ho… cũng đều xuất hiện motif chặt cây thần – cây che mặt trời, che sự sống cộng đồng. Chặt cây, máu cây sinh thú, cây có máu như người, người như cây, như thú, máu như người, người như cây sinh thú, sinh người. Cây thuốc đá Keo reng của người Mường, cây thuốc tiên của Cuội (Việt - Mường), cây hồi sinh, gậy hồi sinh (Sơn Tinh), cây lúa có hạt lớn tự về nhà (Ê Đê, Việt…), cây sống lại, cây sinh người (Mạ, K’ Ho), cây bản mệnh của người (Ê Đê), cây vận mệnh dân tộc (Chăm), cây lúa từ phân chim (K’Ho), từ hạt bám kẽ chân mà người lấy được lúa thần (Indonesia), cây tre hoặc măng sinh ra người (Malaysia, Philippin)…</SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN-TOP: 6pt; TEXT-INDENT: 0.5in; TEXT-ALIGN: justify" align=left hasbox="2"><SPAN style="FONT-FAMILY: Arial" hasbox="2">Ở Tây Nguyên cao 2000m cũng có huyền thoại lụt với sự phổ biến của motif lụt và motif bầu, có motif bầu - mẹ. Trong 307 dị bản do Đặng Nghiêm Vạn sưu tầm và công bố, các dân tộc Tây Nguyên rất ít motif bầu - mẹ so với type (kiểu) truyện quả bầu Lào mà Nguyễn Tấn Đắc đã khái quát. Ở truyện cổ Lào, Trời làm lụt, ba ông Khún đóng thuyền lên trời tránh lụt, trờI cho trâu, trâu chết, mọc dây bầu một quả (motif bầu, motif cái duy nhất), chọc thủng bầu, các bộ tộc Lào chui ra, chặt cây đa, giết đại bàng cứu sự sống cộng đồng. Theo huyền thoại Mạ, K’Ho (Nam Tây Nguyên) thì sau nạn lụt, anh chị em - cặp duy nhất sống sót cũng tương tự nhiều huyền thoại khác ở Đông Nam Á, mà cơ bản sinh ra ba dân tộc: Kon Prum (Chăm), Kon Chau (người Thượng) và Kon Yoan (Việt)… Tính chất chung của huyền thoại Lào và huyền thoại Tây Nguyên trước hết là ở lớp văn hoá muộn của nó; người Thượng phải tiếp xúc với Chăm, Việt thì mới bổ sung thêm lớp văn hoá mới vào huyền thoại của mình; cũng như sự thống nhất ba bộ tộc Lào Thưng, Lào Lùm, Lào Xủng trong một nước Lạn Xạng đã được biểu hiện vào trong huyền thoại tộc người của Lào… Do vậy, huyền thoại Đông Nam Á dù cổ xưa, cũng không hoàn toàn quá xa thời đại chúng ta sống.</SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN-TOP: 6pt; TEXT-INDENT: 0.5in; TEXT-ALIGN: justify" align=left hasbox="2"><SPAN style="FONT-FAMILY: Arial" hasbox="2">Với huyền thoại Philippin, Sicalak và Sicabai là cặp đầu tiên được sinh từ măng tre, vẫn là motif cây sinh người trong tổng thể motif cây. Giã gạo, trời xa đất, lược thành trăng, lò lửa thành mặt trời. Ở huyền thoại nam Tây Nguyên: bầu trời từ lưng trâu, mặt trăng từ sừng trâu…; mặt trời, mặt trăng đều được rèn bởi N’ Đu. Mặt trời, lò lửa có nét gần nhau về màu đỏ, sức nóng, khả năng đốt cháy; tục giữ lửa, thờ lửa cũng gắn với thờ mặt trời, cả hai đều cần cho sự sống. Người có phép kêu mưa, gọi gió, giữ gương thiêng, được tôn xưng và tin tưởng như một thủ lĩnh tín ngưỡng (Pơtao Ea, Pơtao Pui) mà chúng ta quen dịch thoát là vua !</SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN-TOP: 6pt; TEXT-INDENT: 0.5in; TEXT-ALIGN: justify" align=left hasbox="2"><SPAN style="FONT-FAMILY: Arial" hasbox="2">Mặt trời trong huyền thoại Philippin buồn, đòi lấy vợ, con gái thủ lĩnh tự nguyện lấy thần để ánh sáng mạnh lên cho cộng đồng sinh sống. Người Tây Nguyên cũng quan niệm về mặt trời với tính chất nhân hoá như vậy. Đó là một thế giới khác vừa như người vừa hùng mạnh hơn người, thế giới mặt trời gồm nhiều “người - mặt trời” có già, trẻ, gái, trai, có thủ lĩnh là mơtao, pơtao mặt trời. Mô hình tổ chức cộng đồng người chi phối xã hội thần linh. Trình độ tư duy nguyên thuỷ chi phối cách hình dung về thế giới thần, quan hệ thần - thần, thần – ma, thần và ma với người…</SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN-TOP: 6pt; TEXT-INDENT: 0.5in; TEXT-ALIGN: justify" align=left><SPAN style="FONT-FAMILY: Arial">Có núi lửa ở Philippin là do người vi phạm điều cấm (tự tiện leo núi, dám nhìn núi vàng núi bạc). Người R’măm Tây Nguyên cho rằng đất sụp (núi lửa tiền sử Tây Nguyên) là do ăn thịt heo thiêng ! Người Mạ và K’Ho cho rằng người ta có thể đuổi ma ra khỏi người – ma, để người – ma thành người thường, trong khi đó, ai ăn con heo – ma sẽ thành người – ma.</SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN-TOP: 6pt; TEXT-INDENT: 0.5in; TEXT-ALIGN: justify" align=left><SPAN style="FONT-FAMILY: Arial">Huyền thoại Miến có nhiều mặt trời thiêu huỷ thế giới:<SPAN>  </SPAN>biển dâng tận trờI (motif lụt). Ba anh em: Sun - Mặt trời - Mặt trăng ghét nhau, Sun đuổi theo hai anh đòi lại thuốc bất tử, che lấp nhau thành nhật thực, nguyệt thực… Người nam Tây Nguyên quan niệm trăng, trời tìm nhau, che lấp nhau… thành nhật thực, nguyệt thực.</SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN-TOP: 6pt; TEXT-INDENT: 0.5in; TEXT-ALIGN: justify" align=left><SPAN style="FONT-FAMILY: Arial">Người Miến quan niệm có bốn vị thần đầu tiên xuống trần, nặn bốn cặp đầu tiên bằng đất, hong lửa thần, thành bốn chủng trắng, đỏ, tối, đen. Người Tây Nguyên cũng được nặn ra bằng đất màu, sống trong hang rồi chui lên trên…(Ê Đê, M’nông, K’ho, Mạ…) Loại người thứ nhất chết trong hồng thuỷ, các tộc người hiện nay là loài người thứ hai. Tổ tiên người Miến đến từ cõi trời Dan với các bama bất tử, Tây Nguyên theo tín ngưỡng đa thần (các Yang, Yàng). Dan – Yan – Yang, Yàng là các từ cùng gốc? Điều này phải cậy nhờ các nhà ngôn ngữ học lịch sử.</SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN-TOP: 6pt; TEXT-INDENT: 0.5in; TEXT-ALIGN: justify" align=left><SPAN style="FONT-FAMILY: Arial">Motif thỏ cung trăng có trong huyền thoại San và Miến của Mianma: thỏ bạc ngồi nhà thuỷ tinh 15 cửa, mỗi đêm mở 1 cửa, 15 ngày mở 15 cửa, tiếp tục đóng lần lượt mỗi đêm thêm 1 cửa thì được một tháng. Ở huyền thoại Trung Quốc có Hậu Nghệ, Hằng Nga và cây trường sinh trên cung trăng; huyền thoại Mường có cây đa và chú Cuội, còn huyền thoại Tây Nguyên chưa thấy thỏ và cây bất tử. Thở có rất nhiều trong truyện cổ tích Tây Nguyên nhưng tính chất ngụ ý pha tính chất hài.</SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN-TOP: 6pt; TEXT-INDENT: 0.5in; TEXT-ALIGN: justify" align=left hasbox="2"><SPAN style="FONT-FAMILY: Arial" hasbox="2">Người Indonesia quan niệm trời đất ban đầu là một khối do ánh sáng, bọt biển, hơi nước (văn hoá biển), nhưng là nhất thể, hỗn độn, bãng lãng, bời lời như huyền thoại Hy Lạp, Việt, Mường… Trời sinh nhiều con, con của trời khóc nhớ thành sương, con của trờI giận thành bão… Người Mạ, K’Ho cho rằng tổ tiên - thần linh ban đầu hoá thân sáng tạo: Kblop thành cá, KB’ la thành muối, K’los thành sắt…</SPAN></P>
Chữ ký của Thành Hưng




 

TRUYỆN CỔ TÂY NGUYÊN TRONG TƯƠNG QUAN TRUYỆN CỔ ĐÔNG NAM Á

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT :: VĂN HOÁ - NGHỆ THUẬT VIỆT NAM :: Trang di sản-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất