CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CLB Sử Học Trẻ Việt Nam
 
Latest imagesTrang ChínhĐăng kýĐăng Nhập
DIỄN ĐÀN SỬ HỌC TRẺ - Điểm hẹn của những người đam mê Sử học từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Most Viewed Topics
Chữ viết ở Đông Nam Á
Nguyễn Ái Quốc những hoạt động chủ yếu từ 1919-1930 và vai trò đối với CMVN
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Nguyên nhân chính của cao trào 30-31 là nguyên nhân nào ??
Điều lệ của Câu lạc bộ Sử học Trẻ; Nội quy của Forum Suhoctre
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Đặc điểm con người nhà văn Nam Cao
Tư sản dân quyền
phong trào cách mạng 1936-1939 có mang tính dân tộc hay không?
Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII:

Share | 

 

 Pháp sau chiến tranh thế giới lần thứ hai

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Pháp sau chiến tranh thế giới lần thứ hai I_icon_minitimeMon Oct 20, 2008 5:46 pm

ChauTienLoc
SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

ChauTienLoc

CỐ VẤN CHUYÊN MÔN

https://suhoctre.forumvi.net
Họ & tên Họ & tên : CHÂU TIẾN LỘC
Vai trò trong CLB Sử học Trẻ Vai trò trong CLB Sử học Trẻ : Sáng lập viên, Cựu Chủ nhiệm CLB Sử học Trẻ (từ tháng 06/2008 đến 01/2011)
Huy chương Cống hiến Huy chương Cống hiến : Pháp sau chiến tranh thế giới lần thứ hai 42
Huy chương thành tích Huy chương thành tích : Pháp sau chiến tranh thế giới lần thứ hai Laodong1 Pháp sau chiến tranh thế giới lần thứ hai DHVgioi Pháp sau chiến tranh thế giới lần thứ hai Medal124 Pháp sau chiến tranh thế giới lần thứ hai 36Pháp sau chiến tranh thế giới lần thứ hai 40Pháp sau chiến tranh thế giới lần thứ hai 102Pháp sau chiến tranh thế giới lần thứ hai 68
Ngày tham gia Ngày tham gia : 17/06/2008
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 823
Đến từ Đến từ : TP. Hồ Chí Minh
Sở trường/ Sở thích Sở trường/ Sở thích : SV ngành Quản lý Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia
Điểm thành tích Điểm thành tích : 1969
Được cám ơn Được cám ơn : 665

Bài gửiTiêu đề: Pháp sau chiến tranh thế giới lần thứ hai

 
Chiến tranh thế giới thứ hai và sự chiếm đóng của phát xít Đức đã gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế Pháp: sản xuất công nghiệp giảm xuống gấp ba lần, sản xuất nông nghiệp giảm hai lần. Trong những năm 1945 – 1950, kinh tế Pháp phát triển chậm chạp, gặp nhiều khó khăn. Năm 1948, Pháp nhận “viện trợ” kinh tế của Mĩ theo kế hoạch “phục hưng châu Âu” do ngoại trưởng Mĩ Macsan đề ra. Nhờ đó, kinh tế có những bước phát triển mới, nhưng bị phụ thuộc vào kinh tế Mĩ. Từ năm 1950, sau khi phục hồi lại nền sản xuất đạt mức trước chiến tranh, kinh tế Pháp đã có hơn 20 năm liên tục phát triển nhanh chóng (tốc độ bình quân tăng 5% một năm). Sau cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng năm 1973, cũng giống như các nước tư bản khác, kinh tế Pháp bước vào thời kỳ phát triển không ổn định, thường xuyên diễn ra suy thoái, lạm pháp, thất nghiệp, và mức tăng trưởng kinh tế giảm xuống còn 2,4% năm. Từ năm 1982 đến nay, nhờ cải cách cơ cấu kinh tế và đi sâu vào cuộc cách mạng khoa học và cách mạng công nghệ, tình hình có khá hơn nhưng cũng không giữ được mức tăng trưởng nhanh chóng như những năm 1950 – 1973.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, người ta thường chia châu Âu thành hai khu vực: Đông Âu, chỉ khu vực bao gồm các quốc gia theo chủ nghĩa xã hội và Tây Âu, khu vực các quốc gia theo chủ nghĩa tư sản. Hiện nay, mặc dù tình hình đã thay đổi, nếp quen phân chia này vẫn còn giữ nguyên.

Công nghiệp Pháp chiếm vị trí thứ 5 trên thế giới sau Mĩ, Nhật, Đức và Liên Xô. Các ngành công nghiệp mũi nhọn của Pháp gồm: Công nghiệp sản xuất các mặt hàng cao cấp (đồ trang sức, nước hoa, thời trang, đồ sứ cao cấp…); công nghiệp điện tử và tin học (đứng thứ 2 trên thế giới sau Mĩ); công nghiệp hàng không và vũ trụ (đứng hàng thứ 3 sau Mĩ và Liên Xô); công nghiệp chế tạo vũ khí (chiếm thứ ba trên thế giới về xuất khẩu vũ khí); ngành công nghiệp luyện gang, thép.

Pháp có một nền nông nghiệp rất phát triển: nông nghiệp đã được công nghiệp hoá: nông dân ngày nay không còn là chủ những mảnh đất nhỏ mà là chủ xí nghiệp, thực hiện sản xuất theo một phương thức canh tác và quản lý hiện đại; tiến hành sản xuất mang tính chuyên canh trên những vùng đất đai rộng lớn (chăn nuôi bò sữa trên toàn bộ miền Bắc và Tây Bắc nước Pháp, trồng cây lương thực ở các vùng đồng bằng, trồng cây công nghiệp ở miền Nam…); 60% diện tích canh tác của nước Pháp sử dụng vào trồng trọt và chăn nuôi. Nước Pháp được coi là vựa lúa của khối thị trường chung châu Âu (EEC) (trung bình hàng năm cung cấp 55 triệu tấn lương thực), đàn bò đứng đầu khối EEC, đàn lợn đứng vị trí thứ 2 (sau Đức) và lượng sữa bò đạt 32 triệu tấn/năm…

Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Pháp sau chiến tranh thế giới thứ hai có liên quan đến những nhân tố sau:

1 - Nhờ cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật làm cho năng suất lao động và khối lượng sản phẩm hàng hoá tăng tiến vượt bậc;

2 – Giá nhập nguyên nhiên liệu từ thế giới thứ ba rẻ;

3 – Chính sách mở cửa của nhà nước ra thị trường châu Âu và thế giới;

4 – Vai trò điều tiết nền kinh tế của Nhà nước có hiệu quả.

Sau chiến tranh, đời sống chính trị của nước Pháp cũng có những thay đổi lớn:

Tháng 9 – 1946, Quốc hội lập hiến thông qua bản hiến pháp mới, thiết lập nền Cộng hoà thứ tư với chế độ Tổng thống. Theo đó các quyền tự do dân chủ được rộng rãi hơn, tiến bộ hơn và quyền hạn của Tổng thống giảm đi nhiều so với trước chiến tranh. Chính phủ Pháp được thành lập trong đó có 5 đảng viên Cộng sản giữ những chức vụ quan trọng như Phó thủ tướng, Bộ trưởng quốc phòng, lao động, y tế… Trong khuôn khổ của hiến pháp mới và với chính phủ mới tiến bộ, đã mở ra khả năng tiến hành những cải tạo kinh tế - xã hội sâu sắc ở Pháp. Nhưng, tháng 5 – 1947, dưới sức ep của Mĩ thông qua “kế hoạch Macsan”, Thủ tướng Ramađiê (Đảng Xã hội cánh hữu) đã gạt những người Cộng sản ra khỏi chính phủ. Cũng từ đó chính phủ Pháp ngày càng thiên sang hữu, thực hiện những chính sách đối nội, đối ngoại ngược lại lợi ích của nhân dân Pháp. Về đối nội, thu hẹp các quyền tự do dân chủ của nhân dân, xoá bỏ những cải cách tiến bộ đã thực hiện trước đây: tăng thuế, giảm trợ cấp phúc lợi xã hội… Về đối ngoại, tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược thực dân hao người, tốn của ở Đông Dương, Angiêri, gia nhập khối quân sự xâm lược NATO và để cho Mĩ đóng quân và thiết lập các căn cứ quân sự trên lãnh thổ Pháp, tán thành tái vũ trang lại cho Tây Đức và phục hồi chủ nghĩa quân phiệt phục thù Tây Đức vốn là kẻ thù nguy hiểm của nước Pháp… Do những chính sách đối nội, đối ngoại phản động của giới cầm quyền, tình hình nước Pháp trở nên không ổn định, cao trào đấu tranh của công nhân và nhân dân Pháp bùng nổ.

Trong bối cảnh đó, tháng 5 – 1958, những thế lực cứng rắn đã tiến hành cuộc đảo chính ở Angiêri, đòi thành lập ở Pháp một “chính quyền vững mạnh”. Ngày 1 – 6 – 1958, Quốc hội đã chuyển giao chính quyền vào tay tướng Đờ Gôn, và tháng 10 năm đó, hiến pháp của nền Cộng hoà thứ năm được ban hành. Theo hiến pháp mới, quyền của Tổng thống được mở rộng và quyền của quốc hội bị giảm đi rất nhiều. Tổng thống là tổng tư lệnh quân đội, chỉ định thủ tướng và các bộ trưởng, có thể giải tán quốc hội trước thời hạn và trong trường hợp đặc biệt, nắm toàn bộ chính quyền trong tay mình. Sau khi lên cầm quyền, Đờ Gôn đã thi hành một số chính sách nhằm củng cố nền độc lập của nước Pháp, như Pháp rút ra khỏi Bộ chỉ huy khối NATO, buộc Mĩ phải rút quân đội và các căn cứ quân sự ra khỏi lãnh thổ Pháp và rời trụ sở Bộ chỉ huy khối NATO sang Brucxen (Bỉ), cải thiện quan hệ với Liên Xô và các nước Đông Âu… Hiện nay, trong số các nước đồng minh Tây Âu của Mĩ, chỉ có Pháp là nước có chính sách đối ngoại tương đối độc lập.
Chữ ký của ChauTienLoc




 

Pháp sau chiến tranh thế giới lần thứ hai

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Sử Học Trẻ Việt Nam :: LỊCH SỬ THẾ GIỚI :: Lịch sử thế giới hiện đại-
________________________________________________________________________
Copyright ©2007 - 2009, Forumotion
Suhoctre ©2007- 2009 Phát triển bởi thành viên Diễn đàn
BQT Diễn đàn: Châu Tiến Lộc - Nguyễn Thị Trang - Phạm Ngọc Thạch

Sáng lập viên : Châu Tiến Lộc, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thái Bình
Email : suhoctre@gmail.com - Forum : http://suhoctre.no1.vn
Xem trang web này tốt nhất với độ phân giải 1024x768 (hoặc cao hơn) với Firefox 3.0


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất