CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Tiếp cạn bản sắc văn hoá Việt Nam .

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tiếp cạn bản sắc văn hoá Việt Nam . I_icon_minitimeFri Nov 14, 2008 2:58 pm

Thành Hưng
Sử học , Sinh Học và Địa lý

Thành viên năng động

Thành Hưng

Thành viên năng động

http://truongtructuyen.vn/
Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Thành Hưng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cộng tác viên
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Tiếp cạn bản sắc văn hoá Việt Nam . 32
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Tiếp cạn bản sắc văn hoá Việt Nam . 102
Ngày tham gia Ngày tham gia : 09/11/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 585
Đến từ Đến từ : Thành phố Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Sử học , Sinh Học và Địa lý
Điểm thành tích Điểm thành tích : 627
Được cám ơn Được cám ơn : 108

Bài gửiTiêu đề: Tiếp cạn bản sắc văn hoá Việt Nam .

 
TIẾP CẬN BẢN SẮC VĂN HOÁ VIỆT NAM
Trần Long
(ĐHKHXH&NV – ĐHQG TP. HCM)


Có thể tiếp cận bản sắc văn hoá Việt Nam (BSVHVN) theo những thiên hướng khác nhau, nhưng mục đích chung của các nhà nghiên cứu là cố gắng chỉ ra những đặc điểm của một nền văn hoá dù trải qua bao thử thách khắc nghiệt của tự nhiên và lịch sử vẫn vững vàng toả sáng một góc trời Đông: “Bằng sức lao động cần cù sáng tạo, cư dân Văn Lang, (sau đó là Âu Lạc) đã tạo dựng nên một nền văn minh tỏa sáng khắp vùng Đông Nam Á. Đi cùng với Nhà nước đầu tiên của lịch sử Việt Nam là một nền kinh tế phong phú, một nền văn hóa cao mà mọi người biết đến với tên gọi là văn minh Sông Hồng (còn gọi là văn minh Đông Sơn)”(1). Lần tìm BSVHVN vấn đề khó, có thể nói là rất khó nhưng không thể không bàn đến. Bước đầu tiếp cận BSVHVN, chúng tôi không còn cách nào khác là sử dụng phương pháp tổng hợp kết hợp phương pháp logic trong quá trình khảo sát đối tượng.

1. Về khái niệm bản sắc và bản sắc văn hoá (BSVH).

Khái niệm bản sắc được các từ điển Hán Việt giải thích tương đối thống nhất. Tham khảo một số từ điển, chúng tôi xin nêu những nét nghĩa cơ bản của khái niệm bản sắc như sau: bản là gốc, cái thuộc về phần mình, gốc đầu mọi việc; sắc là màu, vẻ, dung mạo; bản sắc còn có một nghĩa khác là tính chất đặc biệt vốn có. Theo hướng chiết tự thì chữ “sắc” trong từ gốc Hán có bộ đao, theo đó, “sắc” có hàm ý là sắc đẹp bao giờ cũng gắn với sự “nguy hiểm” đối với nam giới. Vậy, sắc trong khái niệm bản sắc là cái khiến người khác chiêm ngưỡng. Trong cuộc sống, khi nói đến bản sắc, người ta thường có thiên hướng đề cập đến mặt tốt đẹp chứ không nhằm vào mặt xấu. Nói rằng “giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc” tức là phải tập trung gìn giữ những cái tốt. Việc nhận ra mặt trái trong bản sắc có tính phương pháp luận để làm rõ hơn vấn đề. Trong tự điển Anh-Việt, từ identity (bản sắc) có nghĩa là đồng nhất. Sự đồng nhất hoá làm nên bản sắc của một đối tượng. Với những nét nghĩa nêu trên, chúng ta có thể rút ra một số điểm đáng lưu ý về nội hàm của thuật ngữ bản sắc như sau:

- Bản sắc gắn với quá trình hình thành và phát triển của đối tượng.

- Bản sắc thể hiện sự đồng nhất qua hàng loạt sự vật, hiện tượng.

- Bản sắc chứa đựng những nét riêng để có thể nhận ra diện mạo và bản chất đối tượng.

- Bản sắc có xu hướng tiến tới đồng nhất hoá nên không phải là những cái riêng lẻ, chi tiết, vì vậy, càng khái quát càng dễ tiếp cận bản sắc của một đối tượng.

- Bản sắc hiểu theo nghĩa gốc, bao gồm cái tốt, cái tích cực hơn là cái tiêu cực.

Xác định nội dung khái niệm bản sắc giúp chúng ta nắm được cái khung chung nhất để khuôn định những thuộc tính bản chất của một đối tượng. Trong nghiên cứu văn hóa, nắm vững thuộc tính bản chất của một nền văn hoá cũng tức là bước đầu nắm bắt bản sắc của nền văn hoá đó. Tất nhiên, mọi cố gắng của chúng ta cũng chỉ có thể tiếp cận BSVH theo hướng gần đúng chứ khó có thể đạt đến đúng tuyệt đối.

Khái niệm bản sắc bao hàm trong nó những tiêu chí đủ để xem xét “sắc màu riêng” của một nền văn hoá. BSVH được thể hiện trên cả hai bình diện vật thể và phi vật thể. Tuy nhiên, BSVH không phải là các sự vật hiện tượng cụ thể (tức văn hoá vật thể), cũng không phải là các phương thức về y dược, ẩm thực, âm nhạc, hội họa, ... (tức văn hoá phi vật thể). BSVH là cái nằm ngay trong ý thức của chủ thể văn hoá; đó là lối sống, cách suy nghĩ, ứng xử của cộng đồng cư dân trước hiện thực lịch sử xã hội. Theo tác giả Phan Ngọc, “những mục đích bất biến tạo thành bản sắc văn hoá, chứ không phải là những biểu hiện khác nhau của các kiểu lựa chọn” (2).

BSVH được tổng kết từ thực tiễn vận động của một nền văn hoá. Vì vậy, nội hàm BSVH có tính khái quát cao. Cũng chính lí do này, chúng ta không nên giải thích cụm từ BSVH bằng cách dùng những khái niệm khái quát khác có nội hàm tương ứng để thay thế.

Trong mối quan hệ với văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể, BSVH được xếp vào văn hoá phi vật thể nhưng không có quan hệ “ngang hàng” với văn hoá phi vật thể. BSVH chi phối, định hướng cho văn hoá phi vật thể. Quan hệ chi phối này không phải là quan hệ giữa cái bên ngoài đối với cái bên trong mà là quan hệ nội tại. Có thể tạm gọi đây là quan hệ tâm và biên. BSVH ở vị trí tâm. Nếu tâm thay đổi thì biên thay đổi và ngược lại.

Giữa văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể có mối quan hệ hữu cơ nhưng xét theo trục thời gian thì văn hoá phi vật thể là cái có trước. Cũng xét theo trục thời gian, BSVH là cái tiềm ẩn, có tính xuyên suốt, nhưng là cái chi phối, cái định hướng cho nên nó là cái có trước văn hoá phi vật thể (thuộc biên) và văn hoá vật thể.

Bảng 1:
Ý thức chủ thể chi phối sáng tạo văn hoá
-------------------------------------------------->
Ý thức chủ thể
Văn hoá phi vật thể
Văn hoá vật thể
(gồm sự vật, hiện tượng)



Bảng 2:
Bản sắc văn hoá

Văn hoá phi vật thể ===> Văn hoá vật thể
(gồm sự vật, hiện tượng)
Hướng nghiên cứu, lần tìm bản sắc văn hoá
--------------------------------------------------



BSVH không phải là cái bất biến. BSVH là sản phẩm của một chủ thể, tồn tại trong một không gian và thời gian nhất định. Cả 3 thành tố này đều luôn vận động, vì vậy BSVH cũng luôn có sự vận động. Do cách nhận thức này mà những khái niệm như: “bất biến”, “bền vững” được dùng một cách thận trọng khi bàn về BSVH. Chúng tôi đồng ý với quan điểm này, bởi vì BSVH phải là cái ít biến đổi nhất; nếu nó biến đổi liên tục và biến đổi theo những chiều hướng trái ngược nhau thì nền văn hoá đó trở thành không có bản sắc. BSVH không thể là cái bất biến vì trong thực tế đa số các nền văn hoá trên thế giới đã tự “siêu chỉnh” bản sắc qua quá trình giao lưu và tiếp biến. Nói là “siêu chỉnh” bởi lẽ, đây là sự vận động nội tại, vận động chậm, quá trình vận động làm xuất hiện những biến đổi rất tinh tế, rất tự nhiên trong quan điểm và tư duy của chủ thể. Sự biến đổi theo hình thức này là biến đổi tích cực. Nó giúp chủ thể luôn có diện mạo mới mà không đánh mất sắc diện của mình. BSVH không thể là cái bất biến bởi vì đã có không ít nền văn hoá tự đánh mất bản sắc của mình trước khi bị tiêu diệt hoặc bị đồng hoá.

BSVH, là những yếu tố ổn định, ít biến đổi nhất của một nền văn hoá. Và sự “ổn định, ít biến đổi” này cũng chỉ nằm trong một khoảng không gian và thời gian nhất định.
Chữ ký của Thành Hưng





Tiếp cạn bản sắc văn hoá Việt Nam . I_icon_minitimeFri Nov 14, 2008 3:00 pm

Thành Hưng
Sử học , Sinh Học và Địa lý

Thành viên năng động

Thành Hưng

Thành viên năng động

http://truongtructuyen.vn/
Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Thành Hưng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cộng tác viên
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Tiếp cạn bản sắc văn hoá Việt Nam . 32
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Tiếp cạn bản sắc văn hoá Việt Nam . 102
Ngày tham gia Ngày tham gia : 09/11/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 585
Đến từ Đến từ : Thành phố Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Sử học , Sinh Học và Địa lý
Điểm thành tích Điểm thành tích : 627
Được cám ơn Được cám ơn : 108

Bài gửiTiêu đề: Re: Tiếp cạn bản sắc văn hoá Việt Nam .

 
2. Quan điểm tiếp cận BSVHVN

Về mặt thời gian, khi đặt vấn đề tiếp cận BSVHVN có không ít ý kiến ngại rằng chúng ta chưa hội đủ điều kiện để khái quát bản sắc văn hoá dân tộc. Và, tuy “việc khái quát bản sắc này là hết sức cần thiết”, “nhưng một khi nói bản sắc (hay đặc điểm) cũng có nghĩa là nói đến sự khác biệt, mà sự khác biệt phải được rút ra trên cơ sở so sánh với nhiều nền văn hoá khu vực và thế giới, trên cơ sở nắm vững những giá trị văn hóa toàn nhân loại” (3) .

Theo chúng tôi, thận trọng là cần thiết trong nghiên cứu, nhất là đối với những vấn đề cần thực hiện so sánh xa (so sánh khu vực và thế giới). Tuy nhiên BSVH có nhiều cấp độ. Và sự phân tầng cấp độ này gây khó khăn không ít trong quá trình lần tìm bản sắc của một nền văn hoá. Ngoài yếu tố thời gian, không gian thì chủ thể cũng là hệ trục cơ bản để khảo sát văn hoá và BSVH. Văn hoá thẩm thấu trong tất cả mọi thành viên của cộng đồng, trong khắp mọi nơi, mọi tộc người. Cá tính của mỗi người trong quan hệ ứng xử cũng có thể xem là biểu hiện của BSVH trong một cấp độ nhất định. Theo đó, chúng ta sẽ có BSVH của cộng đồng nhỏ (BSVH của dòng tộc) và BSVH của cộng đồng lớn (BSVH của một tộc người), BSVH của cư dân ở địa vực nhỏ hẹp (BSVH của làng xã,) và BSVH của các cư dân ở khu vực rộng lớn (BSVH của quốc gia, của khu vực Đông Nam Á, của phương Đông, phương Tây). Ngoài hướng biến thiên cấp độ về quy mô như vừa nêu còn có những hướng biến thiên khác về tính chất, giá trị (Xem “Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam” của tác giả Trần Ngọc Thêm). Vận dụng sự biến thiên cấp độ vào quá trình xác định quy mô, tính chất, mức độ giá trị của BSVH là vấn đề có tính phương pháp luận khi nghiên cứu về BSVH. Ở một cấp độ nhất định chúng ta vẫn có thể nhận diện BSVH từng đối tượng cụ thể để phục vụ cho việc nghiên cứu và học tập văn hoá nói chung và văn hoá Việt Nam nói riêng.

Văn hoá Việt Nam trong mối quan hệ với văn hoá Trung Hoa quả thực có nhiều vấn đề “quá phức tạp” không chỉ ở lĩnh vực khảo sát trống đồng mà trên nhiều bình diện khác. Quan điểm cho rằng “khả năng có các thời kì khác nhau trong quan hệ văn hóa Hoa - Việt” là dễ chấp nhận vì dựa vào đây chúng ta có thể giải thích được nhiều hiện tượng văn hoá mà nếu theo cách nghĩ một chiều sẽ không có sức thuyết phục. Về mặt lí luận, tiếp cận BSVH cần dựa vào thái độ tiếp nhận và dung dưỡng của cộng đồng cư dân bản địa đối với tất cả các hiện tượng văn hoá có nghi ngờ về nguồn gốc. Đây là điều cực kì quan trọng vì chỉ có cư dân bản địa mới biết rõ cái nào của mình, cái nào không phải của mình. Cũng cần thấy rằng, những yếu tố ngoại nhập qua quá trình tiếp biến đã được dân tộc hoá đến mức chủ nhân cũ của nó không hiểu, không cảm, không còn dùng được như một sở hữu thân thuộc nữa thì tất nhiên đó là sản phẩm mới của cộng đồng cư dân trực tiếp sáng tạo ra nó.

Tiếp cận BSVHVN cần theo hướng bảo đảm tính đa dạng và tương đồng của văn hoá. Riêng chung là hai mặt thống nhất, không thể chia cắt của một nền văn hóa. BSVH mang trong nó những cái riêng nhưng không nằm ngoài cái phổ biến. Quá nhấn mạnh tính chất độc đáo của bản sắc dân tộc mà xem nhẹ tính phổ biến, tính nhân loại của văn hóa dân tộc sẽ không thấy hết bản chất của nền văn hoá đó. "Chỗ dị biệt và tương đồng của các nền văn hóa là cái mà ta gọi là đặc dị tính và phổ đồng tính hoặc có thể gọi là tính đa dạng và tính thống nhất của văn hóa. Nói theo ngôn ngữ triết học, đó là “cá tính” và “cộng tính” của văn hóa"(4).

Tiếp cận BSVHVN cần đặt văn hoá dân tộc vào tiến trình văn hoá thế giới với những quan hệ phổ biến. Đây là cách tiếp cận theo hướng động. Bằng cách này, chúng ta có thể thấy văn hoá Việt Nam có một tiến trình không ngừng mở rộng không gian tiếp xúc. Bằng cách này, chúng ta có thể phân tích đầy đủ những biến đổi do quá trình giao lưu, hội nhập đem lại cho văn hoá Việt Nam.

Tìm kiếm BSVHVN, chúng tôi đặc biệt lưu ý đến vai trò của ý thức tộc người. Ý thức tộc người có quá trình hình thành phát triển gắn với quá trình sáng tạo, giao lưu, tiếp biến, giữ gìn, phát triển văn hoá của chủ thể văn hoá. Việt Nam có một quá trình hình thành phát triển lâu dài, được nhân loại thừa nhận về mặt lịch sử chắc chắn sẽ có đủ “nội lực” để hình thành BSVH. BSVHVN được thể hiện trên cả hai bình diện vật thể và phi vật thể. BSVHVN là sự thể hiện rõ nét nhất về ý thức tự giác của con người Việt Nam vể sự giống và khác nhau với các dân tộc khác trong quá trình giao lưu, tiếp biến văn hoá.

BSVHVN là những yếu tố ổn định, ít biến đổi nhất. Sự “ổn định, ít biến đổi” này cũng chỉ nằm trong một khoảng không gian và thời gian nhất định. Trong thực tế, văn hoá Việt Nam cũng như đa số các nền văn hoá trên thế giới đã tự “siêu chỉnh” bản sắc qua quá trình giao lưu và tiếp biến. Nói là “siêu chỉnh” bởi lẽ, đây là sự vận động nội tại, vận động chậm, quá trình vận động làm xuất hiện những biến đổi rất tinh tế, rất tự nhiên trong quan điểm và tư duy của chủ thể. Sự biến đổi dưới hình thức “siêu chỉnh” là biến đổi tích cực (trong lĩnh vực này, nếu xuất hiện hàng loạt biến đổi trên diện rộng và sâu thì đó là dấu hiệu bất thường). Những biến đổi tích cực đã giúp văn hoá Việt Nam luôn có diện mạo mới nhưng không đánh mất bản sắc của mình. Cũng cần thấy rằng BSVH không thể là cái bất biến bởi vì đã có không ít tộc người trong chủng Nam Á do không giữ được BSVH nên đã bị tiêu diệt hoặc bị đồng hoá.

Cách tiếp cận BSVHVN theo cách nhìn loại hình kinh tế - văn hóa, bằng phương pháp cấu trúc cho phép quan sát sự thích ứng của tộc người dưới tác động của môi trường sống (địa lí) và điều kiện sống (nghề nghiệp). Tổng hợp kết quả của các phương pháp nghiên cứu phổ biến, chúng tôi nhận thấy phương thức sống (gắn với hình thức lao động) cùng cung cách ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội của chủ thể văn hoá sẽ hình thành một kiểu loại đặc trưng văn hoá có tính đặc thù. Những đặc trưng văn hoá này tương thích với một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Khi phương thức sống thay đổi thì cung cách ứng xử với môi trường sống cũng thay đổi; theo đó, các đặc trưng văn hoá hình thành trên phương thức sống đó cũng sẽ thay đổi. Tuy nhiên, xét về cấp độ, theo hệ trục thời gian, chúng ta cũng có thể xác định được BSVH của hai nền văn hoá Đông và Tây.

Tiếp cận BSVHVN ở bình diện ý thức tộc người, theo phương pháp logic hướng vào quan sát quan điểm, thái độ của chủ thể trước tác động của hiện thực khách quan và hiện thực lịch sử cho thấy tính cách Việt Nam được hình thành một mặt như một sản phẩm “tương thích” với môi trường sống, mặt khác từ ý thức của cộng đồng cư dân trước những biến động phức tạp của hiện thực lịch sử. Đây là các tiêu chí cần và đủ để khảo sát BSVHVN.
Chữ ký của Thành Hưng





Tiếp cạn bản sắc văn hoá Việt Nam . I_icon_minitimeFri Nov 14, 2008 3:00 pm

Thành Hưng
Sử học , Sinh Học và Địa lý

Thành viên năng động

Thành Hưng

Thành viên năng động

http://truongtructuyen.vn/
Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Thành Hưng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cộng tác viên
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Tiếp cạn bản sắc văn hoá Việt Nam . 32
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Tiếp cạn bản sắc văn hoá Việt Nam . 102
Ngày tham gia Ngày tham gia : 09/11/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 585
Đến từ Đến từ : Thành phố Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Sử học , Sinh Học và Địa lý
Điểm thành tích Điểm thành tích : 627
Được cám ơn Được cám ơn : 108

Bài gửiTiêu đề: Re: Tiếp cạn bản sắc văn hoá Việt Nam .

 
Bản chất con người là “tổng hoà mọi quan hệ xã hội” nên ý thức người là một sản phẩm tổng hợp từ điều kiện sống và tính chất xã hội mà nó đang tồn tại. Vì vậy, BSVHVN chính là ý thức tự giác được tích hợp từ điều kiện sống và hình thức tồn tại cụ thể của các cộng đồng cư dân cùng chung sống trên lãnh thổ Việt Nam. Quá trình này được mô tả theo bảng sau:

Bảng 3:

Môi trường
Phương thức sống
-> Cung cách ứng xử với tự nhiên và xã hội
-> Đặc trưng VH

->
BSVH dân tộc
->
Quá trình hình thành nhà nước, dân tộc; hình thành
ý thức dân tộc
------------------------------------------>

BSVHVN được nhận diện trên những bình diện nào? Đây là vấn đề không đơn giản, bởi vì BSVH là cái thuộc “phần chìm”, là ý thức của dân tộc được hình thành trong suốt trường kì lịch sử. Khi lần tìm BSVH dân tộc, chúng ta chỉ có thể tập trung xem xét những biểu hiện cụ thể về quan điểm, thái độ của một cộng đồng cư dân. Ẩn đằng sau những biểu hiện về quan điểm, thái độ đó là cốt cách, tinh thần của dân tộc. Cốt cách, tinh thần dân tộc được thể hiện trong các mối quan hệ cụ thể. Nó là sự tập hợp một cách có hệ thống các kiểu quan hệ đặc trưng của dân tộc. Đó là những kiểu quan hệ ổn định, thể hiện được bản tính của cộng đồng. Những kiểu quan hệ này kết thành một “thể thống nhất diệu kì”, thể hiện trên mọi khía cạnh của cuộc sống, tạo nên “cá tính” của dân tộc Việt Nam. Nói cách khác, ở đó chúng ta có thể bắt gặp ý thức của tộc người. Ý thức tộc người này bao hàm sự tự khẳng định của cộng đồng qua trường kì lịch sử gồm cộng đồng kí ức, cộng đồng hiện tại và cả cộng đồng tương lai với những giá trị chính trị, đạo đức cùng khát vọng về sự phát triển. Ý thức tộc người vừa hòa nhập tự nhiên vào đời sống tinh thần của cộng đồng cư dân vừa có khả năng tạo ra khoảng cách để xác lập đời sống riêng của tộc người. Ý thức tộc người, do vậy, là sản phẩm văn hoá đồng thời là điểm xuất phát của sáng tạo và gìn giữ văn hoá tộc người. Đó là nhân tố trực tiếp làm nên BSVHVN.

Vậy, tinh thần, cốt cách dân tộc thể hiện trong những mối quan hệ nào? Theo chúng tôi, có thể xác định tinh thần, cốt cách của một dân tộc qua 3 mối quan hệ:

- - Quan hệ giữa chủ thể văn hoá với hiện thực khách quan (nhận thức và ứng xử với thế giới khách quan).

- - Quan hệ giữa chủ thể văn hoá với môi trường xã hội, chủ yếu là quan hệ với văn hoá ngoại nhập (nhận thức và ứng xử với các yếu tố văn hoá ngoại nhập).

- - Quan hệ giữa chủ thể văn hoá với chính sản phẩm của mình - văn hoá truyền thống (nhận thức và ứng xử với các yếu tố văn hoá truyền thống).

Đây là nhữg tiêu chí cơ bản dùng để xác định BSVHVN. Trên thực tế, nhiều dân tộc có đủ 3 mối quan hệ trên nhưng khi đặt các quan hệ này trong hệ trục không gian, thời gian với những sự kiện văn hoá, chính trị, xã hội cụ thể thì quy mô, mức độ, tính chất của các mối quan hệ hoàn toàn khác nhau. Chính sự khác nhau đó làm nên nét khu biệt về BSVH của các dân tộc. Thí dụ BSVH Việt Nam phải được xem xét trong nhiều giai đoạn lịch sử nhưng nổi trội nhất vẫn là lịch sử chống ngoại xâm; kinh tế Việt Nam được xem xét qua nhiều hình thái nhưng cho đến nay kinh tế nông nghiệp lúa nước vẫn nổi trội; xã hội Việt Nam trải qua nhiều chế độ xã hội nhưng nổi trội vẫn là chế độ phong kiến từng bước được Việt hoá; văn hoá Việt Nam giao lưu, tiếp biến với nhiều nền văn hoá nhưng vẫn giữ nguyên tính chất Việt, đó là một nền văn hoá gắn với nền nông nghiệp sử dụng cơ bắp, liên tục chịu sự tàn phá khốc liệt của thiên nhiên và chiến tranh nhưng luôn biết đổi mới, vươn lên, giữ được sự kính trọng của láng giềng… Những giá trị truyền thống được hình thành thành trong quá khứ nhưng đến nay vẫn còn có tác dụng tích cực và đang được nhà nước, dân tộc gìn giữ vị tất thuộc về BSVH dân tộc.
Chữ ký của Thành Hưng





Tiếp cạn bản sắc văn hoá Việt Nam . I_icon_minitimeFri Nov 14, 2008 3:00 pm

Thành Hưng
Sử học , Sinh Học và Địa lý

Thành viên năng động

Thành Hưng

Thành viên năng động

http://truongtructuyen.vn/
Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Thành Hưng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cộng tác viên
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Tiếp cạn bản sắc văn hoá Việt Nam . 32
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Tiếp cạn bản sắc văn hoá Việt Nam . 102
Ngày tham gia Ngày tham gia : 09/11/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 585
Đến từ Đến từ : Thành phố Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Sử học , Sinh Học và Địa lý
Điểm thành tích Điểm thành tích : 627
Được cám ơn Được cám ơn : 108

Bài gửiTiêu đề: Re: Tiếp cạn bản sắc văn hoá Việt Nam .

 
3. Bản sắc văn hoá Việt Nam.

Dựa vào ba tiêu chí đã xác định ở trên, chúng ta lần lượt khảo sát tính cách Việt Nam trên các mối quan hệ: quan hệ với hiện thực khách quan (nhận thức và ứng xử với thế giới khách quan), quan hệ với với môi trường xã hội, chủ yếu là quan hệ với văn hoá ngoại nhập (nhận thức và ứng xử với văn hoá ngoại nhập), quan hệ với chính sản phẩm của mình - văn hoá truyền thống (nhận thức và ứng xử với văn hoá truyền thống).

3.1. Mối quan hệ giữa chủ thể văn hoá với hiện thực khách quan thể hiện trước hết là quan hệ với môi trường sống. Môi trường sống của con người không ngoài môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Xét trong mối quan hệ này, người Việt Nam đặc biệt coi trọng tính thực tiễn.

Do đặc điểm của vị trí địa lí, môi trường sống luôn đặt người Việt Nam trong thế đối mặt với những thử thách sống còn. Với địa hình thấp dần về phiá Đông Nam, mùa mưa, nước từ hai con sông lớn nhất miền Bắc đổ về sẵn sàng cuốn theo và nhấn chìm mọi thứ. Từ khi có hệ thống đê điều thì nạn vỡ đê trở thành nỗi đe doạ khủng khiếp hàng năm… Cũng ở vị trí địa lí này, Việt Nam sớm chịu hiểm hoạ của nạn ngoại xâm. Và những cuộc chiến tranh vệ quốc thường lại là những cuộc “đụng đầu lịch sử”. Cả quy mô lẫn tính chất của các cuộc chiến đều rất rộng lớn và khốc liệt. “Vừa dựng nước người Việt đã phải liên tiếp đương đầu với sự xâm lăng của các thế lực bên ngoài. Độ dài thời gian và tần suất các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam rất lớn. Kể từ cuộc kháng chiến chống Tần (thế kỷ III trước Công nguyên) đến cuối thế kỷ XX, đã có tới 12 thế kỷ Việt Nam phải tiến hành hàng trăm cuộc chiến tranh giữ nước, khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng”(5).

Có thể nói, suốt trường kì lịch sử, về mặt tự nhiên lẫn xã hội, Việt Nam luôn bị đặt trong tình thế hoặc phải chiến thắng hoặc bị tiêu diệt. Và cũng do ở vào tình thế đó, mọi suy nghĩ và hành động của người Việt Nam phải luôn hướng đến đời sống thực tại. Không trông chờ ở tha lực siêu hình, thần bí, người Việt phải tự khai thác những yếu tố nội tại để tồn tại và phát triển. Vì vậy, khó có thể tìm thấy những học thuyết, triết thuyết mang tính bác học tư biện trong nền văn hoá Việt Nam; trái lại, tư duy biện chứng duy vật hình thành rất sớm và thể hiện rất rõ trong văn hoá dân gian. Và, dù nhà nước phong kiến quản lí đất nước gần mười thế kỉ nhưng “không phải văn hoá triều đình làm cơ sở của văn hoá dân tộc, mà chính là văn hoá dân gian” (6).

Về mặt này, chúng tôi đưa ra những chứng cứ sau:

* Về nhận thức thế giới tư nhiên, đa số người Việt Nam không thích tưởng tượng viễn vông, không muốn say sưa đi vào những dịch lí phức tạp. Chân lí giản đơn để nhận thức thế giới chung quanh là: “Trăm nghe không bằng một thấy”. Tuy có chịu ảnh hưởng tư tưởng triết học Trung Quốc, nhất là thuyết Âm Dương Bát Quái (đã được hệ thống hoá và hoàn chỉnh đi từ phía Bắc xuống) nhưng hình thức bói cỏ thi cũng như những luận giải theo Kinh dịch hầu như chỉ dành cho giới trí thức phong kiến nghiền ngẫm, vận dụng. Trong đời sống dân gian, người Việt Nam vẫn nhắc nhau là: “Bói ra ma, quét nhà ra rác”… Ngoài hình thức bói toán theo lối chiêm bốc, người Trung Hoa còn có thuật xem tử vi, lý số. Trong các thuật này, dù cố gắng mô hình hoá số phận con người, cố gắng tìm cách dự đoán thân, mệnh con người theo quy chiếu của 110 vì sao nhưng kết quả giải đoán vẫn luôn để lại một sự nghi hoặc nào đó (có lẽ do trong 110 sao đã có tới phân nửa là sao tự đặt?). Và khi vấn đề hư thực của tử vi, lí số vẫn còn là “chuyện nửa tin nửa ngờ” thì người Việt Nam đã khẳng định với nhau rằng: “Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều”. Chính vì vậy, họ luôn động viên nhau vượt khó để “vượt lên số phận”: “Chớ than phận khó ai ơi. Còn da lông mọc, còn chồi cây lên”. Ngược với cách dự đoán về con người theo tử vi, lí số của văn hoá Trung Hoa người Việt Nam cứ nhìn vào “tướng mạo” để xét đoán “tướng tâm”. Lối sống co cụm thành làng bản tạo cho họ thói quen “ưa quan sát” người khác, nhất là người từ phương xa đến. Cách xét đoán có thiên hướng nhằm tìm cách ứng phó thích hợp với tính cách của từng đối tượng hơn là nhằm vào việc bói xem đường công danh, hậu vận, tiền tài, phụ tử, huynh đệ, tật ách … Cứ thấy kẻ nào “mắt trông trộm” tức là “gian phi”. Còn cô nào “Lưng chữ ngũ, vú chữ tâm”, “Mắt là răm, mày lá liễu” thì “bắt” ngay chứ đừng chần chừ vì, “Mua heo lựa nái, lấy gái lựa dòng”; và có thể phải chịu thiệt thòi vì …“Trâu chậm, uống nước đục”.

Khi thuật phong thuỷ bị lạm dụng, một lớp “thầy thuỷ” dỏm xuất hiện. Họ tìm mọi cách trùm lên nghệ thuật phối cảnh môi trường sống này chiếc áo siêu hình để lừa bịp bàn dân thiên hạ. Thế là dân gian liền có câu: “Hòn đất mà biết nói năng. Thì thầy địa lí hàm răng không còn”. Và, bằng kinh nghiệm thực tiễn, người Việt tự tìm cho mình cách phối trí môi trường sống phù hợp với tổng thể khí hậu, địa hình Đông Nam Á: “Lấy vợ đàn bà, làm nhà hướng Nam” hoặc “ Lấy vợ đàn bà, làm nhà hướng Đông”. Ở vị trí địa lí Việt Nam, hướng Đông, hướng Nam và hướng Đông Nam là những hướng thường xuyên có gió biển thổi vào, rất thoáng mát. (Kiến trúc hiện đại vẫn phải lấy hướng gió làm tiêu chí hàng đầu trong quy hoạch đô thị, tiếc thay một số kĩ sư, và cả nhà quản lí ngày nay không ý thức được điều này dẫn đến hậu quả xấu trong đời sống và chiều hướng phát triển đô thị). Kinh nghiệm dân gian này hoàn toàn trùng khớp với quan điểm phong thuỷ phương Nam dựa trên thuyết Âm Dương Ngũ Hành. (Thuyết Âm Dương Ngũ Hành thể hiện cách nhận thức về thế giới tự nhiên của người Phương Nam dựa trên cơ sở thực nghiệm, khái quát từ thực tiễn khách quan, nên bước đầu được đánh giá là hệ nhận thức mang tính duy vật). Thuyết này đưa ra các tiêu chí chuẩn để tìm đất đặt kinh đô cho các bậc đế vương đó là: tả Thanh Long, hửu Bạch hổ, tiến án, hậu chẩm, minh đường hội tụ. Đó là thế đất tốt nhất, thế đất “phát đế vương”.Gần 10 thế kỉ trị vì đất nước, các triều đại phong kiến cũng chỉ tìm được 4 vị trí tạm gọi là đạt chuẩn: Thăng Long (Hà Nội), Lam Kinh (Thanh Hoá), Phượng Hoàng Trung Đô (Vinh), Phú Xuân (Huế). Theo cách nhìn hiện đại, đó lại là những nơi đạt được những yêu cầu cơ bản về môi trường sinh thái trong quy hoạch kiến trúc đô thị. Các quan lại thì khó có thể tìm ra được chỗ có mô hình như vậy nên phải tự tạo cảnh quan mô phỏng theo thuyết Ngũ hành. Họ thực hiện kiểu “xây dọc rồi lại xây ngang, xây hồ bán nguyệt” làm ra … minh đường! Dân chúng không thể có điều kiện mà xây ngang, xây dọc. Thôi thì … cái khó ló cái khôn; phong là gió, thuỷ là nước - thuật phong thuỷ chẳng qua là chuyện cân bằng môi trường sống theo gió và nước (một dương, một âm) là đủ. Mà làng nào không làm nông, không cần nước, không gần sông. Vậy thì cái còn lại, cái trừ ra rõ ràng là gió. Muốn có gió thoáng mát thì ... hướng ra biển. Chắc cú. Trong cặp từ phong/thuỷ, phong đứng trước, quan trọng hơn; thuỷ đứng hàng thứ hai. Người ta có thể nhịn khát ba ngày nhưng không thể nhịn thở ba phút. Rõ ràng, thở còn quan trọng hơn uống. Môi trường có gió lành thì không khí mới tốt, sức khoẻ mới bảo đảm. Và chân lí “làm nhà hướng Nam” ra đời theo cái lí luận lần mò từ thực tế cuộc sống như vậy đó. Nếu chân lí của cả một cuốn sách có thể nằm trong một câu thì chân lí phong thuỷ Việt Nam lại nằm chính trong một vế của câu nói dân gian “Lấy vợ đàn bà, làm nhà hướng Nam” vừa đem ra bàn ở trên.
Chữ ký của Thành Hưng





Tiếp cạn bản sắc văn hoá Việt Nam . I_icon_minitimeFri Nov 14, 2008 3:01 pm

Thành Hưng
Sử học , Sinh Học và Địa lý

Thành viên năng động

Thành Hưng

Thành viên năng động

http://truongtructuyen.vn/
Họ & tên Họ & tên : Nguyễn Thành Hưng
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Cộng tác viên
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Tiếp cạn bản sắc văn hoá Việt Nam . 32
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Tiếp cạn bản sắc văn hoá Việt Nam . 102
Ngày tham gia Ngày tham gia : 09/11/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 585
Đến từ Đến từ : Thành phố Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : Sử học , Sinh Học và Địa lý
Điểm thành tích Điểm thành tích : 627
Được cám ơn Được cám ơn : 108

Bài gửiTiêu đề: Re: Tiếp cạn bản sắc văn hoá Việt Nam .

 
Trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng và tôn giáo có xu hướng thoát ra ngoài cuộc sống, vươn đến những cái cao siêu để “mọi người phải ngước nhìn” nhưng ở Việt Nam thì khác. “Ngước nhìn” thì cứ ngước nhìn nhưng thánh thần cũng phải nhìn lại họ chứ không phải chỉ biết nhìn lên trời hay nhìn đâu đâu. Người Việt Nam chỉ “ngước nhìn” những bậc thánh thần đem lại lợi ích cho họ và lợi ích cho cả cộng đồng mà họ đang chung sống. Tam Phủ, Tứ Pháp, Liễu Mẫu đều là những vị thần được tôn lên với ý đồ hi vọng có thể nhờ họ giải quyết những khó khăn trong đời sống hiện hữu. Trần Quốc Vượng cho rằng sự tín thần của người Việt có tính “vụ lợi” và thờ thần này không thiêng thì đi tìm thần khác để thờ. Theo tôi, người Việt còn “thực tế” hơn bằng cách trừng phạt thần để nhắc nhở chức năng phù hộ gia chủ (việc bà con Nam Bộ đem ông Địa cho vào thau nhấn nước, “sặc” … gần chết không phải trừng phạt thì đó gọi là gì?). Người trần có sự nghiệp anh hùng cũng có thể xứng đáng để cho họ “ngước nhìn” và được đặt ngang hàng với thần thánh “quốc tế”. Cứ vào ngôi đình Việt khắc sẽ rõ điều này. Ở đó, Lý Nhĩ, Khổng Tử, Phật Thích ca, Phật Di lặc, Quan Công, các anh hùng dân tộc đều cùng hưởng chung một màu nhang khói. Tín ngưỡng thờ đa thần có lẽ cũng do ở tư duy thực tế, do “thực tiễn cuộc sống” đòi hỏi. Không ai hơi đâu mà cúng bái những cái mà người ta cho là chẳng đem lại lợi ích gì cho mình và cho mọi người. Do điều kiện sống phụ thuộc vào thiên nhiên (cái thiên nhiên khắc nghiệt cứ bám riết ngàn đời không buông tha) nên người ta cầu đến nhiều tha lực - trước hết là tha lực tự nhiên: tự nhiên là nguồn nuôi dưỡng vô tận, cũng là nỗi đe doạ khủng khiếp đối với cư dân bản địa và cư dân Đông Nam Á nói chung. Vậy nên, lực lượng tự nhiên nào giúp nuôi sống họ (hoặc có thể làm họ chết) thì họ thờ. Thần sông, thần núi, thần biển, thần mây, thần mưa, thần sấm sét…, đặc biệt được tôn thờ. Trên thiên đình giới phương Đông có lắm thần, đa số các thần này người Việt chỉ thích chứ không thờ. Vị nào được “ngưỡng mộ” lắm mới được thờ, nhưng nhìn đi nhìn lại, quanh quẩn chỉ có mấy thần có “quan tâm ” tới hạ giới mới được thờ. Thờ để khi cần thì … cầu xin.

Chịu ảnh hưởng triết học Ấn và ảnh hưởng của Hin đu giáo, Phật giáo Ấn Độ có xu hướng tìm vào thế giới siêu hình. Phật giáo đến Việt Nam với nhiều hệ phái cùng những tư tưởng cao siêu như: Chân như, Sắc không, Tứ diệu đế, Thập nhị nhân duyên… Những tư tưởng cao siêu ấy hầu như chỉ dành cho giới tăng sĩ nghiên cứu, suy gẫm. Phật giáo đến Việt Nam trở thành Phật giáo nhập thế. Bụt, Quan Thế Âm Bồ Tát trong đời sống dân gian luôn ở cạnh người cô thế, bất hạnh, bao giờ cũng nghe được tiếng kêu của con người trần thế, kịp thời xuất hiện để cứu khổ, cứu nạn. Nhà sư, hoà thượng trong các chùa làng tìm sự thanh thản trong những việc làm từ thiện chứ không phải chỉ chăm chú kinh kệ đợi chờ được thoát tục, lên cõi Niết Bàn. Người bình dân theo Phật với tâm niệm: “ở hiền gặp lành”, và “dẫu xây chín bậc phù đồ, không bằng ra tay cứu cho một người”, “tu đâu không bằng tu nhà, thờ cha kính mẹ mới là chân tu”. Theo đó, việc được siêu thoát, lên thiên đàng chỉ dành cho những người … đã mất.

Ki tô giáo thời kì đầu đến Việt Nam đã áp dụng giáo luật nghiêm khắc, cấm ngặt con chiên thờ cúng ông bà, tổ tiên nhưng sau một thời gian, giáo luật cũng “mềm” đi trước tâm thức người Việt và trước một thực tế mà ai cũng phải thừa nhận là: dù hình hài mỗi người có từ cát bụi mà ra nhưng cái “địa chỉ sinh học” có một không hai để khai sinh ra hình hài ấy là mẹ, là cha và trước đó phải là ông bà, tổ tiên. Thực tiễn đã chứng minh rằng: sự nới rộng lòng tin bằng cách cho các tín đồ công giáo thờ cúng ông bà đã không làm giảm đức tin của họ đối với đấng cứu thế mà còn làm cho Ki tô giáo có chỗ đứng rộng rãi và bền chắc ở phương Đông.

Người Việt Nam đánh giá tư cách, phẩm chất tín đồ không dựa theo trình độ hiểu biết kinh sách, không dựa vào thời gian khổ công tu hành mà dựa vào “kiểu quan hệ” của người đó với mọi người, tức là dựa vào văn hoá ứng xử: “Ai theo bất cứ đạo gì. Miễn sao ăn ở nghĩa nghì thì thôi”. Theo cách nghĩ này, đời sống hiện hữu là nơi đánh giá khách quan, đúng đắn nhất về phẩm giá con người chứ không phải một nơi nào khác.

* Về nhận thức xã hội, trong việc ăn uống, chỉ với mấy câu giản đơn như: “có thực mới vực được đạo”, “thực túc binh cường”, “bụng đói đầu gối phải bò”… cũng cho thấy người Việt Nam đã nhận thức được cái ăn rất quan trọng đối với người dân. Hồi ấy người ta chưa nói đến phép biện chứng nhưng ở đây không thể xếp những câu nói trên vào loại biện chứng sơ khai được vì tính biện chứng trong những câu triết lí ấy là đúng với mọi nơi, ở mọi thời kì. Theo thiển ý cá nhân, triết lí người Việt Nam là loại triết lí nhân sinh, nó được khái quát từ thực tế cuộc sống rồi trở về lại đời sống hiện hữu một cách tự nhiên, không cần biện giải, thuyết lí phức tạp.

Về quan niệm sống, nhìn kĩ, dù không ai bảo ai nhưng Người Việt Nam có một sự thống nhất cao khi xem xét, giải quyết vấn đề. Sự thống nhất đó là gì? Xin nói ngay đó là: đưa tất cả mọi vấn đề trở về đúng với giá trị thực tế. Có thể nói, văn hoá Việt Nam là văn hoá theo kiểu ‘thằng Bờm”. Vì sao? Bài thơ về nhân vật Bờm ai cũng thuộc vì ai cũng thích. Thích vì cái quan niệm sống đơn giản, rõ ràng và rất … thực tế của Bờm. Nếu tính thực tế được biểu hiện ở sự ngang giá thì Bờm đã xác định đúng giá trị của cái quạt mo và chính điều này đã đem lại giá trị vĩnh cửu cho nhân cách của Bờm. Những thứ phú ông đem đổi cho Bờm chỉ có thể lừa được những con người thực dụng chứ không lừa nổi Bờm. Chính Bờm đã kéo phú ông từ con người thực dụng trở lại con đường giải quyết vấn đề trên cơ sở thực tế. Bờm dạy phú ông còn phú ông không lừa phỉnh được Bờm! Nhân vật Bờm thể hiện sự chiến thắng của cái thực tế trước cái thực dụng. Ở góc độ mĩ học, cái trác tuyệt phán phục không phải chỉ tìm thấy ở những tác phẩm đồ sộ mà có thể bắt gặp ngay trong các tác phẩm dân gian với vẻ bề ngoài rất khiêm tốn, như bài thơ này chẳng hạn. Giá trị nghệ thuật bài thơ thằng Bờm chính là ở chỗ đó. Vì vậy, nếu nói rằng: không hiểu người Việt thì khó có thể văn hoá Việt cũng là điều đúng thôi.

Các quan hệ gia đình, xã hội cũng được xem xét dựa vào đời sống thực tế. Do khái quát từ thực tiễn muôn màu muôn vẻ nên nhiều lúc, người ta nghĩ rằng triết lí nhân sinh người Việt không thống nhất, thậm chí có phần mâu thuẫn. Đã nói: “Giọt máu đào hơn ao nước lã” lại còn nói: “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”. Vậy cái thực tế ấy là gì? Đó chẳng qua là những mối quan hệ đan cài trong các làng xã – sản phẩm của cư dân sống định cư bằng nông nghiệp. Và khi xét bản chất vấn đề, đòi hỏi người ta phải có thực tế, phải xem xét trên cơ chế động, theo đúng “hệ quy chiếu” mới thông rõ mọi điều, mọi lẽ. Nếu cứ theo lí luận suôn mà xét văn hoá Việt Nam thì coi chừng có khi thành … “quáng gà”. Cách nhìn nhận, đánh giá vấn đề cũng hoàn toàn dựa trên kết quả thực tế. Mọi tài năng, lí thuyết phải được chứng minh qua thực tiễn cuộc sống: “Hát hay không bằng hay hát”, “Trăm hay không bằng tay quen”…

Có thể tìm thấy nhiều dẫn chứng thú vị khác để chứng minh rằng: tuy chịu ảnh hưởng hai nền văn hoá lớn trong khu vực (từ phía Bắc xuống là văn hoá Trung Hoa nặng tính thần bí, từ phía Tây Nam lên là văn hoá Ấn Độ đậm tính siêu hình) và các nền văn hóa đến từ phương Tây (nhất là văn hóa thực dụng của Anh Mĩ) nhưng người Việt vẫn giữ cho mình một cách nhìn khách quan về thế giới tự nhiên, một cách ứng xử phù hợp với môi trường đúng với cái vị trí địa lí mà nó đã tồn tại từ hàng ngàn năm. Có thể nói: Không thần bí, không siêu hình, chẳng thực dụng, xuất phát từ đời sống thực tế và hướng đến cuộc sống hiện hữu là cái gốc của bản sắc văn hoá Việt Nam.

Bước vào thế kỉ XXI, chúng ta không phải bận tâm nhiều về sự chi phối của các xu hướng tư tường thần bí, siêu hình. Đây là thuận lợi có tính khách quan. Về mặt chủ quan, khi đi vào hội nhập, thiết nghĩ quan điểm thực tế cần được coi trọng. Tính thực tế phải dựa trên cơ sở bảo đảm ngang giá trị. Nếu tự hạ thấp giá trị của mình thì sẽ bị người coi thường; nhưng nếu quá tham lam, trở thành kẻ thực dụng sẽ bị người ta khinh. Giữ được ngang giá trị trong bất cứ trường hợp trao đổi nào là thể hiện sự tự trọng đồng thời sẽ nhận được sự tôn trọng của bạn bè
Chữ ký của Thành Hưng





Tiếp cạn bản sắc văn hoá Việt Nam . I_icon_minitime



Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: Tiếp cạn bản sắc văn hoá Việt Nam .

 
Chữ ký của Sponsored content




 

Tiếp cạn bản sắc văn hoá Việt Nam .

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT :: VĂN HOÁ - NGHỆ THUẬT VIỆT NAM :: Bản sắc Việt Nam-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất